Vancomycin
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
(1S,2R,18R,19R,22S,25R,28R,40S)-48-[(2S,3R,4S,5S,6R)-3-[(2S,4S,5S,6S)-4-amino-5-hydroxy-4,6-dimethyloxan-2-yl]oxy-4,5-dihydroxy-6-(hydroxymethyl)oxan-2-yl]oxy-22-(2-amino-2-oxoethyl)-5,15-dichloro-2,18,32,35,37-pentahydroxy-19-[[(2R)-4-methyl-2-(methylamino)pentanoyl]amino]-20,23,26,42,44-pentaoxo-7,13-dioxa-21,24,27,41,43-pentazaoctacyclo[26.14.2.23,6.214,17.18,12.129,33.010,25.034,39]pentaconta-3,5,8(48),9,11,14,16,29(45),30,32,34(39),35,37,46,49-pentadecaene-40-carboxylic acid
Vancomycin thuộc nhóm nào?
Thuốc chống nhiễm trùng
Mã ATC
J – Thuốc chống nhiễm trùng để sử dụng toàn thân
J01 – Thuốc kháng khuẩn dùng toàn thân
J01X – Kháng khuẩn khác
J01XA – Kháng sinh Glycopeptide
J01XA01 – Vancomycin
A – Đường tiêu hóa và trao đổi chất
A07 – Thuốc chống tiêu chảy, chống viêm/chống nhiễm trùng đường ruột
A07A – Thuốc chống nhiễm trùng đường ruột
A07AA – Kháng sinh
A07AA09 – Vancomycin
S – Cơ quan cảm giác
S01 – Nhãn khoa
S01A – Thuốc chống nhiễm trùng
S01AA – Kháng sinh
S01AA28 – Vancomycin
Mã UNII
6Q205EH1VU
Mã CAS
1404-90-6
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C66H75Cl2N9O24
Phân tử lượng
1449.2 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Vancomycin là một glycopeptide phức tạp từ Streptomyces Orientalis. Nó là một bazơ liên hợp của vancomycin(1+).
Mô hình bóng và que
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 19
Số liên kết hydro nhận: 26
Số liên kết có thể xoay: 13
Diện tích bề mặt cực tôpô: 531
Số lượng nguyên tử nặng: 101
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 18
Liên kết cộng hóa trị: 1
Tính chất
- Vancomycin có dạng chất rắn màu trắng.
- Vancomycin có độ hòa tan trong nước : lớn hơn 100 mg/mL, không hòa tan trong rượu cao hơn, axeton, ete, hòa tan vừa phải trong metanol
Dạng bào chế
Bột pha tiêm: thuốc vancomycin 1g,..
Viên nang cứng: Thuốc vancomycin uống 125mg,..
Nguồn gốc
- Năm 1953 Vancomycin được phân lập lần đầu tiên nhờ Edmund Kornfeld từ một vi khuẩn trong mẫu đất.
- Năm 1958, Eli Lilly lần đầu tiên đưa Vancomycin ra thị trường dưới tên thương mại Vancocin.
- Năm 2004, Vancocin được Eli Lilly cấp phép cho Flynn Pharma ở Anh, ViroPharma ở Mỹ, Aspen Pharmacare ở Úc.
- Năm 1980, Vancomycin được FDA đã cho phép bán ở Mỹ.
Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Bột đông khô Vancomycin sau khi hòa tan với nước thì ổn định trong 2 tuần tại nhiệt độ phòng và thuốc tiêm pha loãng Vancomycin có thể được bảo quản trong 96 giờ tại điều nhiệt nhiệt độ 2-8°C mà không bị mất hiệu lực đáng kể. Khi pha Vancomycin trong thuốc tiêm dextrose 5%, dung dịch tiêm natri clorua 0,9% sẽ ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Dung dịch Vancomycin chứa 5 mg/mL trong dung dịch tiêm dextrose 5% hoặc dung dịch tiêm natri clorid 0,9% ổn định trong ít nhất 17 ngày khi bảo quản ở 24°C trong nhựa PVC, hộp thủy tinh và trong ít nhất 63 ngày khi bảo quản ở 5°C hoặc -10°C trong hộp thủy tinh.
