Potio thuốc là gì? Thành phần công thức, phương pháp bào chế

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Kỹ thuật bào chế potio rất đơn giản

Bài viết sau đây, nhà thuốc Ngọc Anh xin trình bày về Potio thuốc là gì? Thành phần công thức, phương pháp bào chế

Định nghĩa potio thuốc

Potio là dạng bào chế nước ngọt, chứa một hoặc nhiều dược chất, thông thường được pha chế theo đơn và được chia liều theo từng thìa (1 thìa từ 10- 15 ml).

Các potio thường gặp trong các đơn pha chế, tuy nhiên Dược điển các nước cũng quy định 1 số công thức potio như: potio cồn quế, potio chống nôn.

Phân loại

Có thể chia potio thành 3 nhóm:

  • Potio hỗn dịch
  • Potio dung dịch hay potio chính tên
  • Potio nhũ tương

Thành phần của công thức potio thuốc

Dược chất: dược chất trong thành phần của potio cũng rất đa dạng: có thể là cao thuốc, công thuốc, các hoạt chất dễ bay hơi (như tinh dầu, ether, ethanol…) hoặc các hoạt chất ít hoặc dễ tan trong nước.

ngoccanhblognt 54
Công thức của potio thường khá đơn giản

Các thành phần khác:

Nước, nước cất thơm, nước sắc hoặc nước hãm dược liệu được sử dụng làm dung môi và chất dẫn trong các chế phẩm potio. Nhiều trường hợp người ta có thể sử dụng cồn thấp độ như trong potio cồn quế.

Ngoài ra, potio còn có thể chứa các chất điều vị, tạo ngọt như siro thuốc hoặc hỗn hợp các siro thuốc và các siro đơn.

Như đã đề cập trước đó, các chất không tan trong nước có thể có trong công thức của potio, chúng phải được phân tán dưới dạng nhũ tương hoặc hỗn dịch mịn.

Phương pháp bào chế Potio hỗn dịch và nhũ tương cũng áp dụng các kí thuật bào chế tương tự như trong các thước hỗn dịch, nhũ tương.

Kỹ thuật bào chế potio

Trong công thức của potio thường chứa nhiều thành phần phức tạp. Do đó, rất khó để có một phương pháp chung để bào chế. Dưới đây là một vài đặc điểm cần lưu ý khi bào chế các potio:

Nếu trong công thức có các cao mềm và cao đặc, cần hòa tan chúng trong siro nóng hoặc glycerin.

Với các potio trong thành phần có các cồn thuốc, cao lỏng, trước khi thêm các dược chất khác hoặc chất dẫn cần dùng siro có trong đơn để trộn kĩ với cao lỏng và cồn thuốc.

Với các dược chất hòa tan được trong nước hoặc các dung môi hoặc đồng dung môi hay chất dẫn, thông thường được lọc trước khi được đưa vào chai, lọ.

ngoccanhblognt 90
Kỹ thuật bào chế potio rất đơn giản

Nếu tinh dầu có trong thành phần của đơn, cần nghiền tinh dầu với đường để phân tán đều, sau đó trộn với lượng của siro có trong công thức.

Nếu trong công thức có thành phần dược liệu, phải đun sôi nước để hãm hoặc sắc dược liệu. Thông thường, tỉ lệ dược liệu thường dùng để chế nước sắc hoặc nước hãm là 2% với lá và hoa và 4%  với dược liệu là rễ, gỗ, thân.

Các yêu cầu chất lượng

Tính chất: Với potio dung dịch (hay chính danh), khi quan sát bằng mắt thường, dung dịch phải trong suốt có thể có màu hoặc không.

Các yêu cầu về định tính, định lượng, giá trị pH, sai số thể tịch và các yêu cầu kĩ thuật khác: phải đạt các yêu cầu kỹ thuật cho từng loại thuốc và chuyên luận.

Lưu ý:

Trong công thức của potio có chứa 1 lượng nhỏ đường, nên đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Chỉ dùng trong vòng từ 1-2 ngày kể từ khi bào chế và đóng trong chai 60-125 ml.

Nồng độ đường trong potio thường là bao nhiêu?

Thông thường potio có khoảng 20% đường.

