Hiển thị 1–24 của 33 kết quả

Pantoprazol

Biên soạn và Hiệu đính

Dược sĩ Phan Hữu Xuân Hạo – Khoa Dược, Trường Y Dược – Đại học Duy Tân.

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Pantoprazol

Tên danh pháp theo IUPAC

6-(difluoromethoxy)-2-[(3,4-dimethoxypyridin-2-yl)methylsulfinyl]-1H-benzimidazole

Nhóm thuốc:

Thuốc làm ức chế bơm proton, ức chế tiết acid dịch vị

Mã ATC:

A Thuốc thuộc đường tiêu hóa

A02 Thuốc dùng điều trị liên quan đến kháng acid, loét dạ dày – tá tràng

A02B Thuốc dùng trong điều trị loét dạ dày – tá tràng

A02BC Thuốc làm ức chế bơm proton

A02BC02 Pantoprazol.

Phân loại nguy cơ cho phụ nữ có thai khi dùng Pantoprazol

Pantoprazol thuộc loại B dành cho thai kỳ, là nhóm thuốc có nguy cơ gây hại cho bào thai.

Mã UNII

D8TST4O562

Mã CAS

102625-70-7

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C16H15F2N3O4S

Phân tử lượng

383.4 g/mol

Cấu trúc phân tử

Cấu trúc phân tử của Pantoprazol
Cấu trúc phân tử của Pantoprazol

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 1

Số liên kết hydro nhận: 9

Số liên kết có thể xoay: 7

Diện tích bề mặt tôpô: 106 Ų

Số lượng nguyên tử nặng: 26

Phần trăm các nguyên tử trong công thức: C 50.13%, H 3.94%, F 9.91%, N 10.96%, O 16.69%, S 8.36%

Các tính chất đặc trưng

Điểm nóng chảy (° C): 149-150oC

Điểm sôi: 586.9±60.0 °C tại 760 mmHg

Áp suất hơi: 1,25X10-12 mm Hg ở 25 ° C

Hằng số định luật Henry: 5,84X10-20 atm-cu m / mol ở 25 ° C

LogP: 2,05

Độ tan trong nước: 48 mg/L ở 25 °C

Hằng số phân ly pKa: pKa1 = 3,92, pKa2 = 8,19

Cảm quan

Pantoprazol là bột rắn, có màu trắng hoặc gần như trắng, dễ tan trong nước, trong ethanol (96%) và không tan trong hexan.

Pantoprazol dạng bột
Pantoprazol dạng bột

Dạng bào chế

Pantoprazol được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột với hàm lượng 20 mg, 40 mg.

Hoặc dưới dạng viên nang tan trong ruột hàm lượng 40 mg. Ngoài ra pantoprazol còn được bào chế dưới dạng bột pha tiêm đóng gói lọ 40 mg (dạng muối natri).

Một số dạng bào chế của Pantoprazol
Một số dạng bào chế của Pantoprazol

Độ ổn định và điều kiện bảo quản Pantoprazol

Bảo quản Pantoprazol trong bao bì kín ở khoảng nhiệt độ từ 15oC đến 30oC

Nguồn gốc

Vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỉ XX, một nhóm các nhà khoa học tại Goteborg, Thụy Điển đã tổng hợp ra pyridine -2- acetamide. Ban đầu các nhà khoa học này muốn tổng hợp ra hợp chất này nhằm mục đích kháng virus nhưng hợp chất này cũng đồng thời ức chế bài tiết dịch vị. Sau đó, các nhà khoa học này cố gắng định hướng thay đổi hợp chất này và đã tạo ra pyridine-2-thioacetamide với mong muốn hợp chất mới tạo ra này mang lại tác dụng chống virus. Tuy không thành công trong tác dụng chống virus, nhưng mà hợp chất này lại thể hiện tác dụng kháng acid tốt hơn.

Đến năm 1973, khi các nghiên cứu về cimetidine được công bố rộng rãi, các nhà khoa học Thụy Điển đã bắt đầu nảy ra ý tưởng, kết hợp gắn chất này với vòng Benzylimidazole để tạo ra một hợp chất mới có thể kháng acid mạnh hơn.