Dược lý và cơ chế hoạt động
Vancomycin có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình trùng hợp các peptidoglycan trong thành tế bào vi khuẩn. Thành tế bào vi khuẩn chứa peptidoglycan cứng với cấu trúc liên kết chéo cao bao gồm các polyme dài của N-acetylglucosamine, axit N-acetylmuramic. Vancomycin liên kết với D-alanyl D-alanine, do đó ngăn chặn sự tổng hợp và trùng hợp N-acetylglucosamine, axit N-acetylmuramic trong lớp peptidoglycan do đódẫn đến chết tế bào vi khuẩn vì làm suy yếu thành tế bào vi khuẩn và cuối cùng gây rò rỉ các thành phần nội bào.
Dược động học
Hấp thu
Vancomycin thuốc khi dùng đường uống kém qua đường tiêu hóa, có sinh khả dụng < 10%, nếu tiêm trong màng bụng sự hấp thu toàn thân lên tới 60%. Vancomycin khởi phát tác dụng nhanh sau khi truyền tĩnh mạch.
Chuyển hóa
Vancomycin không có chuyển hóa rõ rệt.
Phân bố
Vancomycin dễ dàng đi qua nhau thai và phân bố vào máu cuống rốn phân bố vào sữa mẹ sau khi tiêm tĩnh mạch. Vancomycin có thể tích phân bố khoảng 0,4-1 L/kg và khả năng liên kết với khoảng 55% protein huyết thanh
Thải trừ
75-80% liều Vancomycin được bài tiết qua nước tiểu bằng cách lọc cầu thận trong 24 giờ nếu dùng theo đường tiêm tĩnh mạch với độ thanh thải trung bình khoảng 0,058 L/kg/giờ. Thời gian bán thải của Vancomycin là khoảng 6 giờ. Vancomycin đường uống chủ yếu được bài tiết qua phân.
Ứng dụng trong y học
- Kháng sinh nhóm vancomycin được dùng trong: điều trị nhiễm trùng xương và nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng máu,nhiễm trùng da và cấu trúc da, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân người lớn và trẻ em khi tiêm tĩnh mạch.
- Dùng đường uống, vancomycin được chỉ định điều trị viêm ruột do Staphylococcus aureus, tiêu chảy liên quan đến Clostridium difficile ở bệnh nhân người lớn và trẻ em.
Tác dụng phụ
Vancomycin tác dụng phụ bao gồm:
- Đường tiêm:
- Thường gặp: nhiễm độc thận, hạ huyết áp và phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ.
- Ít gặp hơn: giảm bạch cầu trung tính có thể hồi phục, phát ban trên da, tăng bạch cầu ái toan, viêm tĩnh mạch cục bộ, ớn lạnh, sốt
- Hiếm cặp: viêm mạch và hội chứng Stevens-Johnson, nhiễm độc tai, giảm tiểu cầu, hội chứng DRESS
- Đường uống:
- Thường gặp: đau bụng và buồn nôn, loạn vị giác hoặc cảm giác sai lệch về vị giác.
- Ít gặp hơn: đầy hơi, tăng creatinine huyết thanh, nôn mửa, viêm thận kẽ, nhiễm độc thận, đau lưng, phù ngoại biên, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm mạch, sốt, mệt mỏi, nhức đầu, tiêu chảy, nhiễm độc tai, giảm tiểu cầu
Độc tính ở người
Dùng quá liều Vancomycin có thể gây độc tính trên tai và thận.
Hướng dẫn sử dụng
Cách dùng Vancomycin hiện nay có thể dùng theo đường uống hay đường tiêm.
Cách pha Vancomycin : bột Vancomycin khi dùng theo đường tiêm có thể dụng pha loãng trong các loại dung môi natri clorid 0,9%, dung dịch glucose 5%, dung dịch dextrose 5%.
Liều Vancomycin như sau:
- Liều tiêm tĩnh mạch: ở người lớn là tiêm tĩnh mạch 500 mg /6 giờ hoặc 1000 mg /12 giờ.
- Liều uống khuyến cáo: 125 – 500 mg/6 giờ trong 7 – 10 ngày.
Tương tác với thuốc khác
- Thuốc kháng sinh vancomycin khi dùng với các thuốc gây độc thận khác như aminoglycoside, các sản phẩm amphotericin gây tăng độc tính cho thận.
- Sử dụng sulfamethoxazole, furosemid cùng với vancomycin có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận và/hoặc thần kinh.
- Vancomycin có thể tăng nguy cơ các vấn đề về thận khi dùng chung với piperacillin.
