Loạn sản sụn hành xương (METAPHYSEAL CHONDRODYSPLASIA)

Biên dịch: BS. Vũ Tài

Bài viết Loạn sản sụn hành xương (METAPHYSEAL CHONDRODYSPLASIA)– tải pdf tại đây

Các điểm chính

Thuật ngữ

Loạn sản xương nặng di truyền trội trên NST thường ảnh hưởng đến hành xương và chuyển hóa khoáng chất bất thường

Hình ảnh

  • Xương sườn: Biến dạng dạng sóng (cong lõm ra ngoài ở giữa xương sườn)
  • Ngực: Hình chuông; chu vi ngực từ bình thường cho đến nhỏ
  • Hành xương loe rộng
  • Xương chày và xương đùi cong; 10% trong quý 3
  • ↓ khoáng hóa cột sống, xương dài và xương sọ
  • Cằm nhỏ, cằm tụt sau

Chẩn đoán phân biệt hàng đầu

  • Giảm phosphat máu, liên kết X (PHEX)
  • Hypochondroplasia (FGFR3)
  • Loạn sản sụn hành xương McKusick (RMRP)
  • Loạn sản sụn hành xương Schmid (COL10A1)

Bệnh học

  • Thay đổi gây bệnh (PTH1R) ở thụ thể PTH
  • Hoạt hoá liên tục các thụ thể tế bào sụn — † tái hấp thu hành xương/) lắng đọng
  • Phì đại hành xương do tăng trưởng và biệt hóa tế bào sụn bất thường
  • Mất khoáng hoá lan toả, thay đổi hành xương giống còi xương, bào mòn vỏ xương

Các vấn đề lâm sàng

  • Loạn sản xương ngắn chi đoạn gần tiến triển giống bệnh còi xương (Progressive rickets-like rhizomelic skeletal dysplasia). Bất thường hành xương và khoáng chất (11 Ca+)
  • Thường không có vấn đề hô hấp ở trẻ sơ sinh nhưng cần chuẩn bị cho khả năng bị teo lỗ mũi sau (choanal atresia)

Bảng kiểm chẩn đoán

  • Cân nhắc chẩn đoán ở quý 3 khi thai nhi có xương dài ngắn, cong, giảm khoáng hoá với các dấu hiệu hành xương đặc trưng
Thai nhi 32 tuần tuổi trong song thai 2 màng đệm này bị loạn sản hành xương
Thai nhi 32 tuần tuổi trong song thai 2 màng đệm này bị loạn sản hành xương

(Trái) Thai nhi 32 tuần tuổi trong song thai 2 màng đệm này bị loạn sản hành xương, mặt cắt vành cánh tay cho thấy hành xương đầu gần mở rộng và không đều. Đầu xương không cốt hóa là bình thường. (Phải) Cột sống của song thai bị ảnh hưởng (hình dưới) được so sánh với cột sống của song thai bình thường (hình trên). Lưu ý, cột sống giảm âm bất thường vì thiếu các trung tâm cốt hóa tăng âm. Các đặc điểm cổ điển khác của trường hợp này bao gồm xương cong, thóp rộng và ngực hình chuông.

Các đặc điểm cổ điển của loạn sản hành xương được thấy ở trẻ sơ sinh
Các đặc điểm cổ điển của loạn sản hành xương được thấy ở trẻ sơ sinh

(Trái) Các đặc điểm cổ điển của loạn sản hành xương được thấy ở trẻ sơ sinh trong cùng một trường hợp song thai. Tất cả các hành xương, đều loe rộng và đôi khi không đều, giống như còi xương. Ngoài ra, hình ảnh xương sườn có thể bị nhầm với gãy xương sườn kèm sẹo. (Phải) Phim X-quang sọ và cột sống ở cùng một đứa trẻ cho thấy xương sọ cốt hóa kém cũng như thân đốt sống dẹt (platyspondyly) ở cột sống cổ và các thành phần cột sống thắt lưng-cùng cốt hóa kém. Mặc dù nặng, nhưng các dấu hiệu này không gây chết.

Loạn sản sụn hành xương (METAPHYSEAL CHONDRODYSPLASIA)

Thuật ngữ

Từ đồng nghĩa

Loạn sản hành xương, loại Jansen

Định nghĩa

Loạn sản xương nặng di truyền trội trên NST thường ảnh hưởng đến hành xương và chuyển hóa khoáng chất bất thường

Hình ảnh

Dấu hiệu trên siêu âm

  • Xương sườn: Biến dạng dạng sóng (cong lõm ra ngoài ở giữa xương sườn). Có thể trông như gãy xương trên siêu âm trước sinh
  • Ngực: Hình chuông; chu vi ngực từ bình thường cho đến nhỏ
  • Hành xương loe rộng
  • ↓ khoáng hóa cột sống, xương dài và xương sọ
  • Xương chày và xương đùi cong; 10% trong quý 3
  • Cằm nhỏ, cằm tụt sau

Dấu hiệu trên phim X-quang

  • Ngắn chi đoạn gần các xương dài
  • Xương đùi, xương chày cong; xương cánh tay được bảo tồn
  • Hình ảnh giống bệnh còi xương với các khớp to và hành xương rất rộng.
    • Hành xương: Các bờ không đều, loe rộng, nham nhở
      • Vôi hóa một phần sụn thành thân xương
      • Hình củ hành lớn bất thường
    • Đầu xương bình thường
  • Giảm khoáng hóa, bào mòn vỏ xương, chậm trưởng thành xương (delayed bone age)
  • Xương sườn: Loe lồi về phía trước
  • Hộp sọ: Xơ cứng xương thấy rõ ở thời thơ ấu

