Sulpirid
Biên soạn và Hiệu đính
Dược sĩ Xuân Hạo
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Sulpiride
Tên danh pháp theo IUPAC
N-[(1-ethylpyrrolidin-2-yl)methyl]-2-methoxy-5-sulfamoylbenzamide
Nhóm thuốc
Thuốc chống loạn thần không điển hình
Mã ATC
N05AL01
N – Thuốc hệ thần kinh
N05 – Thuốc an thần
N05A – Thuốc chống loạn tâm thần
N05AL – Các Benzamide
N05AL01 – Sulpirid
Mã UNII
7MNE9M8287
Mã CAS
15676-16-1
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C15H23N3O4S
Phân tử lượng
341,4g/mol
Cấu trúc phân tử
Sulpiride là một sulfonamide có cấu trúc N-alkyl pyridine và là dẫn xuất của nhóm benzamide, thu được từ sự ngưng tụ giữa nhóm cacboxyl của axit 2-methoxy-5-sulfamoyl benzoic và nhóm amin chính của (1-ethylpyrrolidin-2-yl) methylamine.
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 2
Số liên kết hydro nhận: 6
Số liên kết có thể xoay: 6
Diện tích bề mặt tôpô: 110 Ų
Số lượng nguyên tử nặng: 23
Các tính chất đặc trưng
Điểm nóng chảy: 178°C
Khối lượng chính xác: 341.14092740g/mol
Độ tan trong nước: 0,537mg/mL
Hằng số phân ly pKa: 9,12
Chu kì bán hủy: 7,15 – 8,3 giờ
Sinh khả dụng đường uống: 20 – 35%
Khả năng liên kết với Protein huyết tương: Khoảng 40%
Cảm quan
Sulpirid có dạng bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, tan được trong nước.
Dạng bào chế
Viên nén: 50mg, 200mg, 400mg.
Viên nang: 50mg.
Dung dịch uống: 200mg/5ml.
Thuốc tiêm: 100mg/2ml.
Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Sulpiride nên được đựng trong lọ nút kín tránh ánh sáng, bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30°C.
Nguồn gốc
Sulpirid được phát hiện lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học người Pháp là Justin-Besançon và C. Laville vào năm 1966. Trong quá trình nghiên cứu cải thiện các đặc tính chống rối loạn nhịp tim của procainamide, họ đã tìm ra cấu trúc sulpirid (trước đó là metoclopramide).
Cơ chế hoạt động
Tác dụng chống loạn thần và chống trầm cảm của sulpirid được thể hiện thông qua cơ chế phong bế chọn lọc thụ thể dopamin D2 ở não. Sulpirid có thể được xem như một thuốc trung gian giữa các thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm nhờ cả hai tác dụng này.
Ứng dụng trong y học
Ứng dụng chính trong y học của sulpiride là điều trị các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt với liệu pháp đơn trị liệu hoặc liệu pháp kết hợp (trong trường hợp kháng trị). Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy sulpiride có thể thúc đẩy phản ứng chống trầm cảm ở những bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm nặng, mặc dù hiệu quả tương đối thấp. Do đó, sulpiride vừa được chấp nhận là phương pháp điều trị tâm thần phân liệt và rối loạn trầm cảm nặng (với liều thấp) tại Nhật Bản.
Trong nghiên cứu điều trị khi thiếu sữa mẹ và để cải thiện thuốc ngừa thai khi dùng progestin, sulpirid cũng mang lại hiệu quả khi có khả năng kích thích tiết prolactin. Hơn nữa, trong điều trị loét hành tá tràng, kết quả mang lại từ các nghiên cứu đã cho thấy sự cải thiện lưu lượng máu và tiết niêm dịch ở niêm mạc dạ dày tá tràng. Thuốc cũng có tác dụng chống nôn và từng được dùng để điều trị chóng mặt, chứng đau nửa đầu.
Tại Việt Nam, sulpiride thường được chỉ định trong: trạng thái loạn thần cấp tính, chứng lo âu ở người lớn, rối loạn hành vi ở trẻ em và các trạng thái kích động.
Sulpirid cũng đang được nghiên cứu trong việc điều trị chứng rối loạn hoảng sợ và chứng rối loạn nhịp tim do các kết quả hiện tại thu được rất khả quan.
Dược lực học
Sự khác biệt của sulpirid so với đa số các thuốc chống loạn thần khác (phong bế cả thụ thể dopamin D1 và D2) là tác dụng chọn lọc hơn và chủ yếu đối kháng dopamin D2. Do đó, tác dụng ngoại tháp có tỷ lệ tương đối thấp. Ngoài ra, sulpirid không tác động đến các thụ thể norepinephrin, acetylcholin, serotonin, histamin, và acid gamma aminobutyric (GABA).