Lưu ý khi sử dụng
- Bệnh nhân cao tuổi dễ bị nhiễm độc vancomycin hơn khi tiêm tĩnh mạch vì vậy cần theo dõi cẩn thận khi dùng Vancomycin cho người cao tuổi.
- Không nên sử dụng Vancomycin trong thời kỳ mang thai trừ khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ, nếu việc điều trị bằng vancomycin là cần thiết thì nên theo dõi chặt chẽ máu mẹ để giảm nguy cơ nhiễm độc tai và thận ở thai nhi.
- Vancomycin được bài tiết vào sữa mẹ, vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi tiêm vancomycin qua đường tĩnh mạch cho mẹ đang cho con bú được.
- Điều chỉnh liều Vancomycin cho bệnh nhân suy thận.
- Xét nghiệm chức năng thận định kỳ và số lượng tế bào máu toàn phần trong quá trình dùng Vancomycin.
- Đánh giá nồng độ đáy của vancomycin khi tiêm vancomycin qua đường tĩnh mạch ở những bệnh nhân sau:
- Nhiễm trùng nặng / nhiễm trùng xâm lấn
- Bệnh hiểm nghèo
- Chức năng thận suy giảm
- Bệnh béo phì
- Người cao tuổi
- Đáp ứng không đầy đủ với Vancomycin sau 3-5 ngày
- Bệnh nhân đang dùng các thuốc gây độc thận.
- Nếu dùng Vancomycin theo đường tiêm bệnh nhân cần có sự hỗ trợ trợ của cán bộ nhân viên y tế không tự ý tiêm.
Một vài nghiên cứu của Vancomycin trong Y học
Hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu và tiếp cận bayes trên bệnh nhân người lớn: Chia sẻ kinh nghiệm dược lâm sàng tại bệnh viện Bạch Mai.
Tổng quan
- Vancomycin là một trong những lựa chọn đầu tay trong điều trị nhiễm khuẩn nặng do các chủng vi khuẩn Gram(+) kháng thuốc, đặc biệt là tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA).
- Thuốc có phạm vi điều trị hẹp và tác dụng không mong muốn điển hình là gây độc tính trên thận, thính giác.
=> Cần giám sát điều trị qua TDM.
- Cần giám sát điều trị Vancomycin qua TDM
Thông số nào dùng trong TDM vancomycin?
- AUC: Phản ánh tốt nhất nồng độ thuốc trong máu và kết quả lâm sàng. Tuy nhiên, cần đo nhiều nồng độ => kém khả thi.
- Cpeak: Nồng độ đỉnh, khó xác định chính xác thời điểm đạt đỉnh.
- Ctrough: Nồng độ đáy, đo ngay trước khi dùng liều kế tiếp; Có sự tương quan thuận với giá trị AUC0-24.
=> Được ưa dùng trong TDM.
- Thông số nào dùng trong TDM vancomycin?
Thông số nào dùng trong TDM vancomycin?
Các yếu tố có thể liên quan đến mối tương quan Ctrough và AUC
- Khoảng cách đưa thuốc.
- Tốc độ thải trừ thuốc khác nhau giữa các bệnh nhân.
=> Không khuyến cáo dùng Ctrough để TDM cho bệnh nhân nặng.
Hiệu chỉnh liều vancomycin theo AUC
- Truyền liên tục vancomycin.
- Ước tính AUC dựa trên phương pháp Sawchuk-Zasker (2 nồng độ).
- Ước tính AUC dựa trên phương pháp Bayesian (1-2 nồng độ).
Hiệu chỉnh liều vancomycin theo AUC
- Hiệu chỉnh liều vancomycin theo AUC
Sử dụng chiến lược ước đoán AUC theo Bayesian
- Sử dụng chiến lược ước đoán AUC theo Bayesian
Giám sát Ctrough trong TDM vancomycin tại Bệnh viện Bạch Mai
- Giám sát Ctrough trong TDM vancomycin tại Bệnh viện Bạch Mai
Ước tính AUC trong hiệu chỉnh liều vancomycin tại Bệnh viện Bạch Mai
Mục tiêu: Xác định liều dùng Vancomycin phù hợp
- Xác định liều dùng Vancomycin phù hợp
- Xác định liều dùng Vancomycin phù hợp
Phần mềm hiệu chỉnh liều theo Bayesian
- Phần mềm hiệu chỉnh liều theo Bayesian
Quy trình giám sát nồng độ thuốc trong máu và hiệu chỉnh liều vancomycin trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Bạch Mai
- Quy trình giám sát nồng độ thuốc trong máu và hiệu chỉnh liều vancomycin
Đặc điểm sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Bạch Mai
- Chế độ liều duy trì Vancomycin
Đặc điểm TDM và hiệu chỉnh liều vancomycin
- Đặc điểm TDM và hiệu chỉnh liều vancomycin
- Đặc điểm TDM và hiệu chỉnh liều vancomycin
- TDM Vancomycin tại Bệnh viện Bạch Mai
Ca lâm sàng minh họa
Ca lâm sàng 1
Thông tin bệnh nhân:
- Bệnh nhân nam 83 tuổi; 42kg; cao 160 cm.
