Phospholipid đậu nành (Phosphorylcholine)
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
2-(trimethylazaniumyl)ethyl hydrogen phosphate
Mã UNII
BRP7TI555O
Mã CAS
645-84-1
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C5H14NO4P
Phân tử lượng
183.14 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Phosphorylcholine trong công thức cấu tạo có chứa 1 nhóm đầu cực bao gồm một nhóm choline nhỏ tích điện dương liên kết với một photphat tích điện âm có tính ưa nước.
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 1
Số liên kết hydro nhận: 4
Số liên kết có thể xoay: 4
Diện tích bề mặt cực tôpô: 69,6
Số lượng nguyên tử nặng: 11
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 0
Liên kết cộng hóa trị: 1
Dạng bào chế
Viên nang mềm: Phospholipid đậu nành 450mg,…
Viên nang cứng: thuốc phospholipid đậu nành 600mg,..
Gel
Xà phòng
Nhũ tương
Tính chất
Phospholipid đậu nành tinh khiết tồn tại dạng chất rắn màu trắng không mùi và màu từ vàng nhạt đến nâu do phương pháp tinh chế
Nguồn gốc
Phosphorylcholine được tìm thấy trong hầu hết các dịch hay chất lỏng sinh học trong cơ thể bao gồm dịch não tủy, nước bọt, nước tiểu và các mô trong cơ thể. Phospholipid đậu nành có trong thực phẩm nào? Trong các loại thực phẩm thì Phosphorylcholine được bổ sung qua các loại thực phẩm như chanh, lúa mạch, bưởi, bắp cải đen.
Phospholipid đậu nành là gì?
Phosphorylcholine là thành phần chính của lecithin, Phospholipid đậu nành là hoạt chất chủ yếu và là hoạt chất quý giá được chiết xuất từ dầu đậu nành.
Dược lý và cơ chế hoạt động
- Phospholipid đậu nành thành phần được dùng nhiều trong các sản phẩm bổ sung có tác dụng hỗ trợ hạ mỡ máu hiệu quả. Phospholipid đậu nành giúp cải thiện quá trình chuyển hóa và hòa tan các chất béo trong gan thông qua cơ chế tăng quá trình sinh tổng hợp các lipoprotein trong gan nhờ đó làm hạ cholesterol máu.
- Phospholipid đậu nành có bản chất tương tự thành phần màng tế bào do đó Phospholipid đậu nành có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo màng tề bào đồng thời cải thiện và bảo vệ gan cũng như ngăn ngừa quá trình xơ hóa gan
Phospholipid đậu nành có tác dụng gì?
- Phospholipid đậu nành có tác dụng kiểm soát nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu, hạ lipid máu, ổn định chức năng màng tế bào, hỗ trợ tăng cường chức năng gan.
- Phospholipid đậu nành được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm như một chất nhũ hóa, chất giải phóng, chất bôi trơn
- Ngoài ra Phospholipid đậu nành còn giúp cơ thể giảm căng thẳng cả về mặt tinh thần và thể chất. Phospholipid đậu nành được sản xuất và sử dụng phổ biến như 1 chất nhũ hóa giúp ổn đinh và hạn chế tình trạng tách lớp của các thành phần trong sản phẩm.
- Phospholipid đậu nành giúp tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng mãn kinh.
Tác dụng phụ
Phospholipid đậu nành có thể gây vài tác dụng phụ sau: tăng cân, rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, ăn mất ngon, phát ban, nôn mửa, buồn nôn, huyết áp thấp, chóng mặt
Dược động học
Các nghiên cứu cho về dược động học của phospholipid đậu nành trên động vật cho thấy < 90% phospholipid đậu nành liều dùng được hấp thu tại ruột non. Phần lớn phospholipid đậu nành được chuyển hóa thành 1-acyl-lysophosphatidylcholin và con đường bài tiết chính là qua nước tiểu.
Sản xuất Phospholipid đậu nành
- Sử dụng dung môi hóa học: sau khi chiết xuất dầu đậu nành thô từ hạt đậu nành, dầu này sẽ được trộn với nước để tách các phần dầu và phần tan trong nước ra sẽ thu được lecithin của dầu tách ra sau đó phần lecithin trong dầu này được sấy khô và tẩy trắng qua quá trình hydro peroxide để thu được dầu đậu nành thô
- Dầu sau khi thu được sẽ đem đun nóng ở nhiệt độ 80 độ sau đó được đem khử cặn dầu bằng cách đem ly tâm. Phần dầu thu được cần đem được cô đặc ngay để tránh vi khuẩn ôi thiu do độ ẩm cao và hàm lượng dầu trung tính.
- Phospholipid màng được hình thành dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm và chảy xuống đáy bình trong khi hơi ẩm bốc hơi ở nhiệt độ cao trong điều kiện nhiệt độ và áp suất chân không.
