Vaselin
Vaselin là gì?
Vaseline là một tá dược thân dầu được sử dụng phổ biến trong bào chế mỹ phẩm và dược phẩm dùng trên da và niêm mạc.
Đặc điểm cấu tạo và phân loại Vaseline
Vaselin được cấu tạo từ một hỗn hợp các hydrocarbon no rắn và lỏng và được tinh chế từ dầu mỏ. Các hydrocacbon này chủ yếu bao gồm hydrocarbon mạch nhánh và không phân nhánh. Ngoài ra có thể có một số ankan mạch vòng và các hydrocarbon thơm.
Phân loại: Vaselin gồm có 2 loại là Vaselin trắng và Vaselin vàng. Trong đó Vaselin trắng có thể chất mềm, trong màu trắng và nóng chảy ở nhiệt độ 38-56°C, còn Vaselin vàng thì có thể chất mềm, màu vàng hoặc vàng xám, cũng có nhiệt độ nóng chảy trong khoảng 38-56°C tuy nhiên thường trung tính hơn Vaselin trắng.
Đặc tính hóa lý của Vaseline
Về thể chất, màu sắc: như đã nêu ở phần phân loại trên.
Chỉ số khúc xạ của Vaselin là nD60 = 1,460-1,474.
Độ tan: Vaselin tan được trong benzen, cacbon disulfide, cloroform, ether, hexan và hầu hết các loại dầu dễ bay hơi ; thực tế không tan trong axeton, không tan trong cả ethanol nóng và ethanol lạnh (95%), glycerin và nước.
Độ nhớt : Vaselin có thể chất nhờn quánh. Độ nhớt của nó được xác định bởi tỷ lệ của các chuỗi không phân nhánh với các chuỗi mạch nhánh và thành phần hydrocarbon mạch vòng trong hỗn hợp. Vaselin chứa một lượng tương đối cao các hydrocarbon mạch nhánh và mạch vòng nên thể chất đặc, trơn, mềm và thích hợp trong các chế phẩm thuốc mỡ.
Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Vaselin chủ yếu cấu tạo từ các hydrocarbon no nên nó tương đối ổn đinh và bền vững về lý hóa, không bị ôi khét, không bị biến chất, không bị phá hủy bởi vi sinh vật và nấm mốc nếu như đạt được các chỉ tiêu chất lượng quy đinh. Tuy nhiên một tỷ lệ nhỏ tạp chất có trong sản phẩm có thể làm ảnh hưởng đến độ ổn định của Vaselin. Cụ thể là khi tiếp xúc với ánh sáng, những tạp chất này có thể bị oxy hóa làm đổi màu Vaselin và tạo ra mùi khó chịu. Mức độ oxy hóa có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu và quá trình tinh chế. Để hạn chế quá trình oxy hóa, có thể thêm vào các chất chống oxy hóa tan trong dầu như butyl hydroxyanisole, butyl hydroxytoluene, alpha tocopherol hoặc các alkylgallat.
Vaselin cũng không nên được đun nóng quá lâu ở nhiệt độ trên 70°C
Tuy nhiên Vaselin có thể được tiệt khuẩn bằng nhiệt khô hoặc bằng chiếu bức xạ UV nhưng các bức xạ này có thể ảnh hưởng đến các đặc tính vật lý của Vaselin như làm biến màu, mùi và độ nhớt
Điều kiện bảo quản : Vaselin nên được bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Tham khảo thêm: Thuốc mỡ Benzosali: Công thức bào chế, các bước tiến hành
Ứng dụng trong bào chế dược phẩm, mỹ phẩm
Vaselin đóng vai trò là tá dược thân dầu thuộc nhóm hydrocarbon trong các công thức bào chế thuốc mềm dùng trên da và niêm mạc với nhiều ưu điểm như trow về mặt hóa học nên ít xảy ra tương lỵ với các dược chất, cũng không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân acid, kiềm, oxy hóa, không bị ôi khét hay biến chất, không bị hỏng bởi nấm mốc và vi sinh vật; rẻ tiền, dễ kiếm ; có khả năng hòa tan nhiều loại dược chất như tinh dầu, menthol, long não, … Tuy nhiên Vaselin cũng có một số nhược điểm như nó có chỉ số nước thấp (8-10) nên khó phối hợp với tỷ lệ lớn hơn 5% các dung dịch nước hoặc chất lỏng phân cực, khả năng thấm kém, giải phóng dược chất chậm và không hoàn toàn, gây bẩn quần áo, khó rửa sạch bằng nước, cản trở hoạt động sinh lý bình thường của da như tiết mồ hôi, tỏa nhiệt.
Trong công thức thuốc mỡ, thường dùng phối hợp Vaselin với các tá dược khác như lanolin, sáp ong, cholesterol, alcol cetylic, acol cetostearylic, Sapn, … để tăng khả năng nhũ hóa của Vaselin. Các hỗn hợp tá dược này tạo thành tá dược hút, thích hợp cho thuốc mỡ tra mắt và mỡ kháng sinh.
Trong mỹ phẩm, Vaselin được sử dụng trong các sản phẩm làm mềm da do có khả năng lấp đầy những khoảng trống, bù đắp phần lipid bị mất ở lớp sừng nên giúp cải thiện khả năng đàn hồi, làm mềm, trơn, láng da. Ngoài ra nó dàn đều trên da tạo ra hàng rào sơ nước ngăn cản hơi nước thoát ra từ lớp sừng do đó có tác dụng giữ ẩm cho da. Vaselin cũng thường được sử dụng trong các sản phẩm son dưỡng môi, sáp nẻ, …
Vaselin cũng được sử dụng như một chất bôi trơn các chỗ nối của dụng cụ, thiết bị để dễ tháo rời và tránh gẫy vỡ trong quá trình tháo dỡ các bộ phận.
Tính an toàn
Vaselin chủ yếu được sử dụng trong các công thức mỹ phẩm và dược phẩm sử dụng tại chỗ. Nó thường được coi là chất không độc hại và tương đối an toàn với người sử dụng. Vaselin ít gây dị ứng cho người dùng khi bôi ngoài da tuy nhiên đã có báo cáo về trường hợp quá mẫn gây dị ứng và mụn trứng cá tuy nhiên rất hiếm gặp với liều lượng sử dụng thông thường. Cần quan tâm đến lượng tạp chất có trong Vaselin do nó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng Vaselin, độ ổn định vả dược chất và độ an toàn của sản phẩm. Vì vậy cần kiểm soát nguyên liệu sử dụng cũng như quá trình tinh chế Vaselin theo đúng tiêu chuẩn quy định.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ấn Độ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Việt Nam