Năm 1975, hợp chất đầu tiên ra đời -Timoprazole. Hợp chất này được tổng hợp thành công và mang tác dụng ức chế bài tiết acid khá mạnh, cơ chế tác dụng này là do sự bất hoạt enzyme H+, K+/ATPase.

Đến năm 1979, Omeprazole đã được tổng hợp và được giới thiệu rộng rãi tại hội nghị tiêu hóa toàn thế giới ở Rome năm 1988.

Đến năm 1997 thì Pantoprazol ra đời.

Hiện nay, Pantoprazol được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước kể cả Việt Nam.

Dược lý và cơ chế tác động

Bài tiết acid clohydric (HCl) vào lòng dạ dày là một quá trình được điều chỉnh chủ yếu bởi các bơm proton cụ thể là H (+) / K (+) – ATPase, các bơm này phân bố ở các tế bào thành của dạ dày với số lượng lớn nhằm vận chuyển HCl đã được bài tiết ở trong lòng tế bào viền ra bên ngoài đổ vào lòng dạ dày tạo nên dịch vị. Cụ thể hơn, ATPase là một enzyme trên màng tế bào thành tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi hydro và kali qua tế bào, hoạt động bình thường sẽ tạo thành HCl (acid dịch vị) và kali.

Pantoprazol là một thuốc ức chế bơm proton, là một dẫn xuất của benzimidazol, mang tính chất base yếu. Khi Pantoprazol vào cơ thể sẽ tích tụ ở không gian acid của tế bào sau đó được chuyển đổi trong ống tủy( hay còn gọi là kênh nhỏ) của thành tế bào dạ dày, trong môi trường acid Pantoprazol chuyển thành các dẫn xuất sulfamid có hoạt tính, dạng này sẽ tạo liên kết với nhóm sulfhydryl của H +, K + -ATPase (đây là một loại enzyme quan trọng tham gia vào bước cuối cùng trong con đường tiết acid ở dạ dày) gây ức chế enzyme này từ đó ngăn cản bước cuối cùng xảy ra.

Chính vì vậy, Pantoprazol có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid cơ bản và tác dụng ức chế vẫn thể hiện kể khi dạ dày bị kích thích bằng bất cứ tác nhân kích thích nào.

Một số nghiên cứu đã xác minh rằng, Pantoprazol có khả năng làm giảm các triệu chứng liên quan đến trào ngược acid dạ dày, điều trị khỏi viêm thực quản và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiệu quả hơn so với thuốc thuộc nhóm đối kháng thụ thể H2.

Pantoprazol có tính tương tác thuốc thấp và có tỷ lệ an toàn cao. Nó có thể được sử dụng an toàn cho các nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao khác nhau, bao gồm cả người cao tuổi và những người bị suy thận hoặc rối loạn chức năng gan trung bình.

Pantoprazol cũng đã được các nhà nghiên cứu chứng minh rằng có thể ức chế hoạt động của DDAH (dimethylarginine dimethylaminohydrolase), enzyme cần thiết cho hoạt động tim mạch ở người. Ức chế DDAH gây tích lũy hoạt chất ức chế tổng hợp oxit Nitric Dimethylarginine (ADMA). Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mối liên quan với việc gây tăng nguy cơ biến cố tim mạch ở người mắc hội chứng mạch vành không ổn định.

Ứng dụng trong y học của Pantoprazol

Pantoprazol được sử dụng chủ yếu để điều trị một số tình trạng bệnh liên quan đến acid dạ dày cao ảnh hưởng đến dạ dày và ruột, chẳng hạn như khó tiêu , trào ngược dạ dày thực quản và loét. Ngoài ra, Pantoprazol còn được chỉ định để điều trị lâu dài các tình trạng bệnh lý tăng tiết, bao gồm cả Hội chứng Zollinger-Ellison (ZE).