Chẩn đoán phân biệt

Giảm phosphat máu, liên kết X (PHEX)

  • Chân cong khi bắt đầu biết đi
  • Bệnh lý điểm bám (Enthesopathy) (vôi hóa gân/dây chằng) ở người lớn

Hypochondroplasia (FGFR3)

  • Lùn chân tay ngắn, ngực/bụng dài
  • Chân cong, ngón tay ngắn, ưỡn cột sống (lordosis)

Loạn sản sụn hành xương McKusick (RMRP)

  • Lùn, chân tay ngắn, lông mảnh thưa
  • Loạn sản hành xương ở các mức độ khác nhau, khớp lỏng lẻo

Loạn sản sụn hành xương Schmid (COL10A1)

  • Lùn chân tay ngắn; dáng đi lạch bạch (waddling gait), đau khớp nhiều
  • Đặc điểm khuôn mặt điển hình, thân đốt sống dẹt (platyspondyly), hành xương bất thường

Bệnh học

Đặc điểm chung

  • Thay đổi gây bệnh ở thụ thể hormone tuyến cận giáp (PTH) (PTH1R)
    • Hoạt hoá liên tục các thụ thể tế bào sụn − 1 tái hấp thu hành xương/| lắng đọng
    • Tăng canxi máu, 1 phosphatase kiềm, giảm phosphat máu và PTH thấp
      • Con đường hoạt động ở thận, xương và đĩa tăng trưởng (growth plates)
      • Cường tuyến cận giáp không tăng PTH
  • Phì đại hành xương do tăng trưởng và biệt hóa tế bào sụn bất thường
    • Mất khoáng hoá lan toả, thay đổi hành xương giống còi xương, bào mòn vỏ xương
    • Hành xương loe rộng và nham nhở ở tuổi thơ ấu thơ
  • Xơ cứng nền sọ ở trẻ nhỏ cho đến cuối tuổi ấu thơ
  • Thóp trước rộng, chậm đóng thóp

Các vấn đề lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng

  • Các dấu hiệu/triệu chứng hay gặp nhất
    • Loạn sản xương ngắn chi đoạn gần tiến triển giống bệnh còi xương (Progressive rickets-like rhizomelic skeletal dysplasia)
      • Bất thường hành xương
      • Bất thường khoáng chất (f Ca+)

Dịch tễ học

Hiếm; Nam = Nữ; 20 trường hợp trong y văn

Diễn tiến tự nhiên và Tiên lượng

  • Loạn sản xương tiến triển với tầm vóc rất thấp, chân cong, biến dạng vẹo trong/vẹo ngoài và co cứng khớp
  • Khi sinh: Chiều dài và cân nặng thường bình thường
    • Ngực hình chuông, vai dốc
    • Thường không có vấn đề hô hấp nghiêm trọng nhưng đã có báo cáo liên quan với teo lỗ mũi sau
    • Sọ mặt: Hai mắt xa nhau, mắt lồi, khẩu cái cao, cằm nhỏ/cằm tụt sau, thóp mở rộng, tai đóng thấp, đầu ngắn
  • Trẻ nhỏ (< 1 tuổi): Loạn sản xương ngắn chi tiến triển
    • Xương đùi, xương chày cong và ngắn chi đoạn gần;; ngón tay ngắn (brachydactyly), ngón tay cong (clinodactyly)
    • Khớp bị hạn chế, bàn chân bẹt-vẹo ngoài (pes planovalgus), dáng đi lạch bạch (waddling gait)
    • Sọ mặt: Răng nhỏ hình nón, thiểu sản men răng; thóp mở dai dẳng
    • Lồng ngực hẹp; vẹo cột sống
    • Bất thường khoáng chất (tăng canxi máu và tăng canxi niệu)
    • Phát triển nhận thức và vận động (thô và tinh tế (gross and fine)) thường bình thường
  • Người lớn: Chiều cao <4 ft 3 in (130 cm)
    • Xơ cứng xương sọ tiến triển: Bất thường thị giác/thính giác
    • Co cứng khớp, tăng canxi máu, sỏi thận

Điều trị

  • Hướng tới các triệu chứng cụ thể
  • Vật lý trị liệu, phẫu thuật chỉnh hình biến dạng khớp

Bảng kiểm chẩn đoán

Xem xét

Cân nhắc chẩn đoán ở quý 3 khi thai nhi có xương dài ngắn, cong, giảm khoáng hoá với các dấu hiệu hành xương

Tài liệu tham khảo

  1. Schipani E et al: NORD National Organization for Rare Disorders – Jansen type metaphyseal chondrodysplasia. Accessed January, https://rarediseases.org/rare-diseases/jansen-type-metaphysealchondrodysplasia/2021.
  2. Nampoothiri S et al: Jansen metaphyseal chondrodysplasia due to heterozygous H223R-PTH1R mutations with or without overt hypercalcemia. J Clin Endocrinol Metab. 101(11):4283-9, 2016
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here