Ziprasidon

Hiển thị kết quả duy nhất

Ziprasidon

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Ziprasidone

Tên danh pháp theo IUPAC

5-[2-[4-(1,2-benzothiazol-3-yl)piperazin-1-yl]ethyl]-6-chloro-1,3-dihydroindol-2-one

Ziprasidone thuộc nhóm nào?

Ziprasidone là thuốc gì? Thuốc chống loạn thần

Mã ATC

N – Hệ thần kinh

N05 – Thuốc an thần

N05A – Thuốc chống loạn thần

N05AE – Dẫn xuất Indole

N05AE04 – Ziprasidone

Mã UNII

6UKA5VEJ6X

Mã CAS

146939-27-7

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C21H21ClN4OS

Phân tử lượng

412.9 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Ziprasidone là một hợp chất piperazine có các nhóm thế ethyl 1,2-benzothiazol-3-yl- và 2-(6-chloro-1,3-dihydro-2-oxindol-5-yl) gắn với các nguyên tử nitơ

Mô hình bóng và que

Mô hình bóng và que của Ziprasidone
Mô hình bóng và que của Ziprasidone

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 1

Số liên kết hydro nhận: 5

Số liên kết có thể xoay: 4

Diện tích bề mặt cực tôpô: 76,7

Số lượng nguyên tử nặng: 28

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 0

Liên kết cộng hóa trị: 1

Tính chất

  • Ziprasidone có dạng chất rắn
  • Điểm nóng chảy >276°C

Dạng bào chế

Viên nang cứng: thuốc Ziprasidone 20 mg,…

Dạng bào chế Ziprasidone
Dạng bào chế Ziprasidone

Nguồn gốc

  • Ziprasidone được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1987 tại cơ sở nghiên cứu trung tâm Pfizer.
  • Năm 1955, Ziprasidone được thử nghiệm giai đoạn I và đến năm 1988, Ziprasidone được phê duyệt sử dụng tại Thụy Điển.
  • Năm 2001, Ziprasidone được phê duyệt sử dụng bởi FDA.

Dược lý và cơ chế hoạt động

Ziprasidone có cấu hình liên kết với thụ thể duy nhất là thuốc đối kháng thụ thể dopamine và 5HT2A. Ziprasidone có ái lực gắn kết với các thụ thể serotonergic (5HT), adrenergic, dopaminergic và histaminergic. Ziprasidone có tác dụng điều trị tâm thần phân liệt do sự đối kháng của thụ thể dopamine trong trung mô đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của rối loạn tâm thần. Ziprasidone cải thiện nhận thức tổng thể và giảm rối loạn chức năng vận động, có tỷ lệ ái lực với thụ thể 5-HT2A/D2 cao hơn khi so sánh với các thuốc chống loạn thần khác. Ziprasidone giảm triệu chứng tiêu cực, tăng cường điều chỉnh tâm trạng. Ziprasidone có thể liên kết vừa phải với các vị trí tái hấp thu norepinephrine và serotonin nhờ đó góp phần vào hoạt động giải lo âu, chống trầm cảm.

Dược động học

Hấp thu

Ziprasidone sau khi dùng đường uống nếu không dùng chung với bữa ăn thì sinh khả dụng khoảng 60% và nếu dùng cùng bữa ăn thì sinh khả dụng của Ziprasidone khoảng 100%. Ziprasidone đạt nồng độ ở trạng thái ổn định khoảng 3 ngày.

Chuyển hóa

Ziprasidone chuyển hóa nhanh chóng tại gan sau khi uống

Phân bố

Ziprasidone có thể tích phân bố khoảng 1,5L/kg và có khả năng liên kết với protein huyết tương khoảng 99% trong đó chủ yếu là với glycoprotein acid alpha 1 và albumin.

Thải trừ

Ziprasidone được bài tiết qua nước tiểu và phân dưới dạng không chuyển hóa khoảng < 1% và < 4% với thời gian bán thải khoảng 6-7 giờ. Độ thanh thải của Ziprasidone là 7,5 mL/phút/kg.

