Polydeoxyribonucleotide

Hiển thị kết quả duy nhất

Polydeoxyribonucleotide

Đặc điểm của Polydeoxyribonucleotide là gì?

Polydeoxyribonucleotide là hỗn hợp các deoxyribonucleotide có trọng lượng phân tử từ 50 đến 1.500 KDa và có nguồn gốc từ DNA tinh trùng của Oncorhynchus mykiss (cá hồi vân) hoặc Oncorhynchus keta (cá hồi Chum).

Công thức hóa học

Cấu trúc hóa học của Polydeoxyribonucleotide bao gồm các DNA có trọng lượng phân tử thấp, dao động từ 50 đến 1 500 ​kDa. Nó là một polyme của deoxyribonucleotide, được hình thành thông qua các liên kết phosphodiester trong đó các đơn vị monome là purine và pyrimidine . Các chuỗi polyme này tạo ra một cấu trúc lập thể hình xoắn kép.

Polydeoxyribonucleotide
Polydeoxyribonucleotide

Trọng lượng phân tử

Đây là hỗn hợp các deoxyribonucleotide có trọng lượng phân tử từ 50 đến 1.500 KDa

Trọng lượng phân tử được tìm thấy nhiều nhất là 80–200 KDa.

Polydeoxyribonucleotide có tác dụng gì?

Cơ chế tác dụng

Kích hoạt thụ thể A2A: Polydeoxyribonucleotide hoạt động bằng cách kích hoạt thụ thể adenosine A2A, giúp điều chỉnh phản ứng viêm, quá trình apoptosis và cải thiện sửa chữa mô. Hoạt động này ức chế các con đường NF-κB và MAPK, giảm cytokine viêm và tăng cường cytokine chống viêm, đồng thời làm tăng tổng hợp collagen. Tác động kích thích thụ thể A2A cũng thúc đẩy tổng hợp collagen. Các nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tổng hợp collagen phụ thuộc vào liều lượng, và hoạt động này liên quan đến giảm Fli1 và tăng CTGF, yếu tố điều hòa quan trọng trong sản xuất collagen.

Polydeoxyribonucleotide giúp kích thích quá trình hình thành mạch máu bằng cách tăng cường sản xuất VEGF, yếu tố tăng trưởng mạch máu. Điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu về phục hồi lưu lượng máu sau phẫu thuật hoặc bỏng.

Polydeoxyribonucleotide ức chế tổng hợp melanin, làm giảm hoạt động tyrosinase và biểu hiện các protein liên quan đến sự hình thành melanin như MITF, TRP-1 và TRP-2. Điều này giúp giảm sự hình thành sắc tố da, hỗ trợ điều trị tăng sắc tố.

Dược động học

Dược động học của Polydeoxyribonucleotide đã được nghiên cứu sau khi tiêm phúc mạc 8 mg/kg ở chuột. Nồng độ PDRN đo được xuất hiện 15 phút sau tiêm và đạt đỉnh sau 1 giờ, với khả dụng sinh học khoảng 90%. Thuốc giảm dần nồng độ trong huyết tương, nhưng vẫn có thể đo được (0,137 μg/ml) sau 6 giờ, với thời gian bán hủy khoảng 3 giờ.

PDRN không liên kết với protein huyết tương mà tồn tại ở dạng tự do trong huyết tương, phân bố chủ yếu ở các cơ quan có lưu lượng máu cao. Thuốc không bị chuyển hóa ở gan mà bị phân hủy bởi các nuclease không đặc hiệu hoặc liên kết với màng tế bào, tạo thành oligonucleotide và mononucleotide. Các thành phần này sau đó được bài tiết qua nước tiểu (~65%) và một phần qua phân.

Trong nghiên cứu trên người tình nguyện khỏe mạnh tiêm bắp 5,625 mg, tính chất dược động học tương tự như ở động vật thí nghiệm: nồng độ đỉnh đạt sau 1 giờ, thời gian bán hủy khoảng 3,5 giờ, với khả dụng sinh học từ 80-90%.

Ứng dụng trong y học

Polydeoxyribonucleotide đã được ứng dụng trong lâm sàng với nhiều tác dụng điều trị như chống viêm, chống apoptosis, loãng xương, melanogenesis, dị ứng, hoại tử xương, tái tạo xương, ngăn ngừa tổn thương mô, chữa lành vết thương và ngăn ngừa sẹo.

