Hiển thị kết quả duy nhất

Pethidin

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Meperidine

Tên danh pháp theo IUPAC

ethyl 1-methyl-4-phenylpiperidine-4-carboxylate

Nhóm thuốc

Pethidine là thuốc gì? Thuốc giảm đau

Mã ATC

N – Hệ thần kinh

N02 – Thuốc giảm đau

N02A – Thuốc phiện

N02AB – Dẫn xuất phenylpiperidin

N02AB02 – Pethidin

Mã UNII

9E338QE28F

Mã CAS

57-42-1

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C15H21NO2

Phân tử lượng

247.33 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Pethidine là một este piperidinecarboxylate là piperidine được thay thế bằng nhóm methyl ở vị trí 1 và bởi các nhóm phenyl và ethoxycarbonyl ở vị trí 4

Mô hình bóng và que

Mô hình bóng và que của Pethidine
Mô hình bóng và que của Pethidine

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 0

Số liên kết hydro nhận: 3

Số liên kết có thể xoay: 4

Diện tích bề mặt cực tôpô: 29,5

Số lượng nguyên tử nặng: 18

Liên kết cộng hóa trị: 1

Tính chất

  • Pethidine có dạng chất rắn
  • Điểm nóng chảy 270 °C

Dạng bào chế

Dung dịch tiêm: thuốc pethidine hameln 100mg/2ml,…

Dạng bào chế Pethidine
Dạng bào chế Pethidine

Dược lý và cơ chế hoạt động

  • Pethidin cơ chế như sau: Pethidine là chất chủ vận thuốc phiện tổng hợp, có thể ức chế phản xạ ho ít hơn so với liều morphin, gây co thắt cơ trơn, táo bón. Thời gian bắt đầu tác dụng của Pethidine nhanh hơn một chút so với morphin và thời gian tác dụng ngắn hơn một chút. Pethidine hoạt động như một chất chủ vận với thụ thể mu-opioid, kích thích thụ thể k-opioid do đó chống run. Meperidine cũng có một số tác dụng gây tê cục bộ do tương tác với các kênh ion natri. Ngoài ra, meperidine còn có tác dụng kích thích bằng cách ức chế chất vận chuyển norepinephrine, chất vận chuyển dopamine.
  • Meperidine có ái lực với thụ thể kappa cao hơn morphin, kết hợp với các thụ thể G-protein và hoạt động thông qua các protein G kích hoạt protein tác động như điều hòa tích cực và tiêu cực cho quá trình truyền qua khớp thần kinh. Sự liên kết của Pethidine kích thích sự trao đổi GTP lấy GDP trên phức hợp G-protein. nhờ đó làm giảm cAMP nội bào bằng cách ức chế adenylate cyclase, giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh cảm thụ đau như chất acetylcholine và noradrenaline, GABA , dopamine , P bị ức chế.

Dược động học

Hấp thu

Sinh khả dụng đường uống của meperidine là 50-60%. Meperidine có hiệu quả thấp hơn một nửa khi dùng đường uống so với đường tiêm truyền. Sinh khả dụng tăng lên 80-90% ở bệnh nhân suy gan. Một nghiên cứu báo cáo rằng 80-85% Pethidine tiêm bắp được hấp thu trong vòng 6 giờ sau khi tiêm.

Chuyển hóa

Pethidine được chuyển hóa tại gan thông qua quá trình thủy phân thành axit meperidinic, sau đó liên hợp một phần với axit glucuronic, ngoài ra Pethidine cũng tạo thành normeperidine qua quá trình N-demethyl hóa sau đó trải qua quá trình thủy phân và liên hợp một phần.

Phân bố

Sau khi tiêm tĩnh mạch Pethidine có thể tích phân bố ở trạng thái là 269 L

Thải trừ

Pethidine khi tiêm tĩnh mạch có thời gian bán hủy là 3,6 giờ và độ thanh thải huyết tương là 1,06 L/phút.

Tác dụng của pethidin

Chỉ định của pethidin: sử dụng để kiểm soát cơn đau vừa đến nặng.

Tác dụng phụ của pethidin

Pethidine có thể gây tác dụng phụ sau:

  • Phản ứng nghiêm trọng: Sốc, suy hô hấp, nhịp tim chậm, ngừng tim, co giật, ngất, hạ huyết áp nặng, ngưng thở, ảo giác
  • Nhịp tim nhanh, lú lẫn, buồn nôn, nôn, choáng váng, toát mồ hôi, kích động, suy nhược, nhịp tim chậm, hạ huyết áp thế đứng, bồn chồn, mê sảng, suy nhược, phát ban, ngứa, rối loạn thị giác, cử động không tự chủ, nổi mày đay, đánh trống ngực, nhức đầu, bí tiểu, run,xerostomia, táo bón, bồn chồn, cử động không tự chủ, đỏ bừng mặt.

Độc tính ở người

Quá liều Pethidine có dấu hiệu sau: thở nông hoặc không thở, có dấu hiệu tím tái như mệt mỏi, co giật, nhịp tim chậm, buồn nôn và nôn, buồn ngủ, chóng mặt, da lạnh và ẩm ướt, táo bón, co thắt dạ dày, huyết áp thấp, môi hoặc móng tay xanh và co giật cơ. Trong trường hợp quá liều nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị ngừng tim, ngưng thở, tái phát tuần hoàn và có thể tử vong.

