Phương pháp ngâm lạnh là gì? Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Phương pháp ngâm lạnh

Nhathuocngocanh.com – Với sự nghiên cứu và phát triển của giới khoa học hiện nay, có nhiều các công trình thảo luận khác nhau về các phương pháp ngâm lạnh .Vậy, phương phá ngâm lạnh là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Phương pháp ngâm lạnh
Phương pháp ngâm lạnh

Nguyên tắc

Ngâm lạnh thường được ứng dụng với dược liệu có các dược chất dễ tan ở nhiệt độ thường, dễ phân hủy ở nhiệt độ cao (Cánh kiến trắng, Vỏ cam, Gừng,…) hoặc các dược liệu có lẫn các tạp dễ tan ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, phương pháp ngâm lạnh còn được ứng dụng với các dược liệu có chất nhựa hoặc các chất cần có đặc tính chậm hòa tan trong dung môi.

Trong quá trình ngâm cần sử dụng dụng cụ đậy kín để tránh bay hơi dung môi do quá trình ngâm diễn ra trong thời gian dài.

Cách tiến hành

  1. Chia nhỏ dược liệu tới độ mịn thích hợp và cho vào một bình kín.
  2. Đổ dung môi ( thường là Ethanol – nước với tỷ lệ thích hợp) ngập dược liệu trong bình chiết xuất và để ở nhiệt độ phòng.
  3. Thời gian ngâm lạnh xác định ( tùy từng loại dược liệu).
  4. Để tăng hiệu suất chiết, khi ngâm lạnh có thể kết hợp thêm khuấy trộn vào từng thời điểm nhất định.
  5. Để lắng trong khoảng 2-4 ngày để loại các tạp lơ lửng.
  6. Gạn lấy dịch trong.

Lưu ý: dụng cụ ngâm lạnh phải luôn được đậy kín để tránh bay hơi dung môi.

Xem thêm: Các phương pháp tiệt khuẩn trong quy trình bào chế thuốc

Phân loại

Ngâm lạnh được phân thành 2 loại bao gồm: ngâm đơn giản, ngâm phân đoạn.

  • Ngâm đơn giản: Ngâm dược liệu 1 lần với toàn bộ lượng dung môi.
  • Ngâm phân đoạn: Chia dung môi ra rồi ngâm nhiều lần với dược liệu. Sau mỗi lần ngâm thì gạn lấy dịch chiết, ép bã rồi lại cho dung môi mới vào ngâm và làm liên tiếp như thế đến khi chiết kiệt dược liệu. Cuối cùng, tập trung dịch chiết lại. Cùng 1 lượng dung môi như nhau, ngâm phân đoạn sẽ chiết được nhiều hoạt chất hơn ngâm đơn giản.

Ưu – nhược điểm

Ưu điểm:

  • Đơn giản, dễ thực hiện.
  • Thiết bị đơn giản, rẻ tiền.

Nhược điểm:

  • Năng suất thấp.
  • Thao tác thủ công (giai đoạn tháo bã và nạp liệu).
  • Nếu chiết xuất 1 lần thì hoạt chất trong dược liệu không được chiết kiệt,
  • Nếu chiết xuất nhiều lần thì dịch chiết loãng, tốn dung môi, thời gian chiết lâu.

Phạm vi áp dụng

  • Hoạt chất dễ tan ở nhiệt độ thường.
  • Hoạt chất dễ bị phân hủy hoặc bay hơi ở nhiệt độ cao.
  • Tạp chất dễ tan ở nhiệt độ cao.
  • Dược liệu không có cấu trúc tế bào như Thuốc phiện, Lô hội,…
  • Phương pháp thường được sử dụng trong quá trình điều chế các cao thuốc, cồn thuốc.

Xem thêm:

Phân tích nhiệt là gì? Một số phương pháp phân tích nhiệt hiện nay

Tài liệu tham khảo

Dược điển Việt Nam V.

1 thoughts on “Phương pháp ngâm lạnh là gì? Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here