Chăm sóc da: PDRN giúp tăng cường sản xuất collagen, hỗ trợ cấu trúc tế bào da và cải thiện độ đàn hồi. PDRN cũng ức chế sự tổng hợp melanin và hoạt động của enzyme tyrosinase, giúp làm sáng da và điều trị các vấn đề như nám, tàn nhang.

Nuôi dưỡng tóc: PDRN kết hợp với laser thulium hoặc PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) đã chứng minh khả năng cải thiện độ dày và số lượng tóc, đặc biệt trong việc điều trị rụng tóc.

PDRN cũng giúp điều trị các tình trạng như viêm khớp dạng thấp và viêm nha chu, cải thiện sức khỏe xương và mô mềm, đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo xương.

Nghiên cứu mới trong y học về Polydeoxyribonucleotide

Polydeoxyribonucleotide
Nghiên cứu về Polydeoxyribonucleotide

Một nghiên cứu về cải thiện quá trình chữa lành vết thương do bệnh tiểu đường thông qua Polydeoxyribonucleotide đã được thực hiện trên đối tượng nghiên cứu là chuột.

Bối cảnh: Quá trình chữa lành vết thương có thể bị rối loạn ở bệnh nhân tiểu đường, biểu hiện qua các đặc điểm như tế bào viêm hoạt động bất thường, sự suy giảm trong quá trình hình thành mạch máu và sự giảm tổng hợp collagen. Chính vì vậy, việc tái thiết cấu trúc và thúc đẩy sự hình thành mạch máu có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc cải thiện khả năng lành vết thương.

Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của polydeoxyribonucleotide (PDRN) khi sử dụng như một loại thuốc tiêm trong da nhằm thúc đẩy quá trình lành vết thương. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng nhằm mục đích xác nhận tác dụng của PDRN trong việc chữa lành vết thương thông qua mô hình chuột bị suy giảm khả năng chữa lành.

Phương pháp: Trong nghiên cứu này, các chuyên gia đã tiến hành đánh giá tác dụng của PDRN thông qua các mô hình vết thương ở cả môi trường in vitro và in vivo. Thử nghiệm in vitro cho thấy PDRN kích thích quá trình đóng vết thương của tế bào nguyên bào sợi người. Ở môi trường in vivo, PDRN (8,25 mg/ml) hoặc dung dịch đệm phosphat (0,9% NaCl) được tiêm vào lớp hạ bì của chuột mỗi ngày một lần trong 12 ngày liên tiếp sau khi vết thương xuất hiện.

Kết quả: Kết quả theo dõi trong thời gian cho thấy nhóm chuột được điều trị với PDRN có vết thương lành nhanh hơn, với quá trình tái tạo biểu bì và hạ bì được tăng cường, cũng như sự hình thành mạch máu được cải thiện. Diện tích và độ sâu của vết thương giảm rõ rệt vào ngày thứ 3, 6, 9 và 12 sau khi tạo vết thương. Đánh giá mô học chỉ ra sự gia tăng của các yếu tố như yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, CD31 và sợi collagen trong nhóm chuột được điều trị với PDRN so với nhóm đối chứng, chứng minh tác dụng tích cực của PDRN trong việc điều trị các vết thương khó lành ở bệnh nhân tiểu đường.

Kết luận: Nghiên cứu này chứng minh rằng PDRN có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở mô hình chuột mắc bệnh tiểu đường, nhờ vào khả năng tăng cường quá trình hình thành mạch máu mới.

Tài liệu tham khảo

  1. Aawrish Khan, Guobao Wang (2022) Polydeoxyribonucleotide: A promising skin anti-aging agent, ScienceDirect. Truy cập ngày 23/12/2024.
  2. Francesco Squadrito, Alessandra Bitto (2017) Pharmacological Activity and Clinical Use of PDRN, Pubmed. Truy cập ngày 23/12/2024.
  3. Tae-Rin Kwon, Sung Won Han (2019) Polydeoxyribonucleotides Improve Diabetic Wound Healing in Mouse Animal Model for Experimental Validation, Pubmed. Truy cập ngày 23/12/2024.

Dưỡng Da

Nucleoskin Topic

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch Đóng gói: Một hộp chứa 5 lọ x 3 ml mỗi lọ

Xuất xứ: Ý