Polydextrose
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Mã UNII
VH2XOU12IE
Mã CAS
68424-04-4
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C12H22O11
Đặc điểm cấu tạo
Polydextrose là một oligome glucose liên kết ngẫu nhiên có chứa một lượng nhỏ sorbitol và axit citric. Phân tử này chứa tất cả các kết hợp có thể có của liên kết α và β 1→2, 1→3, 1→4 và 1 →6 liên kết glycosid, trong đó liên kết 1→6 (cả α và β) chiếm ưu thế
Phân tử lượng
342,30 g/mol
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 8
Số liên kết hydro nhận: 11
Số liên kết có thể xoay: 4
Diện tích bề mặt cực tôpô: 190
Số lượng nguyên tử nặng: 23
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 1
Liên kết cộng hóa trị: 1
Tính chất
- Polydextrose tồn tại dạng chất rắn màu trắng đến nâu nhạt.
- Polydextrose hòa tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt, không màu đến màu rơm
- pH của Polydextrose khoảng 2,5 đến 7,0
- Polydextrose không ngọt, có vị trung tính
Dạng bào chế
Bột
Kẹo dẻo
Dung dịch
Viên nang mềm
Nguồn gốc
- Polydextrose trong sản xuất thương mại bắt nguồn từ một quy trình được phát triển bởi Hans H. Rennhard
- Inc. Rennhard bắt đầu nghiên cứu về việc dùng polysacarit như chất thay thế ít calo cho tinh bột, chất béo, bột mì, đường. Đến năm 1965, Inc. Rennhard tạo ra polydextrose, một polyme của dextrose, được sản xuất từ các thành phần tự nhiên: sorbitol và axit citric, glucose
- Kể từ tháng 4 năm 2013, Polydextrose được Bộ Y tế Canada , FDA Hoa Kỳ phân loại là chất xơ hòa tan
Polydextrose là gì?
Polydextrose là một polymer tổng hợp của glucose, là một carbohydrate phức tạp được làm từ glucose. Polydextrose là một polyme glucose liên kết ngẫu nhiên với cấu trúc phức tạp và phân nhánh cao. Polydextrose (Polydextrose) là một oligosacarit không tiêu hóa được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của ngành công nghiệp thực phẩm.
Dược lý và cơ chế hoạt động
- Polydextrose đã được ghi nhận là có tác dụng điều chỉnh thành phần và hoạt động của vi sinh vật đại tràng có lợi. Các liên kết ngẫu nhiên trong Polydextrose ngăn chặn các enzyme tiêu hóa của động vật có vú dễ dàng thủy phân phân tử và nó có giá trị năng lượng được báo cáo là 1 kcal/g. Polydextrose như một nguồn carbon cho hệ vi sinh vật khắp đại tràng, bao gồm cả phần xa của đại tràng. Trong các nghiên cứu in vitro, in vivo và trong các thử nghiệm can thiệp đã chứng minh rằng quá trình lên men chậm và bền vững của Polydextrose dẫn đến việc sản xuất SCFA (acetate, propionate và butyrate) bền vững, làm trung gian cho các tác động có lợi liên quan đến việc tiêu thụ Polydextrose làm tăng hấp thu khoáng chất từ ruột kết và cải thiện chức năng tiêu hóa, ví dụ như phân mềm, giảm táo bón. Do cấu trúc phức tạp của nó nên cần rất nhiều vi khuẩn cho quá trình dị hóa polydextrose và quá trình này diễn ra chậm.
- Polydextrose đã được chứng minh là một chất bổ sung chế độ ăn uống quan trọng trong việc ngăn ngừa và bảo vệ bệnh viêm ruột, có liên quan đến việc cải thiện tình trạng căng thẳng oxy hóa trong các tế bào biểu mô ruột, có thể làm giảm nguy cơ phát triển các tình trạng thúc đẩy ung thư ruột kết.. Quá trình lên men của polydextrose làm thay đổi thành phần của hệ vi sinh vật trong ruột kết và đã được chứng minh là có tác động đến sự thèm ăn và cảm giác no ở người cũng như cải thiện chức năng đường tiêu hóa.
Dược động học
Polydextrose sau khi vào cơ thể không được hấp thu, Polydextrose không được dung nạp tốt mà nó được tiêu hóa bởi vi khuẩn có lợi trong ruột kết. Polydextrose có cấu trúc đặc biệt và phức tạp nên không bị thủy phân bởi các enzyme tiêu hóa của động vật có vú trong ruột non, Polydextrose được di chuyển nguyên vẹn vào đại tràng, tại đó nó được lên men dần dần và một phần bởi hệ vi sinh vật nội sinh và phần còn lại, khoảng 60%, được bài tiết qua phân. Một lượng rất nhỏ polydextrose được hấp thu nguyên vẹn mặc dù một số được chuyển hóa bởi vi khuẩn manh tràng/đại tràng.Quá trình lên men dần dần của polydextrose tạo ra một lượng vừa phải các sản phẩm lên men, chẳng hạn như axit béo chuỗi ngắn và một số chất khí. Việc sản xuất các chất chuyển hóa này tiếp tục ở phần xa của đại tràng, nơi thường được coi là nơi cạn kiệt chất nền lên men đường hóa.