- Chẩn đoán: Viêm phổi bệnh viện – Sau mổ nhiễm trùng hạt tophy mắt cá ngoài chân (T).
- 28/7: Creatinin 164 µmol/l ; MLCT: 18 ml/phút.
- Chỉ định kháng sinh: Vancomycin liều nạp 1250mg, liều duy trì 1000mg mỗi 12h.
- TDM vancomycin (9h – 28/7): 14.3 µg/ml.
Ngày 28/7 BN hội chẩn Dược để chỉnh liều vancomycin.
Dược sĩ thu thập thông tin liên quan đến hiệu chỉnh liều vancomycin:
- Đơn thuốc ca lâm sàng 1
Nhập thông tin bệnh nhân và liều dùng hiện tại vào phần mềm SmartDose để ước tính AUC:
- Nhập thông tin bệnh nhân và liều dùng ca lâm sàng 1
- Liều dùng được tính toán ca lâm sàng 1
Đánh giá:
- Bệnh nhân cao tuổi, chức năng thận kém (Crcl 18mL/phút). Đang dùng liều 1000mg mỗi 24h AUC ước tính 974 mg.h/L => nguy cơ gây độc thận.
Ý kiến Dược lâm sàng:
- Giảm liều vancomycin xuống 500mg mỗi 24h (AUC ước tính 487 mg.h/L);
- Theo dõi chức năng thận của bệnh nhân;
- Định lượng lại nồng độ Vancomycin sau ít nhất 24h kể từ khi dùng liều mới.
Hội chẩn Dược lần 2 ngày 31/7:
Thu thập thông tin:
- Liều duy trì trước khi HC: 500mg mỗi 24h
- Thời gian truyền: 90’
- TDM Vancomycin (9h30’ – 31/7): 15,2 µg/ml
- Creatinin (31/7): 111 µmol/l; MLCT: 26 ml/phút.
Nhập thông tin và liều dùng hiện tại vào phần mềm SmartDose để ước tính AUC:
Đánh giá:
- Bệnh nhân sử dụng theo chế độ liều được tư vấn (500mg mỗi 24h – AUC ước tính 508 mg.h/L).
- Hạn chế được nguy cơ gây độc thận khi dùng vancomycin.
Ý kiến Dược lâm sàng:
- Tiếp tục duy trì liều vancomycin 500mg mỗi 24h (AUC ước tính 508 mg.h/L);
- Theo dõi chức năng thận của bệnh nhân.
Ca lâm sàng 2
Thông tin bệnh nhân:
- Bệnh nhân nữ 75 tuổi; P = 45kg; cao 155 cm
- Chẩn đoán : Trợt loét cùng cụt – nhiễm khuẩn tiết niệu – đợt cấp gout mạn – thiếu máu
- 16/7: Creatinin 135 µmol/l ; MLCT: 23 ml/phút
- Chỉ định kháng sinh: Vancomycin liều nạp 1000mg, liều duy trì 1000mg mỗi 24h
- TDM vancomycin (8h – 18/7): 27.2 µg/ml
Ngày 18/7 BN hội chẩn Dược để chỉnh liều vancomycin.
- Đơn ca lâm sàng 2
Nhập thông tin bệnh nhân và liều dùng hiện tại vào phần mềm SmartDose để ước tính AUC:
- Nhập thông tin bệnh nhân và liều dùng ca lâm sàng 2
Đánh giá:
- Bệnh nhân cao tuổi, chức năng thận kém (Crcl 23 mL/phút). Đang dùng liều 1000mg mỗi 24h AUC ước tính rất cao (1345 mg.h/L) => Cần tạm thời ngừng truyền vancomycin.
