Hướng dẫn điều trị

Đơn thuốc hay bệnh án chứa đựng những thông tin trên giấy của bác sĩ điều trị đối với bệnh nhân.

Triển khai những thông tin này chính là hướng dẫn điều trị.

Có 2 nội dung cần hướng dẫn:

– Hướng dẫn dùng thuốc

– Hướng dẫn theo dõi diều trị:

+ Thế nào là tiến triển tốt ‘?

+ Các dấu hiệu nhận biết tiên lượng xấu đi, phải ngừng hoặc phải chuyển lên tuyến trên.

Ví dụ:

Một cháu bé 4 tuổi, đi ngoài ra phân toàn nước nhưng không kèm theo nôn đã từ 3 ngày nay. Mẹ cháu đưa cháu vào bệnh vịện khám vì thấy tình trạng bệnh ngày càng xấu đi: khoảng 6 – 7 gíờ không thấy cháu đi tiểu. Khám lâm sàng không thấy sốt nhưng mạch nhanh, độ đàn hồi của da giảm.

Hướng dẫn dùng thuốc

Giải thích cho bệnh nhân tác dụng của những thuốc có trong đơn, ví dụ Ringer lactat để bù nước và điện giải do bệnh nhân mất nước quá nặng, khi khá năng bù nước theo đường uống không đáp ứng đù nhu cầu của cơ thể.

Trong những trường hợp khác, khi mà việc điều trị do bệnh nhân tự làm hoặc người nhà bệnh nhân trợ giúp, ví dụ phải uống kháng sinh, uống thuốc hạ sốt… thì phải giải thích cẩn thận cách thực hiện, giải thích tầm quan trọng: nếu không làm thì sẽ có nguy cơ gì để họ tự giác tuân thủ?

Sau khi dặn dò phải kiểm tra xem người nghe đã hiểu chưa bằng cách bắt họ nhắc lại.

Hướng dẫn theo dõi hay còn gọi là giám sát điều trị

Đây là bước giải thích và chỉ dẫn cho bệnh nhân hoặc cho người nhà bệnh nhân (vì trường hợp này là bệnh nhân nhi nhỏ tuổi).

Những nội dung chỉ dẫn bao gồm:

– Điều chỉnh lại chế độ ăn, đến xem liệu cháu bị ỉa chảv có phải do ăn uống không? Nếu đúng thì loại trừ thức ăn đó khỏi khẩu phần.

– Theo dõi sát để kịp thời phát hiện nếu bệnh nặng thêm.

– Nếu khỏi thì ngừng điều trị và căn dặn bệnh nhân các biện pháp để tránh tái phát.

– Nếu bệnh đỡ thì phải tái khám để thay đổi cách thức điều trị.

– Nếu bệnh không chuyển biến hoặc có xu hướng nặng thêm thì phải kiểm tra các khả năng sau:

+ Liều lượng có đủ không?

+ Bênh nhân không tuân thủ điều trị ? (ngừng quá sớm khi chưa khỏi hẳn nên tái phát ?).

+ Thuốc chọn không thích hợp? (gây tác dụng phụ nên bệnh nhân tự ý bỏ điều trị?).

+ Phác đồ lựa chọn quá phức tạp? (làm bệnh nhân khỏ tuân thủ).

Như vậy, việc kê đơn hợp lý chỉ là một khâu trong sử dụng thuốc hợp lý. Việc thực hiện tốt đơn thuốc đó đóng một vai trò rất quan trọng giúp cho điều trị thành công; đó cũng chính là nhiệm vụ của người DSLS trong điều trị.

Hướng Dẫn Điều Trị Ngộ Độc Với Phương Pháp Điều Trị Ngoài Cơ Thể

Bài viết Hướng Dẫn Điều Trị Ngộ Độc Với Phương Pháp Điều Trị Ngoài Cơ....

3 Comments

Các rối loạn chức năng (functional disorders) tại phòng cấp cứu

Bài viết Các rối loạn chức năng (functional disorders) tại phòng cấp cứu – Tải....

ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH Ở CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG SAU CẤY GHÉP TẠNG

Bài viết Điều trị kháng sinh ở bệnh nhiễm trùng sau cấy ghép tạng tham khảo....

Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn da và mô mềm

Bài viết Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn da và mô....

Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn xương khớp

Bài viết Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn xương khớp tham....

Điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

Bài viết Điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình....

Điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục

Bài viết Điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh....

HƯỚNG ĐẾN HẠN CHẾ KHÁNG SINH TOÀN THÂN TRONG MỤN TRỨNG CÁ

Bài viết HƯỚNG ĐẾN HẠN CHẾ KHÁNG SINH TOÀN THÂN TRONG MỤN TRỨNG CÁ: LIỆU....

Điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Bài viết Điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa tham khảo....

Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn tim mạch

Bài viết Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn tim mạch tham....