Kỹ thuật kết hợp tạo hình mũ âm vật và giảm môi âm hộ

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Kỹ thuật kết hợp tạo hình mũ âm vật và giảm môi âm hộ

Tác giả: Lina Triana

Biên dịch: Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Đình Trung

nhathuocngocanh.com – Bài viết Kỹ thuật kết hợp tạo hình mũ âm vật và giảm môi âm hộ được trích trong chương 7 trong sách Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ vùng kín phụ nữ.

Các thành phần trong hệ sinh dục được khéo léo sắp xếp tạo thành một khối thống nhất.

Khi những luận điểm như: “Phẫu thuật là con đường duy nhất để thực hiện giảm môi âm đạo” đã dần đi vào dĩ vãng, chúng ta mới có thể thấy được sự phát triển vượt bậc của chuyên ngành thẩm mỹ. Khi đã thành thạo những kỹ thuật căn bản, các nhà ‘điêu khắc’ trên cơ thể người dần sáng tạo ra những hướng đi mới, và tạo hình đa cấu trúc trong 1 cuộc phẫu thuật ra đời như một ví dụ điển hình cho sự sáng tạo đó.

Hầu hết các bệnh nhân đến với chúng ta trong tình trạng phì đại cả mũ âm vật lẫn môi bé, và đó là yếu tố thúc đẩy những Bs đặt ra câu hỏi: Tại sao không kết hợp cả 2 thủ thuật lại với nhau?

Chúng ta hiện nay đã có rất nhiều phương pháp tạo hình cho 2 cấu trúc này, nên việc cần làm đơn giản là thử kết hợp chúng lại với nhau và đánh giá hiệu quả của từng nhóm, từ đó đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Giải phẫu

Chúng ta cần nhớ giải phẫu một số cấu trúc quan trọng, đặc biệt là môi bé và mũ âm vật, 2 cấu trúc có liên quan mật thiết với nhau.

Môi bé, là nếp gấp niêm mạc nằm ở 2 phía cửa âm đạo, được chia đôi ở phía trên bởi mũ âm vật và hãm âm vật.

Bản thân âm vật nằm gần vị trí giao nhau của mép môi bé (phía trên), nằm phía trên lỗ niệu đạo và lỗ âm đạo; tiếp tới là phần thân và quy đầu âm vật, được che phủ bởi mũ âm vật (mũ âm vật nằm ở phía trên điểm giao nhau mép môi bé 2 bên).

Mốc giải phẫu quan trọng là vị trí bám của vành mũ âm vật với môi bé. Điểm này là chìa khóa cho các thủ thuật giảm môi âm hộ kết hợp tạo hình mũ âm vật.

Đánh giá: Tạo hình theo chiều dọc

Đầu tiên hãy hỏi bệnh nhân về lý do tới phòng khám, nguyện vọng của họ. Tốt nhất, nên hỏi những câu hỏi này trước khi đưa cô ấy vào phòng thăm khám; điều này sẽ giúp bệnh nhân tự tin hơn để cởi mở nói chuyện cũng như sự hợp tác trong quá trình thăm khám, đặc biệt là các bộ phận nhạy cảm này.

Tiếp theo, hướng dẫn bệnh nhân của bạn vào phòng thăm khám, bộc lộ vùng khám, và nhớ hãy đánh giá tình trạng âm hộ ở tư thế đứng trước khi để cô ấy nằm lên bàn khám. Sau khi nằm, hãy đặt 1 chiếc gương ở dưới để họ có thể nhìn thấy vùng kín cũng như mô tả cho Bs thật kỹ những gì làm họ khó chịu.