Đồng thời, có thể kết hợp Pantoprazol với các thuốc khác để mang lại những hiệu quả điều trị khác nhau ví dụ như Pantoprazol dùng cùng với thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) có trong dạ dày có thể gây loét. Hoặc có thể sử dụng để ngăn ngừa loét do thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID như diclofenac, ibuprofen và naproxen) .

Dược động học

Hấp thụ

Pantoprazol hấp thu nhanh qua đường uống, Thời gian để thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương đạt trong khoảng từ 2-2,5 giờ. Thuốc ít bị chuyển hóa bước một ở gan, sinh khả dụng khá cao đạt khoảng 77%, duy trì không đổi khi dùng nhiều lần và không có thực phẩm nào gây ảnh hưởng đến sinh khả dụng.

Phân bố

Thể tích phân bố thuốc trong cơ thể khoảng 0,17 lít/kg

Khi thuốc hấp thu vào máu, khoảng 98% Pantoprazol gắn vào protein huyết tương.

Chuyển hóa

Thuốc Pantoprazol chuyển hóa chủ yếu ở gan thông qua hệ thống cytochrom P450. Con đường chuyển hóa ở gan chính là phản ứng demethyl hóa nhờ isoenzym CYP2C19 để trở thành desmethylpantoprazol.

Một phần nhỏ của thuốc được chuyển hóa bởi các CYP3A4, CYP2D6 và CYP2C9.

Thải trừ

Sau khi chuyển hóa ở gan gần 80% chất chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu, phần còn lại thì thải trừ qua phân và mật. Nửa đời thải trừ của pantoprazol ở người bình thường khoảng 1 giờ và kéo dài trong suy gan, còn ở người bị xơ gan nửa đời thải trừ thường kéo dài từ 3-6 giờ.

Độc tính ở người

Pantoprazol dung nạp tốt kể cả khi dùng điều trị dài hạn hay ngắn hạn. Thuốc có tác dụng làm giảm độ acid dạ dày từ đó có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Pantoprazol rất ít khi ngừng thuốc khi gặp tác dụng phụ thường gặp như là đau đầu, ỉa chảy, nhức đầu, mệt mỏi. Nếu xuất hiện kéo dài các triệu chứng nghiêm trọng khác như nhìn mờ, trầm cảm, viêm da, đái ra máu, phát ban,… thì cần dừng thuốc hoặc chuyển sang điều trị bằng thuốc khác.

Tính an toàn

Vì tính an toàn khá cao và vì thuốc có sẵn không cần kê đơn nên việc sử dụng chúng ngày càng phổ biến.

Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như giảm hấp thu các vi chất dinh dưỡng gồm cả sắt và B12, tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, tăng nguy cơ phát triển hạ natri và calci huyết việc này có thể góp phần gây loãng xương.

Lưu ý và thận trọng khi sử dụng pantoprazol

Lưu ý và thận trọng chung khi dùng Pantoprazol

Trước khi dùng Pantoprazol cần thiết phải loại trừ các khả năng bệnh nhân bị ung thư dạ dày hoặc thực quản vì Pantoprazol có thể che lấp các triệu chứng ung thư và làm sai kết quả chẩn đoán ung thư.

Cần xem xét và cân nhắc giảm liều đối với bệnh nhân bị suy gan bắt buộc dùng Pantoprazol.

Không cần phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, liều đường uống đến tối đa là 40 mg.

Nếu các tổn thương hoặc triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ, đặc biệt là ở vùng da trên cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên cân nhắc ngưng dùng Pantoprazol và đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Lưu ý khi dùng Pantoprazol với phụ nữ có thai

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về độc tính và lợi ích khi dùng Pantoprazol khi đang mang thai. Nếu bắt buộc phải dùng pantoprazol trong thời kỳ mang thai, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ càng.

Lưu ý khi dùng Pantoprazol với phụ nữ đang cho con bú

Pantoprazol được báo cáo là có thể vượt qua hàng rào sinh lý để phân bố vào sữa mẹ. Vì thế cần cân nhắc ngừng cho con bú hoặc không dùng Pantoprazol khi vẫn trong thời kỳ cho con bú.