Ứng dụng trong y học
- Polydextrose được dùng trong thay thế đường và giảm lượng calo và hàm lượng chất béo, nó giúp hỗ trợ điều trị táo bón, tiền tiểu đường, tiểu đường, hội chứng ruột kích thích vì Polydextrose là một dạng chất xơ hòa tan và đã cho thấy lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột của cơ thể.
- Polydextrose cũng được dùng làm chất ổn định, chất giữ ẩm và chất làm đặc.
- Polydextrose có hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị béo phì và các bệnh đi kèm, bao gồm giảm nguy cơ mắc tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, bệnh tim mạch. Polydextrose có khả năng chống lại sự thoái hóa của vi sinh vật và trao đổi chất của động vật có vú, khiến nó có giá trị calo thấp và không gây ung thư.
Tác dụng phụ
Liều thấp 10 g có thể gây đầy hơi, co thắt dạ dày và tiêu chảy và chướng bụng
Độc tính ở người
Chưa có dữ liệu
Liều dùng
Liều an toàn của Polydextrose là 50 gram mỗi ngày
Tương tác với thuốc khác
Vì Polydextrose có tác dụng hỗ trợ nhuận tràng vì vậy tránh dùng Polydextrose với sản phẩm hay thuốc gây tiêu chảy vì có thể gây tiêu chảy nặng thêm.
Lưu ý khi sử dụng
- Polydextrose hiện nay cho thấy chỉ an toàn khi dùng liều Polydextrose khoảng 50g/ngày và có thể gây tiêu chảy nặng nếu dùng liều cao > 90g/ngày.
- Hiện nay chưa có đủ dữ liệu về độ an toàn của Polydextrose cho phụ nữ có thai và cho con bú vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Polydextrose cho nhóm đối tượng này
- Người dùng trước khi dùng Polydextrose nên được kiểm tra xem có tiền sử dị ứng với Polydextrose hay không
Một vài nghiên cứu của Polydextrose trong Y học
Hiệu quả của việc bổ sung Polydextrose đối với thời gian vận chuyển đại tràng, nhu động ruột và các triệu chứng tiêu hóa ở người lớn: Thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược
Polydextrose đã được báo cáo có tác dụng tăng khối lượng phân, làm mềm phân và tăng số lần đại tiện. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về tác dụng của Polydextrose đối với thời gian vận chuyển qua đại tràng. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là chứng minh tác dụng của Polydextrose đối với thời gian vận chuyển qua đại tràng và các khía cạnh khác của chức năng đường tiêu hóa từ Ngày 1 đến Ngày 14 ( trong hai tuần). Tổng cộng có 192 người trưởng thành tham gia vào nghiên cứu đáp ứng tiêu chí được chẩn đoán mắc chứng táo bón chức năng. Những người tham gia được chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm: mỗi nhóm cho dùng lần lượt 12 g, 8 g hoặc 4 g Polydextrose hoặc giả dược mỗi ngày. Tiêu chí chính của nghiên cứu dựa trên thời gian vận chuyển qua đại tràng, được đánh giá bằng cách sử dụng các dấu hiệu chụp X-quang bụng cản quang vào ngày đầu tiên và ngày 15, kết thúc can thiệp. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc đáng kể nào được báo cáo trong quá trình nghiên cứu. Kết quả phụ dựa trên đánh giá của bệnh nhân về các triệu chứng chỉ số chức năng ruột, triệu chứng táo bón và chất lượng cuộc sống, tần suất đi tiêu, giảm táo bón. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh số lần đi tiêu tăng lên khi bổ sung Polydextrose với liều 12 g mỗi ngày trong 2 tuần. Liều lượng này cũng liên tục cải thiện các kết quả thứ cấp được đo lường so với mức cơ bản vào Ngày 15.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Polydextrose , pubchem. Truy cập ngày 16/10/2023.
- Alvin Ibarra 1, Tetyana Pelipyagina 2, Matthew Rueffer 3, Malkanthi Evans 4, Arthur C Ouwehand (2019) Efficacy of Polydextrose Supplementation on Colonic Transit Time, Bowel Movements, and Gastrointestinal Symptoms in Adults: A Double-Blind, Randomized, Placebo-Controlled Trial , pubmed.com. Truy cập ngày 16/10/2023.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Thái Lan