Ý kiến Dược lâm sàng:
- Tạm ngừng truyền vancomycin
- Theo dõi chức năng thận của bệnh nhân;
- Định lượng lại nồng độ vancomycin sau 48h kể từ thời điểm dùng liều cuối cùng. Sau khi có kết quả sẽ quyết định liều dùng tiếp theo.
Hội chẩn Dược lần 2 ngày 20/7
Thu thập thông tin:
- Bệnh nhân đang được tạm thời ngừng truyền vancomycin từ ngày 18/7
- TDM Vancomycin (8h – 20/7): 21.5 µg/ml
- Creatinin (20/7): 98 µmol/l;
- MLCT: 31 ml/phút.
Nhập thông tin và liều dùng hiện tại vào phần mềm SmartDose để ước tính AUC:
Đánh giá:
- Bệnh nhân được ngừng truyền vancomycin theo ý kiến hội chẩn của Dược lâm sàng;
- Nồng độ Ctrough ước tính trên phần mềm sát với nồng độ đo được thực tế
Ý kiến Dược lâm sàng:
- Tiếp tục cho bệnh nhân truyền lại vancomycin với liều 750mg mỗi 48h (AUC ước tính 502 mg.h/L);
- Theo dõi chức năng thận của bệnh nhân.
=> Bệnh nhân tiếp tục được truyền lại vancomycin theo liều khuyến cáo của Dược lâm sàng. Ngày 23/7, bệnh nhân xuất viện với toàn trạng ổn định.
Kết luận
- Hiệu chỉnh liều vancomycin theo Ctrough không còn phù hợ Nên áp dụng TDM theo đích AUC. Truyền liên tục, lấy hai mẫu máu, áp dụng phần mềm Bayesian là các giải pháp có thể cân nhắc.
- Sử dụng phần mềm TDM Bayesian mang lại nhiều thuận tiện trong quá trình theo dõi và đánh giá trên bệnh nhân.
- TDM: phối hợp đa ngành – bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, hóa sinh, vi sinh.
HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA PHỐI HỢP VANCOMYCIN VÀ β-LACTAM KHÁNG TỤ CẦU SO VỚI ĐƠN TRỊ VANCOMYCIN TRONG ĐIỀU TRỊ MRSA MÁU
Thử nghiệm ngẫu nhiên, nhãn mở CAMERA-2 đăng trên JAMA vào tháng 2/2020 đánh giá hiệu quả của phối hợp daptomycin hoặc vancomycin với cefazolin, flucloxacillin hoặc oxacillin trong 7 ngày ở 352 người bệnh nhiễm MRSA máu. Trong đó, 174 người bệnh được phân bổ ngẫu nhiên vào nhóm phối hợp và 178 vào nhóm đơn trị.
Tiêu chí chính là tiêu chí gộp của tỷ lệ tử vong trong 90 ngày, còn nhiễm khuẩn huyết vào ngày thứ 5 điều trị trở đi, tái nhiễm hoặc thất bại điều trị (MRSA dương ở các vị trí vô trùng vào ngày 14).
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thêm β-lactam kháng tụ cầu không khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả so với đơn trị (tương ứng 35% so với 39%). Người bệnh ở nhóm phối hợp có tổn thương thận cấp cao hơn đáng kể (23% so với 6%) và tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết vào ngày thứ 5 ít hơn có ý nghĩa thống kê (11% so với 20%).
Mặc dù thiết kế nghiên cứu bao gồm cả người bệnh dùng daptomycin, 99% người bệnh được dùng vancomycin, do đó kết quả nghiên cứu chỉ nên được cân nhắc đối với vancomycin. Nghiên cứu bị dừng sớm do tỷ lệ tổn thương thận cấp cao ở nhóm phối hợp, tuy nhiên tỷ lệ thực tế có thể cao hơn do các báo cáo ADR chỉ được ghi nhận nếu nhà nghiên cứu đánh giá biến cố có hại liên quan việc điều trị. Việc dùng khoảng thời gian từ lúc cấy máu dương tính đến khi âm tính (tiêu chí nhiễm khuẩn huyết dai dẳng) có thể chưa phản ánh đúng hiệu quả của điều trị khi tỷ lệ nhiễm huyết dai dẳng thấp hơn nhưng không đi đôi với lợi ích lâm sàng. Một vài câu hỏi được đặt ra là nếu vancomycin được phối hợp cefazolin (ít gây tổn thương thận cấp nhất trong nghiên cứu này), ceftaroline (được FDA chấp thuận cho điều trị MRSA) hoặc kháng sinh khác thì kết quả nghiên cứu có dương tính không. Câu trả lời nằm trong các thử nghiệm tương lai. Dù là vậy, việc phối hợp kháng sinh cho điều trị MRSA máu có thể không chứng minh được lợi ích và tiềm ẩn nhiều nguy hại. [1]
ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA ClinCalc, VancoPK, TDMx VÀ DMC TRONG VIỆC ƯỚC TÍNH DIỆN TÍCH DƯỚI ĐƯỜNG CONG CỦA VANCOMYCIN
– Hầu hết bác sĩ và dược sĩ đều cho rằng TDM theo AUC giúp tăng tính an toàn cả trước và sau khi triển khai (80% so với 83%, p = 0.673).