Chống chỉ định

Pethidine chống chỉ định như sau:

  • Bệnh nhân đang/đã sử dụng thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) trong 14 ngày qua.
  • Bệnh gan nặng kèm theo rối loạn về đường mật.
  • Suy thận nặng, suy hô hấp.
  • Bệnh phổi nghẽn mạn tính
  • Hen phế quản.
  • Tăng áp lực nội sọ, kích động, lú lẫn, co giật, tổn thương não.
  • Đau bụng chưa có chuẩn đoán.

Liều pethidin

Pethidine liều dùng như sau:

  • Tiêm tĩnh mạch: tiêm chậm với liều 10 mg/ml.
  • Truyền tĩnh mạch liên tục : 15 – 35 mg/giờ.
  • Để kiểm soát cơn đau:
    • Ở người lớn: 50 – 150 mg uống, tiêm bắp, tiêm dưới da cứ sau 3 đến 4 giờ nếu cần.
    • Ở trẻ em: 1 – 1,8 mg/kg đường uống, tiêm bắp, tiêm dưới da cứ sau 3 đến 4 giờ nếu cần.
  • Truyền liên tục: 15 – 35 mg /giờ
  • Kiểm soát cơn đau sản khoa: 50 – 100 mg tiêm dưới da/ tiêm bắp, cứ sau 1 đến 3 giờ nếu cần
  • Trước phẫu thuật:
    • Ở người lớn: 50 – 150 mg tiêm bắp/tiêm dưới da mỗi 3 – 4 giờ nếu cần.
    • Ở trẻ em: 1,1 – 2,2 mg/kg tiêm dưới da/ tiêm bắp 30 đến 90 phút trước khi gây mê

Tương tác với thuốc khác

  • Sử dụng đồng thời thuốc ức chế cytochrom P450 3A4 và Pethidine làm tăng nồng độ meperidine có thể dẫn đến quá liều gây tử vong.
  • Sử dụng đồng thời meperidine và thuốc ức chế monoamine oxidase có thể gây suy hô hấp nặng, tím tái, hôn mê và hạ huyết áp.
  • Việc sử dụng đồng thời thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác như rượu, thuốc benzodiazepin với meperidine có thể gây buồn ngủ sâu, suy hô hấp, hôn mê và tử vong.

Lưu ý khi sử dụng

  • Thận trọng khi sử dụng meperidine ở những bệnh nhân lên cơn hen cấp tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Những bệnh nhân lên cơn hen cấp tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần được theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng tăng sức cản đường thở hoặc ngưng thở khi dùng Pethidine.
  • Xem xét theo dõi tình trạng suy hô hấp trong quá trình bắt đầu và sau khi tăng liều Pethidine.
  • Sử dụng meperidine trong thời kỳ mang thai có thể gây ra hội chứng cai opioid ở trẻ sơ sinh vì vậy tránh dùng Pethidine trong thời kỳ mang thai.
  • Sau khi hồi phục do quá liều Pethidine, bệnh nhân nên tham gia điều trị nghiện để điều trị các nguyên nhân cơ bản gây nghiện và hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình phục hồi.

Một vài nghiên cứu của Pethidine trong Y học

An toàn và hiệu quả của sự kết hợp pethidine và levallorphan để giảm đau khi chuyển dạ: Một nghiên cứu quan sát

Safety and efficacy of a combination of pethidine and levallorphan for pain relief during labor_ An observational study
Safety and efficacy of a combination of pethidine and levallorphan for pain relief during labor_ An observational study

Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu đánh giá tính an toàn, tác dụng đối với việc cho con bú và hiệu quả của việc kết hợp pethidine và levallorphan (Pethilorfan) để giảm đau khi chuyển dạ. Nghiên cứu so sánh tình trạng bệnh lý của bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh, khó bú ở trẻ sơ sinh và tỷ lệ cho con bú giữa 177 phụ nữ nhận được pethidine 50-200 mg khi chuyển dạ và 354 phụ nữ sinh con mà không dùng thuốc giảm đau ngay trước hoặc sau khi sinh. Kết quả không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về rối loạn hô hấp, các bệnh lý sơ sinh tổng hợp, tăng bilirubin máu. Tác dụng phụ của Pethidine nói chung là nhẹ và thoáng qua. Tỷ lệ hiệu quả của Pethidine là 83,6%, mặc dù tác dụng giảm đau của Pethidine thường không đầy đủ. Kết luận Pethidine nếu được sử dụng với liều lượng thận trọng có thể được sử dụng một cách an toàn để giảm đau khi chuyển dạ mà không làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ở bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh hoặc cản trở việc cho con bú.

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Meperidine , pubchem. Truy cập ngày 05/11/2023.
  2. Rama Yasaei; Alan Rosani; Abdolreza Saadabadi, Meperidine , pubmed.com. Truy cập ngày 05/11/2023.
  3. Masato Kinugasa 1, Mayu Miyake 1, Hanako Tamai 1, Maki Tamura (2018) Safety and efficacy of a combination of pethidine and levallorphan for pain relief during labor: An observational study , pubmed.com. Truy cập ngày 05/11/2023.

Gây mê-gây tê

Dolcontral 50mg/ml

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch tiêmĐóng gói: Hộp 10 ống 2ml

Thương hiệu: Polfa Ltd

Xuất xứ: Ba Lan