nhathuocngocanh.com – Kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng ở chị em phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản. Kinh nguyệt đều, ổn định cho biết tình trạng nội tiết tố và tình trạng cơ thể khỏe mạnh. Ở một số người phụ nữ, do nhiều yếu tố tác động làm kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ khác.
Kinh nguyệt ra nhiều là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp chức năng trong niêm mạc tử cung, quá trình được chi phối và điều hoà bởi nội tiết tố và các hormon sinh dục nữ. Ở người bình thường, chu kỳ kinh nguyệt (khoảng thời gian tính từ ngày cuối của lần ra huyết trước tới ngày đầu của lần ra huyết sau) thường là 28 – 32 ngày. Lượng máu mất đi trong một chu kỳ ở mức khoẻ mạnh là khoảng 60 – 80ml với tổng số ngày ra kinh là 3 – 7 ngày.
Kinh nguyệt ra nhiều là tình trạng số ngày hành kinh lớn hơn 7 ngày, chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và tổng lượng máu mất đi trên 90ml/chu kỳ. Kinh nguyệt nhiều bất thường không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như công việc của chị em trong “ngày đèn đỏ” mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác.
Triệu chứng của bệnh kinh nguyệt ra nhiều
Có thể dễ dàng nhận biết hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều bởi nó có một triệu chứng điển hình: thời gian hành kinh trên 7 ngày, lượng kinh nhiều. Chị em có thể quan sát bằng số lần thay băng vệ sinh và lượng máu trên băng vệ sinh: huyết kinh nhiều và nhanh chóng đầy băng sau vài giờ liên tiếp. Ngoài ra, kinh nguyệt ra nhiều còn kèm theo các biểu hiện:
- Đau bụng dưới.
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
- Có thể xuất hiện nám, sạm da.
Một vài triệu chứng gây ảnh hưởng khá giống với biểu hiện thường thấy của thời kỳ “rụng dâu” nên chị em dễ bỏ qua. Điều này sẽ khiến cho cơ thể chịu nhiều thay đổi trong thời gian dài, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt ra nhiều
Kinh nguyệt ra nhiều khiến ảnh hưởng tới công việc của phái đẹp bởi lẽ không thay băng kịp thời rất dễ bị tràn băng. Ngoài ra, bệnh cũng làm thay đổi chu kỳ kinh do đó khó kiểm soát lịch “rụng dâu”. Các nghiên cứu chỉ ra có một số nguyên nhân gây ra tình trạng ra nhiều huyết kinh như sau:
- U xơ, polyp tử cung: Là bệnh phụ khoa khá phổ biến ở các chị em, nhất là phụ nữ trong giai đoạn sinh nở, mang thai hay mãn kinh. Đây là một khối u lành tính ở cơ trơn tử cung. Chúng xuất hiện làm thay đổi lớp nội mạc khiến hành kinh ra nhiều bất thường.
- Lạc nội mạc tử cung: Thường lạc sang phúc mạc và thanh mạc trên bề mặt các cơ quan vùng chậu, dây chằng hoặc túi cùng sau. Sự lạc chỗ này gây viêm và làm chảy máu nhiều, do đó làm kinh nguyệt ra nhiều hơn.
- Sử dụng các biện pháp tránh thai: Đặt vòng tránh thai là yếu tố chủ yếu của nguyên nhân này. Vòng tránh thai có thể làm tổn thương tại vị trí đặt, gây viêm nhiễm, chảy máu.
- Dùng các thuốc làm loãng máu cũng khiến máu ra nhiều hơn bình thường.
- Ung thư nội mạc tử cung: Là tình trạng có sự tăng sinh bất thường của các tế bào ở lớp nội mạc tử cung khiến chúng phát triển quá nhanh. Theo đó, lớp chức năng nhanh chóng bị bong ra và với số lượng lớn khiến lượng huyết kinh ra nhiều.
- Rối loạn chảy máu: Một bệnh lý liên quan đến rối loạn điều hoà, chuyển hoá của cơ thể. Bệnh này có thể khiến mạch máu dễ bị tổn thương gây chảy nhiều máu hơn bình thường.
Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không?
Các vấn đề liên quan đến sinh sản ở phái đẹp chưa bao giờ được coi là đơn giản bởi lẽ không phát hiện kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả. Do đó, kinh nguyệt ra nhiều cũng là một vấn đề đe dọa đến người phụ nữ và cần được điều trị sớm nhất có thể. Phát hiện và khắc phục tình trạng này sớm, chị em sẽ tránh được các biến chứng như:
- Mất thiên chức làm mẹ.
- Tăng tỷ lệ sảy thai, mang thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con), tăng tỷ lệ đậu thai.
- U xơ, ung thư cổ tử cung.
- Mắc một số bệnh phụ khoa khác.
Hãy quan tâm tới chu kỳ kinh nguyệt của mình để có thể phát hiện sớm những bất thường trong kinh nguyệt. Phát hiện và đến khám bác sĩ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho tình trạng sức khoẻ của bạn,
Biện pháp điều trị kinh nguyệt ra nhiều
Khi đến bệnh viện để thăm khám, người bệnh sẽ được thực hiện một vài xét nghiệm đơn giản. Các xét nghiệm hay gặp là: nội soi tử cung, sinh thiết nội mạc tử cung, siêu âm vùng chậu hay chụp cộng hưởng từ. Theo đó, bác sĩ sẽ phát hiện chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp:
- Thuốc điều kinh kiểm soát lượng huyết kinh và ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt.
- Liệu pháp hormone giúp cân bằng lại hệ nội tiết và hormone sinh dục.
- Thuốc chống viêm.
- Thuốc điều trị u xơ…
- Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật, laser để loại bỏ viêm nhiễm, khối u…
Ngoài ra, chị em cũng có thể khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra nhiều tại nhà đơn giản như sau:
- Sử dụng bài thuốc dân gian: gừng, quế…
- Bổ sung vitamin D, B…
Cách phòng ngừa kinh nguyệt ra nhiều
Phòng ngừa bệnh luôn dễ hơn chữa bệnh, đồng thời không gây ảnh hưởng tới thời gian, công việc và tiền bạc của chị em. Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp phòng bệnh hữu hiệu:
- Tập yoga, thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và luôn duy trì hàng ngày.
- Bổ sung lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Tránh xa đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ.
- Hạn chế thức khuya.
- Ngủ đủ giấc, uống đủ nước.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ.
- Luôn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt.
- Không lạm dụng vào biện pháp tránh thai.
Trên đây là những thông tin cần thiết về hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều, một trong những vấn đề phụ khoa thường gặp. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.
Tài liệu tham khảo
Tác giả: Nhân viên Cleveland Clinic, Abnormal Menstruation (Periods): Types, Causes & Treatment, Cleaveland Clinic, đăng ngày 25 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 25/12/2021.
Xem thêm:
Những thông tin cần biết về bệnh viêm âm đạo do nấm Candida
Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bài viết rất bổ ích