Trong các chương trước, chúng ta đã đề cập đến các phương pháp tạo hình 2 cấu trúc này, và dưới đây là cách tiếp cận theo sơ đồ của phác đồ kết hợp (Hình 7.1)

Ảnh. 7.1 (a) Sơ đồ điều trị dư niêm mạc môi bé; (b) Sơ đồ lựa chọn pp điều trị dư niêm mạc mũ âm vật; (c) Sơ đồ lựa chọn pp điều trị lộ quy đầu âm vật quá mức; (d) Sơ đồ lựa chọn pp điều trị dư niêm mạc môi bé kết hợp mũ âm vật

Ảnh. 7.1 (a) Sơ đồ điều trị dư niêm mạc môi bé; (b) Sơ đồ lựa chọn pp điều trị dư niêm mạc mũ âm vật; (c) Sơ đồ lựa chọn pp điều trị lộ quy đầu âm vật quá mức; (d) Sơ đồ lựa chọn pp điều trị dư niêm mạc môi bé kết hợp mũ âm vật
Ảnh. 7.1 (a) Sơ đồ điều trị dư niêm mạc môi bé; (b) Sơ đồ lựa chọn pp điều trị dư niêm mạc mũ âm vật; (c) Sơ đồ lựa chọn pp điều trị lộ quy đầu âm vật quá mức; (d) Sơ đồ lựa chọn pp điều trị dư niêm mạc môi bé kết hợp mũ âm vật

Ưu nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao
  • Tránh những khuyết điểm của mỗi pp riêng lẻ + không cần điều trị bổ trợ sau mổ
  • Không phải kiêng lâu• Không tăng đáng kể thời gian phẫu thuật
  • Không làm tăng đáng kể nguy cơ gặp biến chứng
  • Kinh tế hơn

Nhược điểm

  • Phức tạp hơn các pp riêng lẻ
  • Tăng nguy cơ tạo sẹo và các biến chứng tại sẹo (đau, ngứa, phì đại sẹo gây mất thẩm mỹ)

Xét nghiệm tiền phẫu

  • Xét nghiệm máu
    • Công thức máu
    • PT và aPTT
    • Creatinine
    • Các xét nghiệm khác, tùy theo bệnh lý kết hợp
  • Sinh hóa nước tiểu
  • Phết tế bào âm đạo

Lên kế hoạch phẫu thuật

Vô cảm

  • Gây tê cục bộ hoặc phong bế thần kinh thẹn.
    • Sử dụng bộ kit chuyên biệt.
    • Nếu không có bộ kit, có thể sử dụng catheter Spinocath để tiêm tê dễ dàng hơn.
  • Có thể gây mê toàn thân nhưng chỉ khi thật sự cần thiết.

Dụng cụ cắt

  • Kéo
  • Dao tay hoặc dao điện
  • Sóng cao tần hoặc laser

Sóng cao tần không được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp này để cắt mũ âm vật vì chúng sinh nhiệt nên nguy cơ ảnh hưởng tới các bó thần kinh xung quanh vùng âm vật.

Sử dụng kéo hoặc dao là lựa chọn tối ưu trong trường hợp này (xem lại chương 3, 4, 5 để nắm được dụng cụ nào sử dụng cho kỹ thuật nào).

Chỉ khâu

Ban đầu tác giả sử dụng chỉ Vicryl nhưng đánh giá sau đó cho thấy bệnh nhân hay gặp dị ứng hoặc viêm tấy kéo dài, nên đã thử thay bằng chỉ catgut nhưng lại thấy hay bị tuột, đứt chỉ, nên hiện tại vẫn sử dụng loại Vicryl 4-0.

Hoặc bất kỳ loại chỉ tự tiêu nào mà bạn có

Mô tả kỹ thuật

Vô cảm

  • Gây tê tại chỗ hoặc tê tại chỗ + phong bế thần kinh thẹn

Có thể đơn thuần sử dụng tê tại chỗ, nhưng phong bế thần kinh thẹn giúp giảm đau sau phẫu thuật.

Gây tê tại chỗ

Điều quan trọng là nên đánh dấu đường rạch và vùng phẫu thuật trước khi gây tê để không làm mất các mốc giải phẫu.

Phong bế thần kinh thẹn

Tối ưu là sử dụng bộ kit phong bế thần kinh thẹn, nếu không có có thể sử dụng catheter Spinocath để tiêm tê.

  • Dụng cụ bảo vệ kim của bộ kit được đưa vào bên trong âm đạo, hướng về phía thành sau bên, nơi có thể sờ thấy gai ngồi.
  • Thuốc tê: 10 ml bupivacaine nguyên chất (5ml mỗi bên)
  • Luôn luôn hút trước khi tiêm, phải nhớ rằng động mạch thẹn chạy rất gần thần kinh thẹn.

