Rifamycin

Showing all 2 results

Rifamycin

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Rifamycin

Tên danh pháp theo IUPAC

[(7S,9E,11S,12R,13S,14R,15R,16R,17S,18S,19E,21Z)-2,15,17,27,29-pentahydroxy-11-methoxy-3,7,12,14,16,18,22-heptamethyl-6,23-dioxo-8,30-dioxa-24-azatetracyclo[23.3.1.14,7.05,28]triaconta-1(29),2,4,9,19,21,25,27-octaen-13-yl] acetate

Rifamycin thuộc nhóm kháng sinh nào?

Nhóm kháng sinh rifamycin là nhóm thuốc kháng khuẩn ansamycin

Mã ATC

A – Đường tiêu hóa và trao đổi chất

A07 – Thuốc chống tiêu chảy, chống viêm/chống nhiễm trùng đường ruột

A07A – Thuốc chống nhiễm trùng đường ruột

A07AA – Kháng sinh

A07AA13 – Rifamycin

S – Cơ quan cảm giác

S02 – Tai học

S02A – Thuốc chống nhiễm trùng

S02AA – Thuốc chống nhiễm trùng

S02AA12 – Rifamycin

S – Cơ quan cảm giác

S01 – Nhãn khoa

S01A – Thuốc chống nhiễm trùng

S01AA – Kháng sinh

S01AA16 – Rifamycin

J – Thuốc chống nhiễm trùng để sử dụng toàn thân

J04 – Thuốc kháng khuẩn

J04A – Thuốc điều trị bệnh lao

J04AB – Thuốc kháng sinh

J04AB03 – Rifamycin

D – Da liễu

D06 – Thuốc kháng sinh và hóa trị liệu dùng trong da liễu

D06A – Kháng sinh dùng tại chỗ

D06AX – Kháng sinh khác dùng tại chỗ

D06AX15 – Rifamycin

Mã UNII

DU69T8ZZPA

Mã CAS

6998-60-3

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C37H47NO12

Phân tử lượng

697.8 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Rifamycin là axit liên hợp của rifamycin SV (1-).

Mô hình bóng và que

Cấu trúc hình bóng và que của Rifamycin
Cấu trúc hình bóng và que của Rifamycin

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 6

Số liên kết hydro nhận: 12

Số liên kết có thể xoay: 3

Diện tích bề mặt cực tôpô: 201

Số lượng nguyên tử nặng: 50

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 3

Liên kết cộng hóa trị: 1

Dạng bào chế

Dung dịch: thuốc rifamycin nhỏ tai,..

Dạng bào chế Rifamycin
Dạng bào chế Rifamycin

Nguồn gốc

  • Vào năm 1957, Streptomyces mediterranei lần đầu tiên được phân lập từ mẫu đất thu được tại gần thị trấn ven biển St Raphael nước Pháp. Rifamycin lần đầu tiên được phân lập bằng cách nuôi cấy lên men Streptomyces mediterranei
  • Năm 1960, Rifamycin được sử dụng rộng rãi để giải quyết vấn đề bệnh lao kháng thuốc.
  • Năm 1975, một dẫn xuất của rifamycin là Rifabutin được nhà sản xuất tại Ý và vào năm 1992 nó có mặt trên thị trường Hoa Kỳ.

Dược lý và cơ chế hoạt động

Rifamycin có hiệu quả chống lại mầm bệnh mycobacteria, gram dương và gram âm. Rifamycin rất hiệu quả chống lại E. coli mà không biểu hiện kháng chéo với các chất kháng khuẩn khác. Rifamycin có cơ chế hoạt động kháng khuẩn do ức chế tổng hợp RNA bằng cách liên kết mạnh mẽ với RNA polymerase phụ thuộc DNA của sinh vật nhân sơ. Rifamycins ức chế RNA polymerase của hầu hết các loại vi khuẩn. Do sự ức chế tổng hợp RNA gây gián đoạn giai đoạn bắt đầu của quá trình và gây gián đoạn tương tác xếp chồng giữa phần thơm trong polymerase, vòng naphtalene. Rifamycin gây ra xung đột không gian mạnh với cơ chế oligonucleotide do đó ngăn chặn sự tổng hợp chu trình sống của tế bào. Rifamycin chủ yếu được sử dụng để chống lại Mycobacteria và Mycobacteria leprae đặc biệt ức chế sự khởi đầu tổng hợp RNA bằng cách liên kết với tiểu đơn vị beta của RNA polymerase. Ngoài hoạt động chống lại vi khuẩn, rifamycin còn có tác dụng ức chế men sao chép ngược của một số loại virus RNA. Các dẫn xuất của rifamycin gần đây đã được phát hiện là có hiệu quả chống lại Mycobacteria avium. Thuốc kháng sinh Rifamycin nhắm vào RNA polymerase của vi khuẩn.

Dược động học

Hấp thu

Kháng sinh rifamycin có khả năng hấp thu rất kém. Với liều dùng 250mg Rifamycin, thì Cmax là 36 mg/L với thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 5 phút và AUC=11,84 mg.h/L.

Chuyển hóa

Thuốc Rifamycin được chuyển hóa thành chất chuyển hóa 25-deacetyl chủ yếu ở tế bào gan và microsome ruột

Phân bố

Rifamycin có khả năng liên kết với protein khoảng 80-95%. Với liều dùng 250mg thì thể tích phân bố là 101,8 L.

Thải trừ

Rifamycin được tìm thấy trong phân 18%, 50% và 21% trong 24, 48 và 72 giờ đầu tiên. Khoảng 90% liều dùng Rifamycin được đào thải qua phân. Thời gian bán hủy của là 3 giờ.