Tính chất phong bế chọn lọc này được nghiên cứu để điều trị bệnh nhân bị chứng loạn động muộn. Một số bằng chứng cho thấy sử dụng sulpirid với liều thấp (50 tới 150mg/ngày) có tác dụng chống trầm cảm, còn liều cao hơn (800mg/ngày tới 1000mg/ngày) có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng dương tính của bệnh tâm thần phân liệt. Tác dụng chống trầm cảm của sulpirid liều thấp được cho là có liên quan đến tác động chủ yếu trên các thụ thể dopamin (autoreceptors), với hoạt hóa chất dẫn truyền của dopamin.
Hiện nay, các dữ liệu để đánh giá vị trí của sulpirid trong điều trị các bệnh thần kinh khác như trầm cảm, rối loạn tâm căn, thiếu sữa mẹ hoặc bệnh loét dạ dày tá tràng vẫn chưa đủ. Tất cả các nghiên cứu về sulpirid đều được thực hiện trên một số lượng nhỏ người bệnh nên việc đánh giá tính hiệu quả và toàn của thuốc chưa được khách quan. Việc làm giảm nhiều tác dụng phụ ngoại tháp và các tác dụng phụ khác liên quan đến cơ chế phong tỏa chọn lọc thụ thể dopamin D2 của sulpirid vẫn chưa được làm rõ. Rối loạn vận động muộn cũng đã được thông báo và việc sử dụng sulpirid để điều trị bệnh tâm thần phân liệt chưa cho thấy có lợi ích lâm sàng hơn các thuốc chống loạn thần khác.
Dược động học
Hấp thu
Sulpirid được hấp thu chậm ở đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh của sulpirid trong huyết tương đạt được sau khi uống đối với viên nén 200mg hoặc viên nang 50mg là 0,73 mg/lít và 0,25 mg/lít trong vòng từ 3 – 6 giờ. Đối với dung dịch uống 50mg hoặc tiêm bắp liều 100mg, nồng độ đỉnh đạt được là 0,28mg/lít trong vòng 4,5 giờ và 2,2mg/lít trong 30 phút. Sinh khả dụng đối với đường uống thấp (từ 25 – 35%), có sự khác nhau giữa các người bệnh. Dược động học của sulpirid thay đổi theo tuyến tính sau khi uống các liều từ 50mg đến 300 mg.
Phân bố
Tốc độ phân bố của sulpirid vào các mô nhanh nhưng ít qua được hàng rào máu não. Thể tích phân bố là 0,94 lít/kg, có thể vào được sữa mẹ và nhau thai. Tỷ lệ liên kết với protein khoảng 40% (đặc biệt là với albumin).
Chuyển hóa
Sulpirid ít được chuyển hóa ở người, 92% liều tiêm bắp được thải qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa.
Thải trừ
Thời gian bán thải trong huyết tương của thuốc khoảng 8 – 9 giờ, chủ yếu qua lọc cầu thận. Độ thanh thải toàn bộ khoảng 126 ml/phút.
Độc tính ở người
Tương tự như các thuốc chống loạn thần khác, sulpirid có thể gây ra hội chứng ác tính thần kinh. Do đó, nếu thấy sốt cao không rõ nguyên nhân trong quá trình điều trị thì phải ngừng thuốc ngay.
Khoảng QT điện tâm đồ của sulpirid kéo dài phụ thuộc theo liều dùng, dẫn đến làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim nặng, đặc biệt là xoắn đỉnh. Do đó không nên sử dụng sulpirid cho người bệnh có các biểu hiện: nhịp tim chậm (< 55 nhịp/phút), giảm kali huyết, khoảng QT dài bẩm sinh hay do phối hợp với một thuốc khác.
Đối với người cao tuổi, đặc biệt là khi bị sa sút trí tuệ và có các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não, việc điều trị bằng sulpirid phải hết sức thận trọng vì dễ bị hạ huyết áp tư thế đứng, dễ ngã, buồn ngủ và tác dụng ngoại tháp. Nguy cơ tử vong thường tăng lên khi sử dụng các thuốc chống loạn thần ở lứa tuổi này.
Đối với người bệnh bị đái tháo đường hoặc có nguy cơ đái tháo đường, phải theo dõi nồng độ đường huyết khi bắt đầu điều trị bằng sulpirid. Trong các trường hợp suy thận, cần giảm liều và tăng cường theo dõi hoặc điều trị từng đợt gián đoạn nếu suy thận nặng.