Lưu ý khi dùng Pantoprazol với người lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng đáng kể.

Tương tác với thuốc khác

Tương tự như các thuốc ức chế bơm proton khác, pantoprazol có cơ chế tác dụng có thể làm giảm hấp thu thuốc mà sự hấp thu phụ thuộc vào pH dạ dày như itraconazol, ketoconazol.

Ngoài ra. không tìm thấy tương tác thuốc giữa pantoprazol với các antacid khác cùng đường uống.

Có tổng cộng 153 thuốc có thể có tương tác với pantoprazol, trong đó có 15 tương tác nguy hiểm, 119 tương tác trung bình và 19 tương tác không đáng kể.

acalabrutinib pantoprazol có thể cản trở sự hấp thu của và làm giảm hiệu quả của acalabrutinib, bằng cách giảm nồng độ acid trong dạ dày, major
infigratinib pantoprazol có thể cản trở sự hấp thu của và làm giảm hiệu quả của infigratinib, bằng cách giảm nồng độ acid trong dạ dày, major
ketoconazol Bằng cách làm giảm acid dạ dày, pantoprazol có thể làm giảm sự hấp thụ và nồng độ ketoconazole trong máu và làm cho thuốc kém hiệu quả hơn đối với nhiễm nấm moderate
itraconazole Bằng cách làm giảm acid dạ dày, pantoprazol có thể làm giảm sự hấp thụ và nồng độ itraconazole trong máu và làm cho thuốc kém hiệu quả hơn đối với nhiễm nấm moderate
aspirin Dùng chung với thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm sinh khả dụng đường uống của aspirin và các salicylat khác minor

Một vài nghiên cứu của Pantoprazol trong Y học

Ảnh hưởng của thực phẩm đến dược động học của omeprazole, pantoprazol và rabeprazol

Cơ sở

Dược động học của thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể bị ảnh hưởng bởi lượng thức ăn. Chúng tôi nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của thực phẩm lên dược động học của omeprazol, rabeprazol và pantoprazol.

Thiết lập

Dân số nghiên cứu bao gồm 186 tình nguyện viên khỏe mạnh tham gia vào 6 thử nghiệm lâm sàng tương đương sinh học.

Phương pháp

Các đối tượng được đánh giá để xác định ảnh hưởng của bữa sáng nhiều chất béo lên dược động học của omeprazol (n = 36), rabeprazol (n = 69) và pantoprazol (n = 81).

Effect of food on the pharmacokinetics of omeprazol, pantoprazol and rabeprazol
Effect of food on the pharmacokinetics of omeprazol, pantoprazol and rabeprazol

Đo kết quả chính

Nồng độ thuốc trong huyết tương được đo bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp với khối phổ.

Kết quả

Thức ăn ảnh hưởng đến dược động học của omeprazole (tăng T max và giảm AUC và C max ), Pantoprazol (tăng T max và giảm AUC), và rabeprazole (tăng T max , C max và thời gian bán hủy). Thức ăn làm tăng sự biến đổi T tối đa đối với cả 3 loại thuốc, làm chậm sự hấp thu trong khoảng 3 đến 4 giờ và đến 20 giờ ở một số đối tượng.

Kết luận

Vì thức ăn làm chậm quá trình hấp thu PPI và làm tăng tính biến đổi của chúng, nên tốt hơn là bạn nên dùng những loại thuốc này trong điều kiện lúc đói.

Tài liệu tham khảo

1. Drugbank,Pantoprazol, truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.

2. Pubchem, Pantoprazol , truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.

3. Bộ Y Tế (2012), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

4. Ochoa, D., Román, M., Cabaleiro, T., Saiz-Rodríguez, M., Mejía, G., & Abad-Santos, F. (2020). Effect of food on the pharmacokinetics of omeprazole, pantoprazol and rabeprazole. BMC Pharmacology and Toxicology, 21(1), 1-9.