- Chất lỏng thu được dưới đáy bình được sấy khô trong chân không (726 mm Hg) và 100-110 độ C trong 2 phút rồi làm nguội để thu được chất cô đặc phospholipid đậu nành có độ ẩm dưới 1%.
Tương tác với thuốc khác
Chưa có dữ liệu về tương tác của Phospholipid đậu nành với bất kì sản phẩm nào khác vì vậy trong quá trình dùng Phospholipid đậu nành nếu bệnh nhân muốn dùng thêm các sản phẩm khác thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Độc tính
Chưa có dữ liệu
Lưu ý khi sử dụng
- Không nên lạm dùng việc dùng Phospholipid đậu nành mà dùng quá liều được khuyến cáo vì các nghiên cứu cho thấy rằng Phospholipid đậu nành làm thay đổi lượng estrogen tự nhiên trong cơ thể. Khi dùng Phospholipid đậu nành quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đặc biệt là ung thư vú, đối với nam giới việc dùng Phospholipid đậu nành làm tăng nguy cơ vô sinh, mất cân bằng testoteron và số lượng tinh trùng bị giảm đi
- Không nên dùng Phospholipid đậu nành do trẻ < 18 tuổi vì sẽ làm tăng và thúc đẩy dậy thì sớm ở trẻ
- Người có chứng kém hấp thu khi dùng Phospholipid đậu nành sẽ làm tăng nguy cơ có mỡ trong phân và tăng nguy cơ tiêu chảy
- Hiện nay thông tin về độ an toàn và hiệu quả của Phospholipid đậu nành cho phụ nữ có thai và cho con bú còn hạn chế vì vậy tránh dùng Phospholipid đậu nành cho nhóm đối tượng này trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Một vài nghiên cứu của Phosphorylcholine trong Y học
Ảnh hưởng của phospholipid đậu nành đến khả năng học tập, trí nhớ và hàm lượng lipid trong não chuột
Nghiên cứu này tiến hành với mục tiêu đánh giá về ảnh hưởng của phospholipid đậu nành đến khả năng học tập, ghi nhớ và hàm lượng protein, lipid trong não chuột. Nghiên cứu được tiến hành trên động vật thí nghiệm là chuột đực, các con chuột này được chia thành 4 nhóm cho dùng phospholipid đậu nành lần lượt với liều thấp (2,5 g/kg), liều trung bình (5,0 g/kg) và liều cao (10,0 g/kg) Phospholipid và nhóm cho dùng nước cất được coi là nhóm chứng. Những con chuột được cho ăn phospholipid đậu nành hàng ngày trong khi nhóm đối chứng được cho ăn bằng nước cất trong 30 ngày. Kết quả dựa trên quá trình đo khả năng trí nhớ, học tập, số chuột bị chết và hàm lượng axit béo và phospholipid, protein trong não chuột được xác định. Kết quả cho thấy khả năng học tập và trí nhớ của những con chuột được cho dùng Phospholipids đậu nành liều trung bình và cao đã được cải thiện rõ rệt trong khi khả năng ghi nhớ của những con chuột dùng liều thấp mạnh hơn so với nhóm đối chứng. Trọng lượng cơ thể của các con chuột dùng phospholipid đậu nành ở cả 3 nhóm tăng lên rõ rệt và hàm lượng protein trong não cũng tăng lên nhiều so với nhóm đối chứng dùng nước cất. Trong nhóm chuột dùng Phospholipid đậu nành liều cao cho thấy hàm lượng axit linolenic có sự thay đổi rõ rệt so với dùng phospholipid mức trung bình. Hàm lượng Phosphatidylcholine, phosphatidyletanolamine, phosphatidylcholine và phospholipids ở nhóm chuột dùng Phospholipid đậu nành liều cao tăng lên rõ rệt. Từ đó kết luận rằng Phospholipid đậu nành có thể làm tăng hàm lượng protein, tỷ lệ axit béo không bão hòa, phospholipids trong não chuột và cải thiện khả năng học tập và trí nhớ của chuột một cách hiệu quả có liên quan đến liều lượng.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia,Phosphorylcholine , pubchem. Truy cập ngày 24/10/2023.
- Jüfang Gong 1, Feng Shi, Linxiang Shao, Xiaohua Zheng (2004) Effects of soybean phospholipids on learning and memory ability and contents of lipids in mice’s brain , pubmed.com. Truy cập ngày 24/10/2023.
- O M Ipatova, N N Prozorovskaia, T I Torkhovskaia, V S Baranova, D A Guseva (2004), Biological effects of the soybean phospholipids, pubmed.com. Truy cập ngày 24/10/2023
Xuất xứ: New Zealand
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Singapore
Xuất xứ: Áo
Xuất xứ: Cộng hòa Belarus
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Belarus
Xuất xứ: Đức