Đánh dấu vùng phẫu thuật

Bước 1

Đánh dấu đường thẳng chia đôi mũ âm vật theo chiều dọc, kéo dài từ mép môi trên tới quy đầu âm vật (Ảnh 7.2)

Bước 2

Xác định điểm bám vành mũ âm vật với môi bé. Luôn luôn đánh dấu trước khi gây tê. Mỗi bên cầm 1 kẹp phẫu tích, cặp 1 bên là môi bé, 1 bên là mũ âm vật và kéo nhẹ về 2 phía để tìm đúng vị trí mũ âm vật gắn với môi bé (Hình 7.3)

Bước 3

So sánh vị trí mũ âm vật gắn với môi bé ở 2 bên.Đánh dấu điểm bám ở hai bên, và có thể 2 điểm bám này không đối xứng nhau.Bước 4So sánh điểm bám của mũ âm vật với môi bé qua mốc là hãm âm vật, đánh giá mức độ lệch của 2 điểm bám để quyết định xem có thể chỉnh hình cân đối không (cắt phần niêm mạc dư thừa ở 1 bên bám thấp để cân đối với bên còn lại) (hình 7.4)

Ảnh 7.2: Đánh dấu đường giữa
Ảnh 7.2: Đánh dấu đường giữa
Ảnh 7.3: Tìm điểm bám của môi bé với mũ âm vật
Ảnh 7.3: Tìm điểm bám của môi bé với mũ âm vật
Ảnh. 7.4 Đánh dấu điểm bám hiện tại và lý tưởng của mũ âm vật với môi bé, cũng như vị trí của môi bé ở mép môi sau
Ảnh. 7.4 Đánh dấu điểm bám hiện tại và lý tưởng của mũ âm vật với môi bé, cũng như vị trí của môi bé ở mép môi sau

Bước 5

Đánh giá độ bám của mũ âm vật có vượt quá 1/3 trên môi bé hay không.Xác định vị trí hãm âm vật và coi đó là mốc để đánh giá độ bám của vành mũ âm vật. Nếu điểm bám quá thấp, Bs phải lên kế hoạch cắt bỏ phần dư để tạo điểm bám cao hơn trước khi áp dụng kỹ thuật này.

Luôn luôn đánh dấu điểm bám theo giải phẫu và điểm bám hiện tại để xác định độ chênh lệch trước khi gây tê, các mốc giải phẫu này sẽ thay đổi khá nhiều khi bắt đầu ngấm thuốc tê.

Bước 6

Đánh dấu giao điểm của môi bé và mép môi sau. Đây là thao tác quan trọng vì khi gây tê, các mốc giải phẫu này sẽ thay đổi, nên nếu có áp dụng kỹ thuật lazy S thì có thể biết vị trí phẫu thuật đang cách mép môi sau bao xa.

Bước 7

Đánh dấu vùng mô thừa để chuẩn bị cắt.

Đường cắt và khâu

  • Kết hợp kỹ thuật wedge (cắt môi bé) và đường rạch móng ngựa rút gọn (mũ âm vật) Thực hiện kỹ thuật wedge và tạo hình mũ âm vật kiểu móng ngựa thì có thể thực hiện 2 đường rạch riêng biệt.
  • Kết hợp tạo hình môi bé theo chiều dọc và cắt bỏ phần niêm mạc dư ở mũ âm vật Khi kết hợp 2 pp này với nhau, các đường rạch phải giao nhau.

Ban đầu thực hiện tạo hình mũ âm vật trước (chương tạo hình mũ âm vật dài) bằng kìm Kelly và dao số 11.

Sau đó mới cắt vùng niêm mạc môi bé dư thừa (đã đánh dấu trước đó), kỹ thuật được mô tả trong chương 4.

Cuối cùng, khâu nối chúng lại với nhau (phần còn lại của mũ âm vật với phần còn lại của môi bé) sao cho vị trí bám của vành mũ âm vật lên môi bé gần sát nhất với vị trí giải phẫu. (hình 7.5)

Thông tin quan trọng

Khi áp dụng pp kể trên, hãy khâu nối bằng mũi khâu 3 điểm (đề cập trong chương 5).