Tương tác với thuốc khác
Có tổng cộng 352 loại thuốc được biết là có tương tác với sulpiride , được phân loại là 203 tương tác chính, 148 tương tác trung bình và 1 tương tác nhỏ.
Thuốc | Tương tác |
Cabergoline | Đối kháng lẫn nhau làm giảm hiệu quả trị liệu. |
Goserelin | Làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng trong hội chứng khoảng QT kéo dài. |
Cyclosporine | Làm tăng cường các hoạt động gây độc thần kinh của Sulpiride. |
Tryptophan | Làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng không mong muốn. |
Hydroquinidine | Làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, và tăng nhanh nhịp thất đa hình. |
Sucralfat | Làm giảm sự hấp thu sulpiride trong cơ thể. |
Một vài nghiên cứu của sulpirid trong Y học
Đánh giá lợi ích và rủi ro của sulpiride trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt
Trừu tượng
Sulpiride là một benzamide được thay thế có tác dụng chọn lọc trên các thụ thể dopamine D2, và dữ liệu lâm sàng và dược lý cho thấy nó có thể được coi là một thuốc chống loạn thần không điển hình. Sulpiride thâm nhập hàng rào máu não kém vì khả năng hòa tan trong lipid thấp.
Thuốc chủ yếu được bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu, và sự tích tụ thuốc có thể xảy ra ở bệnh nhân rối loạn chức năng thận và có thể ở bệnh nhân cao tuổi với mức lọc cầu thận giảm. Ở liều lượng thấp (50 đến 150 mg / ngày), sulpiride tạo ra tác dụng ức chế và chống trầm cảm, có thể liên quan đến tác dụng của nó trên các thụ thể tự động trước synap D2, do đó tạo điều kiện dẫn truyền thần kinh dopaminergic. Dữ liệu đã xác nhận hiệu quả của sulpiride ở bệnh nhân tâm thần phân liệt cấp tính hoặc mãn tính trong cả điều trị ngắn hạn và dài hạn, nhưng các thử nghiệm dài hạn có đối chứng với giả dược vẫn còn thiếu. Vẫn còn nghi ngờ liệu sulpiride có hiệu quả hơn các thuốc chống loạn thần điển hình để điều trị các triệu chứng tiêu cực hay không.
Dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng đang gây tranh cãi, phần lớn các tác giả chỉ ra rằng sulpiride tạo ra tỷ lệ hồi phục từ âm tính tốt hơn so với các triệu chứng tích cực ở liều thấp, nhưng nó cho thấy một hiệu quả tương tự đối với các triệu chứng âm tính và tích cực ở liều cao hơn. Tính an toàn của sulpiride tương tự như các thuốc chống loạn thần điển hình, mặc dù tần suất các tác dụng ngoại ý có vẻ thấp hơn trên toàn cầu. Các phản ứng ngoại tháp thường nhẹ.
Tác dụng tự trị xảy ra với sulpirid ít hơn so với các thuốc chống loạn thần điển hình, không cho thấy ảnh hưởng lâm sàng liên quan đến các thông số tim mạch và nói chung là khả năng dung nạp tốt ở bệnh nhân cao tuổi. Sulpiride được biết là gây tăng prolactin trong cả huyết thanh và dịch não tủy, có thể liên quan đến chứng bất lực ở nam giới và giảm chức năng tuyến sinh dục ở phụ nữ; những tác dụng này phụ thuộc vào liều lượng.
Sulpiride có thể được coi là một thuốc chống loạn thần không điển hình, xem xét tác dụng của nó đối với các triệu chứng tiêu cực, khiếm khuyết, hoạt động một phần của nó đối với các triệu chứng tích cực và tỷ lệ thấp của các tác dụng ngoại tháp. Sulpiride có thể tìm thấy vai trò điều trị cụ thể của nó ở những bệnh nhân cao tuổi bị tâm thần phân liệt, vì nó cho thấy mức độ an toàn tốt giữa liều lượng điều trị và nồng độ chất độc. cho thấy không có ảnh hưởng liên quan đến lâm sàng đến các thông số tim mạch và nói chung là khả năng dung nạp tốt ở bệnh nhân cao tuổi.
Tài liệu tham khảo
- 1. Bộ Y Tế (2012), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
- 2. Drugbank, Sulpirid, truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
- 3. Mauri, M. C., Bravin, S., Bitetto, A., Rudelli, R., & Invernizzi, G. (1996). A risk-benefit assessment of sulpiride in the treatment of schizophrenia. Drug safety, 14(5), 288–298.
- 4. Pubchem, Sulpirid, truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Tây Ban Nha
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: VIệt Nam
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Cộng hòa Síp
Xuất xứ: Việt Nam