Photpho
Đặc điểm của Photpho
Photpho là gì?
Photpho hay phosphorus là một nguyên tố vi lượng gồm các dạng trắng, đỏ, tím hay đen có trong tự nhiên và các thực phẩm. Hoạt chất là một chất khoáng có nồng độ cao thứ hai trong cơ thể người, chỉ đứng sau nguyên tố canxi.
Khi photpho đủ, cơ thể người sẽ hoạt động một cách tốt nhất trong việc lọc chất thải hay tiến hành sửa chữa các mô tế bào. Nếu dư photpho hay thiết vi lượng này, cơ thể có thể gặp các bệnh lý liên quan đến bệnh về tim mạch, xương khớp và người mệt mỏi.
Nồng độ photpho trong máu người bình thường vào khoảng 2,5 đến 4,5 miligam trên mỗi decilit.
Danh pháp quốc tế
Phosphorus
Công thức hóa học/phân tử
P
Tính chất vật lý
Photpho đỏ hay tím không tan trong nước.
Photpho trắng có phản ứng khá nhanh với nguyên tố oxi, dễ dàng bắt lửa, tồn tại ở nhiệt độ cao hơn thông thường từ 10 đến 15 độ.
Photpho đen có khả năng dẫn điện, không tan trong nước và có trọng lượng phân tử nặng hơn nước.
Cảm quan
Photpho ở dạng vô định hình có màu đỏ hay tím thường thấy ở các dạng tinh thể hoặc bột.
Photpho trắng tồn tại ở dạng rắn không có màu hoặc trắng hay vàng với mùi khá giống tỏi,
Photpho đen thấy với màu đen và dạng vô định hình.
Dạng bào chế
Hoạt chất được sử dụng chung với các thành phần cần thiết khác trong các sản phẩm hỗ trợ ở dạng viên nén, viên nang.
Photpho có tác dụng gì?
Cơ chế tác dụng
Photpho là một dạng khoáng chất có trong cơ thể người và tham gia vào việc xây dựng và phát triển xương, răng, điều chỉnh quá trình phiên mã DNA, RNA. Không chỉ vậy, hoạt chất còn đi vào tham gia vào việc tạo ra adenosine triphosphate, hỗ trợ tăng cường năng lượng cho tế bào cơ thể, kích hoạt enzyme, duy trì pH và lưu trữ năng lượng cơ thể.
Photpho cùng canxi tạo nên hydroxyapatite – một dạng cấu trúc chính trong xương khớp và men răng.
Dược động học
Photpho trắng hấp thu thông qua da, đường tiêu hóa hay đường hô hấp và được đưa ra ngoài thông qua nước tiểu ở dạng đã chuyển hóa. Một lượng nhỏ khác được đưa ra ngoài thông qua đường hô hấp, tuyến mồ hôi và phân.
Photpho vàng hấp thu vào cơ thể thông qua da và tiêu hóa và đưa ra ngoài qua hô hấp và nước tiểu. Photpho đỏ không hấp thu thông qua đường tiêu hóa.
Photpho được chuyển hóa thông qua quá trình oxy hóa tại gan và tạo thành chất khác.
Ứng dụng trong y học
Giữ xương khớp luôn chắc khỏe
Photpho có tác dụng trong việc phối hợp cùng canxi tạo thành hợp chất cấu trúc cần thiết cho quá trình khoáng hóa xương. Vì đó, photphat rất cần thiết trong quá trình phát triển xương khớp đặc biệt là với người đang ở độ tuổi dậy thì nhằm duy trì sức khỏe trên xương và thúc đẩy cho việc tái tạo và sửa chữa khi có tổn thương tại đó.
Ngoài ra với các tế bào sụn, photpho cũng tham gia vào sự biệt hóa phì đại bình thường và apoptosis trong một số dòng tế bào sụn nguyên phát thông qua các PIT1, ERK1 hay ERK2 để phát triển xương và sụn khớp.
Việc thiếu photphat trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ gặp tình trạng còi xương, gầy nhỏ ở trẻ em và nhuyễn xương với người lớn.
Cải thiện sức khỏe trên răng miệng
Photphat và canxi cung cấp một cấu trúc cần thiết cho sự phát triển và chắc khỏe trên xương răng. Một báo cáo đã được công bố với sự bất thường giảm phosphat máu có thể gây ra sự khoáng hóa bất thường của ngà răng, tăng nguy cơ gãy răng, giảm sự bám chắc của răng và lợi, tăng tỷ lệ mắc bệnh về nha chu và áp xe trên răng.
Ngăn ngừa bệnh lý về cơ tim và mạch máu
Đã có báo cáo về việc hạ nồng độ photphat máu có thể gây ra một số bệnh lý trên cơ xương và tim mạch giảm sự tổng hợp năng lượng và 2,3-bisphosphoglycerate trong tế bào hồng cầu, tăng nguy cơ tiêu cơ vân, suy tim, rối loạn nhịp tim, hay tử vong.
Tuy nhiên việc bổ sung photphat cần có sự tham khảo của các nhân viên y tế và cân nhắc cẩn thận do việc dư photphat cũng có thể gây ra rất nhiều bệnh lý trên người sử dụng.
Nghiên cứu mới trong y học về Photpho
Mục tiêu: Vai trò của photpho trong bệnh lý thận mạn tính và giải thích lý do tại sao cần kiểm soát nồng độ photpho trong huyết tương ở đối tượng này.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên mô hình động vật gặm nhấm và đối tượng mắc bệnh thận mạn trong việc làm sáng tỏ vai trò của phosphatidin, chủ yếu là sự tăng trưởng của nguyên bào sợi -23 – một chất điều hòa chính của nồng độ photpho trong huyết tương ở người.
Kết quả: Việc duy trì nồng độ photpho trong huyết tương có thể cải thiện thời gian sống và giảm nhanh các biểu hiện trên lâm sàng của bệnh lý tăng phosphat và bệnh cường cận giáp thận thứ phát.
Kết luận: Cần khuyến cáo đến người bệnh việc duy trì photpho trong huyết tương trên đối tượng đang bị bệnh thận mạn tính. Đồng thời, qua đó các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rfa phosphatidin với tác dụng cải thiện tình trạng bệnh.
Tài liệu tham khảo
Juan Serna, Clemens Bergwitz (Đăng 30/12/2020), Importance of Dietary Phosphorus for Bone Metabolism and Healthy Aging, Pubmed. Truy cập ngày 23/12/2024.
Pubchem, Phosphorus, Pubmed. Truy cập ngày 23/12/2024.
Rebecca F Geddes, Natalie C Finch và cộng sự (Đăng 3/2013), The role of phosphorus in the pathophysiology of chronic kidney disease, Pubmed. Truy cập ngày 23/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Australia
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: New Zealand