Bảo quản potio

Potio cũng nên được bảo quản trong các chai có nút kín và để ở nơi thoáng mát.

Một số ví dụ trong bào chế

Phương pháp điều chế potio cồn quế

ngoccanhblognt 52
Hình ảnh: Potio cồn quế

Potio có chứa cồn trong công thức.

Công thức:

Cồn quế……………………4 ml

Ethanol…………………….20 ml

Siro đơn……………………20 ml

Nước cất vừa đủ………….100 ml

Kỹ thuật bào chế:

Cồn quế được hòa vào ethanol. Sau đó thêm siro có trong công thức vào khuấy đều. Bổ sung nước vừa đủ đến vạch 100 ml và tiến hành trộn đều

Cảm quan: dung dịch màu da cam, mùi quế, vị ngọt và cay.

Bảo quản: trong chai kín, nới thoáng mát.

Hướng dẫn sử dụng: xem trên bao bì

Phương pháp bào chế Potio gôm

Potio có chứa gôm trong công thức:

Bột gôm Arabic…………………..10g

Siro đơn…………………………..10ml

Nước cất vừa đủ…………………150ml

Kĩ thuật bào chế: nghiền gôm với siro, sau đó thêm nước hoa cam và bổ sung nước cất vừa đủ 150 ml.

Yêu cầu: chất lỏng trong hoặc hơi đục, màu vàng nhạt, mùi cam và vị ngọt.

Potio gôm ở dạng dịch nhày

Công thức:

Dịch nhày gôm Arabic 25%…………………20g

Siro cam……………………………………….20 g

Nước cất vừa đủ……………………………..100g

Kĩ thuật bào chế: cũng tương tự như trên, chỉ khác là không có bước nghiền.

Yêu cầu: như công thức potio gôm

Công dụng: các potio gôm thường được được sử dụng là các chất dẫn chó các dược chất rắn không tan trong nước.

Potio có chứa cồn thuốc

Potio cồn thuốc của antipyrin

Công thức:

Antipyrin……………………………………..2g

Cồn aconite………………………………….25 giọt

Siro hoa cam………………………………..30 g

Nước cất vừa đủ…………………………….150ml

Kĩ thuật bào chế: trước tiên cân 30 g siro hoa cam cho vào chai. Dùng ống đếm giọt (hợp thức), thêm 25 giọt cồn aconite vào chai trên, sau đó lắc đều. Hòa tan riêng biệt antipyrin trong nước. Lọc dung dịch này vào chai. Cuối cùng, trộn đều hỗn hợp này.

Yêu cầu: dung dịch trong suốt, mùi hoa cam.

Potio có chứa tinh dầu

Potio tinh dầu khuynh diệp

Công thức:

Calci gluconat………………….10 g

Natri benzoate………………….5 g

Tinh dầu khuynh diệp…………56 giọt

Siro đơn………………………….20 g

Siro codein……………………….30 g

Nước cất vừa đủ…………………150 g

Kĩ thuật bào chế:

Cách 1: để phân tán đều lượng tinh dầu khuynh diệp có trong potio trên, cần phải nghiền tinh dầu với một ít đường. Calci gluconate ít tan trong nước lạnh do đó cần hòa tan trong nước nóng. Tuy nhiên, cần lưu ý tương kỵ giữa calci gluconat và natri benzoate tạo thành calci benzoate kết tủa do đó cần sử dụng ngay sau khi bào chế.

Cách 2: nghiền min 1 ít đường (khoảng 20g) ở trong cối, thêm tinh dầu khuynh diệp rồi nghiền trộn kỹ. Sau đó trộn đều hỗn hợp này vào siro đơn và siro codein.

Tiêp theo, hòa tan nóng calci gluconate vào nước. Để nguội và lọc hỗn hợp trên siro tinh dầu ở trên, khuấy kĩ. Cuối cùng, thêm dung dịch natri benzoate và thêm nước cất đủ 150 ml.

Tài liệu tham khảo:

Slide: “dung dịch thuốc”- TS. Nguyễn Mai Anh

Dược điển Việt Nam V chuyên luận 1.3 “dung dịch thuốc”

Xem thêm:  Kỹ thuật bao đường là gì? Quy trình bào chế viên nén bao đường

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here