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Utrazo 20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 220.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Yeva Therapeutics

Xuất xứ: Ấn Độ

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Topraz 20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 75.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén kháng dịch vịĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Aurobindo Pharma

Xuất xứ: India

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Pantin 40

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Hetero Labs Limited

Xuất xứ: Ấn Độ

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

ULceron

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Bột pha tiêmĐóng gói: Hộp 1 lọ bột pha tiêm

Thương hiệu: Dược phẩm Việt Lâm

Xuất xứ: Hy Lạp

Điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi, kháng viêm

Antaloc 40mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 210.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 10 vỉ x 7 viên

Điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi, kháng viêm

Naptogast 20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 2 vỉ × 6 viên

Thương hiệu: BRV Healthcare

Xuất xứ: Việt Nam

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Pms-Pantoprazole IV 40mg/ml

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Bột đông khô pha tiêmĐóng gói: Hộp 1 lọ 10ml

Thương hiệu: Pharmascience Inc

Xuất xứ: Bồ Đào Nha

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

A.T Pantoprazol Tab 40mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 20.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao phim tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Europanta 40mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Protomac-40

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 220.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Công ty TNHH MTV JIO Medical

Xuất xứ: Ấn Độ

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Meyerpanzol

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 46.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao phim tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Công ty Liên doanh Meyer - BPC

Xuất xứ: Việt Nam

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Pantoloc I.V

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 150.000 đ
Dạng bào chế: Bột đông khô pha tiêmĐóng gói: Hộp 1 lọ

Thương hiệu: Takeda Pharmaceuticals (Asia Pacific) Pte., Ltd

Xuất xứ: Đức

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

SaVi Pantoprazole 40

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 95.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao phim tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: SaViPharm - Công ty Cổ phần Dược phẩm SaVi

Xuất xứ: Việt Nam

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Mefogin 40mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 240.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao tan ở ruộtĐóng gói: Hộp 1 lọ 14 viên hoặc lọ 28 viên

Thương hiệu: KHS Synchemica Corp

Xuất xứ: Thổ Nhĩ Kỳ

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Qapanto 40mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 758.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén kháng dịch dạ dàyĐóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Dược phẩm Quang Anh

Xuất xứ: Bồ Đào Nha

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Pulcet 40mg (Hộp 2 vỉ x 14 viên)

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 830.000 đ
Dạng bào chế: viên nén bao tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 2 vỉ x 14 viên

Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Minh Kỳ

Xuất xứ: Thổ Nhĩ Kì

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Panto-Denk 40

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 330.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 2 vỉ x 14 viên

Thương hiệu: Denk Pharma GmbH & Co. Kg

Xuất xứ: Đức

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Panto-Denk 20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 220.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 2 vỉ x 14 viên

Thương hiệu: Denk Pharma GmbH & Co. Kg

Xuất xứ: Đức

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Brapanto 40mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 250.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 4 vỉ x 7 viên

Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Pha No

Xuất xứ: Thổ Nhĩ Kỳ

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Nolpaza 20mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 180.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén kháng dịch dạ dàyĐóng gói: Hộp 2 vỉ x 14 viên

Thương hiệu: Công ty TNHH Thương mại Nam Đồng

Xuất xứ: Slovenia

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Redbama 40mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 640.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén kháng dịch dạ dàyĐóng gói: Hộp 6 vỉ x10 viên

Thương hiệu: Công ty TNHH Đại Bắc

Xuất xứ: Bồ Đào Nha

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Pantostad 40 CAP

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 80.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao phim tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 4 vỉ x 7 viên

Thương hiệu: Công ty Liên doanh StellaPharm – Việt Nam

Xuất xứ: Việt Nam

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Pantostad 40

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 67.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao phim tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 4 vỉ x 7 viên.

Thương hiệu: STADA

Xuất xứ: Việt Nam

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Pantoprazol Stada 40mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 60.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 2 vỉ, 4 vỉ x 7 viên, hộp 1 chai 28 viên nang

Thương hiệu: STADA

Xuất xứ: Việt Nam