Độ thanh thải được báo cáo là 23,3 L/giờ

Ứng dụng trong y học

  • Rifamycin chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng được chứng minh/ nghi ngờ là do vi khuẩn gây ra, để ngăn ngừa vi khuẩn kháng thuốc.
  • Rifamycin để trị tại chỗ nhiễm khuẩn gram âm/ dương, điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da,…
  • Rifamycin được chỉ định để điều trị tiêu chảy cho bệnh nhân người lớn đi du lịch do các chủng E. coli không xâm lấn.

Tác dụng phụ

Rifamycin có thể gây ra tác dụng phụ:

  • Đau bụng dữ dội
  • Tiêu chảy kèm nước hoặc có máu
  • Táo bón
  • Đau đầu

Độc tính ở người

Chưa có dữ liệu

Tương tác với thuốc khác

  • Thuốc kháng sinh rifamycin có thể làm giảm hoạt động của vắc xin.
  • Rifamycin có thể làm tăng sự hấp thu của indocyanine green và có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Lưu ý khi sử dụng

  • Không nên tiêm vắc xin tả và vắc xin thương hàn ít nhất 14 ngày và 3 ngày sau khi hoàn thành liệu pháp kháng sinh Rifamycin.
  • Rifamycin không có khả năng đi vào sữa mẹ hoặc gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào ở trẻ bú mẹ sau khi mẹ sử dụng vì vậy có thể dùng Rifamycin cho phụ nữ cho con bú nếu có chỉ định của bác sĩ.
  • Rifamycin có thể dùng cho phụ nữ cho con bú khi đã có chỉ định của bác sĩ và đảm bảo lợi ích cho mẹ bầu vượt trội hơn rủi ro cho con.
  • Hiện nay tình trạng nhầm lẫn Rifampicin và rifamycin đã xảy ra vì vậy bệnh nhân và bác sĩ cần chú ý đây là 2 loại kháng sinh khác nhau. Rifampicin là thuốc kháng sinh dùng để điều trị lao còn rifamycin là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn gram âm/dương tại chỗ trong trường hợp nhiễm khuẩn vết thương, mô mềm, da, bỏng,…

Một vài nghiên cứu của Rifamycin trong Y học

Hiệu quả của Rifamycin để điều trị bệnh tiêu chảy của khách du lịch: hiệu quả tương đương với ciprofloxacin và không liên quan đến việc thu nhận vi khuẩn đa kháng thuốc

Rifamycin SV-MMX® for treatment of travellers' diarrhea_ equally effective as ciprofloxacin and not associated with the acquisition of multi-drug resistant bacteria
Rifamycin SV-MMX® for treatment of travellers’ diarrhea_ equally effective as ciprofloxacin and not associated with the acquisition of multi-drug resistant bacteria

Với bối cảnh hiện nay là Rifamycin đang được biết đến là thuốc kháng sinh có khả năng hấp thu kém và được dùng trong điều trị tiêu chảy ở người đi du lịch do vi khuẩn E.Coli gây ra trong một vài nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu so sánh kháng sinh Rifamycin với thuốc ciprofloxacin toàn thân. Nghiên cứu tiến hành với phương pháp mù đôi ngẫu nhiên giai đoạn 3. 835 đối tượng nghiên cứu bị tiêu chảy được dùng 400mg Rifamycin hai lần mỗi ngày được so sánh với ciprofloxacin 500 mg hai lần mỗi ngày trong điều trị (được chọn ngẫu nhiên để điều trị 3 ngày). Trong đó có 420 bệnh nhân dùng Rifamycin và 415 bệnh nhân dùng ciprofloxacin. Tiêu chí chính là thời điểm cuối cùng bệnh nhân đi tiêu phân không thành dạng. Kết quả cho thấy thời điểm cuối cùng bệnh nhân đi tiêu phân không thành dạng trung bình ở nhóm Rifamycin là 42,8 giờ so với 36,8 giờ ở nhóm ciprofloxacin cho thấy Rifamycin không thua kém so với ciprofloxacin. Các kết quả cuối cùng về hiệu quả thứ cấp bao gồm tỷ lệ thất bại trong điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh trên lâm sàng. Trong khi những bệnh nhân dùng ciprofloxacin cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn Escherichia coli phổ rộng tăng đáng kể sau 3 ngày điều trị thì tỷ lệ không tăng ở những bệnh nhân dùng Rifamycin. Cả hai loại thuốc Rifamycin và ciprofloxacin đều được dung nạp tốt và an toàn. Kết luận rằng Rifamycin không thua kém kháng sinh toàn thân ciprofloxacin trong điều trị tiêu chảy.

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Rifamycin , pubchem. Truy cập ngày 30/10/2023.
  2. Robert Steffen 1 2, Zhi-Dong Jiang 2, Mónica L Gracias Garcia 3, Prithi Araujo 4, Michael Stiess 5, Tanju Nacak 5, Roland Greinwald 5, Herbert L DuPont (2018) Rifamycin SV-MMX® for treatment of travellers’ diarrhea: equally effective as ciprofloxacin and not associated with the acquisition of multi-drug resistant bacteria , pubmed.com. Truy cập ngày 30/10/2023.

Khử trùng tai, kháng khuẩn

Metoxa

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ taiĐóng gói: Hộp 1 lọ x 10 ml

Xuất xứ: Việt Nam

Khử trùng tai, kháng khuẩn

Otofa

Được xếp hạng 5.00 5 sao
120.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ taiĐóng gói: Hộp 1 lọ 10 ml

Xuất xứ: Pháp