Ứng dụng trong y học

  • Ziprasidone được dùng trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt,dùng đơn trị liệu trong điều trị hỗn hợp liên quan đến rối loạn lưỡng cực I, cấp tính các cơn hưng cảm và là liệu pháp bổ trợ cho lithium hoặc valproate để điều trị duy trì rối loạn lưỡng cực I.
  • Dùng cho bệnh nhân bị kích động hoặc gây hấn do nhiễm độc chất hoặc các nguyên nhân tự nhiên khác.

Tác dụng phụ

Ziprasidone có thể gây tác dụng phụ sau:

  • Rối loạn vận động, nhăn mặt khi xoắn hay thè lưỡi.
  • Tăng nguy cơ rối loạn vận động muộn khi dùng liều cao và kéo dài.
  • Mắc hội chứng ác tính thần kinh, biểu hiện thay đổi trạng thái tinh thần, cứng cơ,mất ổn định hệ thần kinh tự chủ, sốt cao.
  • Tăng đường huyết liên quan đến hôn mê, nhiễm toan ceton hoặc tử vong.
  • Tăng bạch cầu ái toan.
  • Mất ổn định vận động và cảm giác, gãy xương hoặc các chấn thương, hạ huyết áp tư thế, dẫn đến té ngã.
  • Tăng prolactin máu, rối loạn lipid máu, chứng cương đau dương vật
  • Tăng prolactin máu mãn tính kèm theo suy sinh dục, giảm mật độ xương, bất lực và vô kinh, tiết nhiều sữa, chứng vú to ở nam giới.
  • Buồn ngủ, nhức đầu,choáng váng, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, táo bón, khó tiêu,buồn nôn, hạ huyết áp thế đứng, bồn chồn, phát ban trên da, tăng cân, lo lắng, rối loạn thị giác và đau tại chỗ tiêm.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân có tiền sử kéo dài khoảng QT.
  • Bệnh nhân suy tim mất bù
  • Bệnh nhân gần đây bị nhồi máu cơ tim cấp tính
  • Bệnh nhân đang dùng các thuốc đã chứng minh kéo dài khoảng QT

Độc tính ở người

Khi tiếp xúc với Ziprasidone, bệnh nhân có thể bị phát ban nguy cơ phát ban càng cao khi thời gian tiếp xúc càng cao. Nghiên cứu đã xác định rằng khi dùng ziprasidone bệnh nhân có thể bị co giật. Trong trường hợp quá liều, đảm bảo bệnh nhân duy trì thông khí và có thể đặt nội khí quản cho bệnh nhân, nếu bệnh nhân dùng thuốc theo đường truyền tĩnh mạch thì cần cho bệnh nhân tiến hành rửa dạ dày sau khi cho bệnh nhân đặt nội khí quản nếu bệnh nhân bị bất tỉnh.

Liều dùng

  • Để điều trị bệnh tâm thần phân liệt, nếu dùng bằng đường uống: ban đầu nên dùng liều 20 mg, 2 lần/ngày trong bữa ăn, tối đa 160mg/ngày.
  • Để điều trị chứng hưng cảm lưỡng cực, ban đầu nên dùng: 40-80mg ngày, ngày điều trị thứ hai, nên điều chỉnh liều từ 60- 80 mg, 2 lần/ngày.
  • Ziprasidone có thể được tiêm bắp: 10 mg – 20 mg với tối đa 40 mg / ngày.

Tương tác với thuốc khác

  • Sử dụng ziprasidone cùng với aripiprazole, lurasidone, cariprazine có thể làm tăng tác dụng phụ như đỏ bừng mặt, giảm tiết mồ hôi, buồn ngủ, mờ mắt, khó tiểu, đau bụng, táo bón, khô miệng, không dung nạp nhiệt, nhịp tim không đều, lú lẫn và các vấn đề về trí nhớ.
  • Sử dụng zolpidem, lorazepam, duloxetine, clonazepam, lamotrigine, lithium, sertraline, alprazolam, pregabalin cùng với ziprasidone có thể làm tăng tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn và khó tập trung.
  • Việc kết hợp ziprasidone cùng với escitalopram, albuterol, fluoxetine, lisdexamfetamine, quetiapine có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim không đều, có thể đe dọa tính mạng.
  • Topiramate kết hợp với ziprasidone có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và giảm tiết mồ hôi, và những tác dụng này có thể trở nên trầm trọng hơn.
  • Bupropion kết hợp với Ziprasidone có thể gây co giật.
  • Việc dùng chung thuốc hạ huyết áp dùng chung với ziprasidone làm tăng khả năng hạ huyết áp.
  • Sự đối kháng thụ thể ziprasidone dopamine D2 có thể làm mất tác dụng điều trị của thuốc chủ vận levodopa và dopamine.