Chăm sóc hậu phẫu

Chỉ sử dụng kháng sinh dự phòng.

Sử dụng thêm thuốc giảm đau đường uống ngay sau phẫu thuật.Bệnh nhân được khuyên nên giữ vùng phẫu thuật khô ráo nhất có thể. Sử dụng hơi nóng tại khu vực này có thể giúp giảm phản ứng viêm. Bệnh nhân phải mặc quần lót chất liệu 100% cotton trong 8 ngày sau đó và không được mặc quần ngoài chật.

Ảnh. 7.5 Kết hợp pp cắt môi bé theo chiều dọc và cắt phần dư mũ âm vật
Ảnh. 7.5 Kết hợp pp cắt môi bé theo chiều dọc và cắt phần dư mũ âm vật

Cắt chỉ vết mổ sớm nhất có thể, thông thường là khoảng 6-8 ngày sau phẫu thuật. Việc cắt chỉ sớm giúp giảm viêm và tránh tạo sẹo sau mổ.

Có thể tập thể hoặc quan hệ sau 2-4 tuần

Phòng tránh biến chứng

Giải thích kỹ cho bệnh nhân:

  • Không nên kỳ vọng cắt bỏ được toàn bộ phần mũ âm vật dư thừa, đặc biệt khi tạo hình môi bé bằng pp cắt theo chiều dọc.
  • Không bao giờ được cắt bỏ toàn bộ môi bé, kể cả khi bệnh nhân muốn. Vì điều này sẽ gây nên tình trạng khô âm đạo sau đó, đặc biệt đối với những phụ nữ mãn kinh.

Đánh giá:

  • Luôn luôn đánh giá toàn bộ khu vực để cân đối phần cắt
  • Không ngần ngại cắt phần mũ âm vật dư thừa khi còn có thể
  • Phải đánh dấu trước khi gây tê• Đánh dấu điểm bám mũ âm vật với môi bé trước khi cắt
  • Đánh dấu và so sánh sự chênh lệch của hãm âm vật và điểm bám mũ âm vật 2 bên.
  • Tránh phẫu thuật vào khu vực mép môi sau.

Chú ý khi khâu

  • Sử dụng mũi khâu liên tục nhưng không siết chỉ.
  • Chỉ tiếp cận vùng bờ tự do, không thắt các mối khâu quá mạnh để gây đứt rách niêm mạc hoặc tạo sẹo xấu
  • Cắt chỉ sau 6-8 ngày.

Chăm sóc hậu phẫu

  • Giữ vùng sinh dục khô ráo sau phẫu thuật
  • Cắt chỉ sớm nhất có thể.

Biến chứng

Lên kế hoạch không đầy đủ

  • Nên cắt bỏ phần mũ âm vật thừa khi có thể, vì thường bệnh nhân sau khi được thực hiện kỹ thuật giảm môi âm đạo sẽ thấy mình có phần da thừa trông giống dương vật!
  • Chú ý luôn phải đánh dấu trước khi thực hiện bất kì đường cắt nào.

Sẹo

  • Cố gắng định vị đường mổ để vết sẹo nằm dọc trên vùng chuyển tiếp giữa da và niêm mạc để có thể khéo léo giấu đường phẫu thuật dưới các nếp tự nhiên.
  • Nếu phần mũ âm vật dài ra quá nhiều, không nên áp dụng kỹ thuật này. Cố tình làm có thể để lại sẹo trên môi lớn hoặc da vùng mu.
  • Do có thể chuyển từ pp tạo hình mũ âm vật theo chiều dọc sang kiểu móng ngựa, vì vậy, nên ưu tiên dùng kiểu móng ngựa khi tiên lượng không thể loại bỏ toàn bộ mô dư thừa.

Những vấn đề với mô sẹo

  • Không bao giờ được ‘thu gọn’ mũ âm vật cao hơn vị trí giao thoa của hãm âm vật với môi bé.
  • Chỉ áp dụng đường rạch móng ngựa khi thực sự cần thiết, vì nhược điểm của chúng là để lại sẹo phía trên âm vật, tăng nguy cơ lộ sẹo, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau khi cọ sát hoặc quan hệ.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here