– Giảm tỷ lệ bác sĩ và dược sĩ cho rằng cần đạt nồng độ đáy > 15mg/L để đạt mục tiêu điều trị (20% so với 3.8%, p = 0.001).
– Tăng tỷ lệ bác sĩ cảm thấy thoải mái với việc chỉnh liều theo AUC (2.7% so với 41.5%).
Đây có thể là nghiên cứu đầu tiên đánh giá mức độ hiểu biết và phản hồi của cả bác sĩ và dược sĩ về một quy trình TDM vancomycin theo AUC do dược sĩ quản lý, giúp người đọc có một cái nhìn mang tính đa chuyên ngành về ứng dụng các khuyến nghị mới trong thực hành lâm sàng.
Đồng thuận năm 2020 về TDM vancomycin trong điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng do MRSA đã khuyến nghị mục tiêu điều trị AUC24h/MIC 400 – 600 thay vì sử dụng mục tiêu nồng độ đáy 15 – 20 mg/L như hướng dẫn cũ năm 2009. Trên thực tế, việc điều chỉnh nồng độ đáy > 15 mg/L tuy có thể đảm bảo AUC > 400 mg.h/L nhưng đôi khi AUC có thể > 600 mg.h/L do không kiểm soát được nồng độ đỉnh, dẫn đến tăng nguy cơ ADR của vancomycin, đặc biệt là tổn thương thận cấp. Trong nghiên cứu này, việc tập huấn và triển khai quy trình đã giúp tăng tỷ lệ người tham gia cho rằng không cần phải đạt nồng độ đáy > 15 mg/L để đạt mục tiêu điều trị.
Nghiên cứu cũng cho thấy, cả trước và sau can thiệp, hầu hết người tham gia đều cho rằng việc TDM theo AUC cần nhiều thời gian và nhiều lần lấy mẫu hơn so với
TDM theo nồng độ đáy. Tuy nhiên, do sự phức tạp trong phương pháp TDM, dược sĩ thường là người chịu trách nhiệm trong việc theo dõi điều trị và chỉnh liều vancomycin trong các quy trình TDM vancomycin tại các bệnh viện. Có thể vì lý do này mà tỷ lệ bác sĩ cảm thấy thoải mái với phương pháp TDM mới này đã tăng từ 2.7% lên đến 41.5%. [2]
THEO DÕI NỒNG ĐỘ VÀ HIỆU CHỈNH LIỀU VANCOMYCIN DỰA TRÊN DƯỢC ĐỘNG HỌC QUẦN THỂ Cập nhật kết quả tại một số bệnh viện – PGS – Tiến sĩ Vũ Đình Hòa
Xem chi tiết tại đây.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Vancomycin, pubchem. Truy cập ngày 08/11/2023.
- Shivali Patel; Charles V. Preuss; Fidelia Bernice. Vancomycin, pubmed.com. Truy cập ngày 08/11/2023.
- . Effect of Vancomycin or Daptomycin With vs Without an Antistaphylococcal β-Lactam on Mortality, Bacteremia, Relapse, or Treatment Failure in Patients With MRSA Bacteremia.
- . Eric R. Gregory Open the ORCID record for Eric R. Gregory[Opens in a new window] , Lucy Stun , Matt J. Mason , Nicole M. Wilson and Kassem A. Hammoud. Đăng ngày: 16 tháng chín 2022. Pharmacist and physician insight of vancomycin therapeutic drug-monitoring changes. Truy cập ngày 20 tháng 05 năm 2023.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hy Lạp
Xuất xứ: Việt Nam