Lưu ý khi sử dụng

  • Bệnh nhân khi dùng Ziprasidone cần theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân đặc biệt tình trạng trầm trọng hơn của các triệu chứng trầm cảm và nguy cơ có ý định tự tử.
  • Ziprasidone khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử giảm bạch cầu/giảm bạch, giảm bạch cầu nên theo dõi công thức máu toàn phần trong hai tháng đầu điều trị.
  • Nếu bệnh nhân có số lượng bạch cầu trung tính dưới 1000/mm^3 cần ngưng dùng Ziprasidone.
  • Nếu bệnh nhân dùng Ziprasidone bị rối loạn nhịp tim cần theo dõi ECG liên tục.
  • Theo dõi huyết áp lúc ban đầu và định kỳ sau khi dùng Ziprasidone.
  • Bệnh nhân lúc bắt đầu và sau 3 tháng dùng Ziprasidone nên được theo dõi lượng đường trong máu, cân nặng của bệnh nhân, lipid.
  • Hiện nay chưa có nghiên cứu về an toàn của Ziprasidone cho phụ nữ có thai và cho con bú vì vậy thận trọng khi dùng Ziprasidone cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Một vài nghiên cứu của Ziprasidone trong Y học

Hiệu quả của việc chuyển sang ziprasidone ở bệnh nhân tâm thần phân liệt ngoại trú ổn định nhưng có triệu chứng

Effectiveness of switching to ziprasidone for stable but symptomatic outpatients with schizophrenia
Effectiveness of switching to ziprasidone for stable but symptomatic outpatients with schizophrenia

Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả và khả năng dung nạp của ziprasidone ở những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tâm thần phân liệt , tâm thần phân liệt DSM-IV được chuyển từ thuốc chống loạn thần thông thường hoặc không điển hình. Nghiên cứu tiến hành trên ba thử nghiệm nhóm song song, đa trung tâm, ngẫu nhiên, nhãn mở, kéo dài 6 tuần. Có tất cả 108 bệnh nhân dùng thuốc chống loạn thần thông thường, 104 bệnh nhân dùng olanzapine, 58 bệnh nhân dùng risperidone trong 6 tuần. Kết quả cho thấy cả 3 nhóm đều cho thấy dung nạp tốt. Sau 6 tuần điều trị bằng ziprasidone, những cải thiện đáng kể đã được quan sát. Từ nghiên cứu kết luận rằng chuyển bệnh nhân có triệu chứng từ thuốc chống loạn thần trước đây sang ziprasidone được dung nạp tốt và có liên quan đến cải thiện triệu chứng 6 tuần sau đó. Bệnh nhân ngoại trú đáp ứng một phần với thuốc chống loạn thần thông thường, olanzapine, risperidone có thể cải thiện khả năng kiểm soát các triệu chứng loạn thần sau khi chuyển sang ziprasidone.

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Ziprasidone , pubchem. Truy cập ngày 06/11/2023.
  2. Daniel Bouchette; Kamron A. Fariba; Raman Marwaha. Ziprasidone , pubmed.com. Truy cập ngày 06/11/2023.
  3. Peter J Weiden 1, George M Simpson , Steven G Potkin , Richard L O’Sullivan (2003) Effectiveness of switching to ziprasidone for stable but symptomatic outpatients with schizophrenia , pubmed.com. Truy cập ngày 06/11/2023.

Chống loạn thần

Mafoxa 20mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 450.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Công ty cổ phần dược phẩm Medbolide

Xuất xứ: Việt Nam