Oxycodon
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
(4R,4aS,7aR,12bS)-4a-hydroxy-9-methoxy-3-methyl-2,4,5,6,7a,13-hexahydro-1H-4,12-methanobenzofuro[3,2-e]isoquinolin-7-one
Nhóm thuốc
Oxycodone là thuốc gì? Thuốc giảm đau
Mã ATC
N – Hệ thần kinh
N02 – Thuốc giảm đau
N02A – Thuốc phiện
N02AA – Alkaloid thuốc phiện tự nhiên
N02AA05 – Oxycodone
Mã UNII
CD35PMG570
Mã CAS
76-42-6
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C18H21NO4
Phân tử lượng
315.4 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Oxycodone là một opioid bán tổng hợp có công thức C18H21NO4 có nguồn gốc từ thebaine, là một hợp chất dị vòng hữu cơ và là một dẫn xuất bán tổng hợp. Nó là một bazơ liên hợp của oxycodone (1+). Nó có nguồn gốc từ hydrua của morphinan
Mô hình bóng và que
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 1
Số liên kết hydro nhận: 5
Số liên kết có thể xoay: 1
Diện tích bề mặt cực tôpô: 59
Số lượng nguyên tử nặng: 23
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 4
Liên kết cộng hóa trị: 1
Tính chất
- Oxycodone tồn tại dưới dạng chất rắn
- Điểm nóng chảy 219°C
- Không tan trong nước. Gần như không hòa tan trong ether, kali và natri hydroxit.
Dạng bào chế
Viên nén : thuốc Oxycodone 5mg,…
Nguồn gốc
- Năm 1916, Martin Freund và Edmund Speyer lần đầu tiên công bố quá trình tổng hợp oxycodone từ thebaine.
- Năm 1917, Oxycodone lần đầu tiên được sử dụng trong lâm sàng sau đó 1 năm nó được phát triển lần đầu tiên.
- Đầu năm 1928, Merck đã tung ra trên thị trường sản phẩm đầu tiên chứa oxycodone.
- Ngày 12/ 4 /1950, Oxycodone được FDA chấp thuận.
- Sau năm 1995, Oxycodone được sử dụng và biến đến như 1 bước tiến đột phá trong y học như 1 thuốc gây nghiện nghiệncos tác dụng kéo dài cho những bệnh nhân bị đau mức độ trung bình đến nặng.
Dược lý và cơ chế hoạt động
Oxycodone là một loại thuốc phiện mạnh, là một opioid bán tổng hợp có đặc tính chủ vận trên các thụ thể opioid loại kappa và delta, mu trong đó với các thụ thể loại mu là có ái lực mạnh nhất. Oxycodone liên kết với các thụ thể kết hợp G-protein gây kích thích trao đổi GDP trên tiểu đơn vị G-alpha lấy GTP, do đó làm cAMP nội bào bị giảm và adenylate cyclase bị ức chế. Dòng tín hiệu này dẫn đến ức chế các chất dẫn truyền thần kinh cảm thụ đau dopamine, noradrenaline, chất P, GABA, acetylcholine và các hormone insulin, somatostatin, glucagon và vasopressin. Oxycodone à làm giảm tính dễ bị kích thích của các tế bào thần kinh, gây ra hiện tượng siêu phân cực trong hệ thần kinh trung ương. Chính sự ức chế này làm tác dụng chủ vận lên các thụ thể loại kappa dẫn đến đóng kênh canxi phụ thuộc điện áp loại N. Ngược lại, sự kích thích của Oxycodone lên các thụ thể loại delta, mu sẽ làm các kênh kali mở gây điều chỉnh hướng vào bên trong phụ thuộc canxi.
Dược động học
Hấp thu
Oxycodone sau khi uống dạng giải phóng kéo dài có sinh khả dụng đường uống khoảng 60-87% và quá trình hấp thu Oxycodone không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Oxycodone có AUC là 135ng/mL\*giờ, Cmax=11,5ng/mL, với thời gian để đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 5,11 giờ và 24 đến 36 giờ lần lượt khi dùng liều dạng phóng thích tức thì và dạng giải phóng kéo dài. Thời gian bắt đầu có tác dụng của Oxycodone là 10-30 phút.
Chuyển hóa
Oxycodone chuyển hóa ở gan qua 4 phản ứng chính bao gồm: quá trình khử 6-keto, quá trình liên hợp, CYP2D6 thực hiện quá trình khử O-demethyl, CYP3A4 và 3A5 thực hiện quá trình khử N-keto. Noroxycodone và noroxymorphone là các chất chuyển hóa chính.
Phân bố
Oxycodone thuốc có thể tích phân bố khoảng 2,6L/kg
Thải trừ
Oxycodone có độ thanh thải trong huyết tương là 1,4 L/phút. Thời gian bán thải của Oxycodone trong huyết tương là 3 đến 5 giờ
Ứng dụng trong y học
- Oxycodone dùng để kiểm soát cơn đau cấp tính hoặc mãn tính từ trung bình đến nặng cho bệnh nhân khi việc sử dụng thuốc opioid là phù hợp và các liệu pháp điều trị khác không đạt hiệu quả điều trị
- Oxycodone dạng giải phóng kéo dài có thể được dùng để kiểm soát cơn đau nghiêm trọng khi không có lựa chọn thay thế nào để điều trị cơn đau nào khác và cần điều trị bằng opioid dài hạn liên tục.
Tác dụng phụ
Oxycodone có thể gây các tác dụng phụ sau:
- Thường gặp nhất: Suy nhược, chóng mặt, táo bón, khô miệng, buồn nôn, buồn ngủ, đau đầu, ngứa, đổ mồ hôi, nôn
- Các tác dụng phụ khác bao gồm: huyết áp thấp, chậm nhịp tim, đánh trống ngực, phát ban, nhạy cảm với ánh sáng, chảy mồ hôi, chán ăn, viêm lưỡi, đau bụng, tiêu chảy, ảo giác, lú lẫn, cáu gắt, co giật, tăng áp lực não tủy, an thần, ho, suy hô hấp
Chống chỉ định
- Suy hô hấp
- Hen phế quản
- Tăng CO2
- Quá mẫn với oxycodone
- Bệnh nhân đang bị hoặc nghi ngờ tắc ruột hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa
Độc tính ở người
Các dấu hiệu và triệu chứng của quá liều oxycodone bao gồm hạ huyết áp, suy hô hấp, mềm cơ, da lạnh, buồn ngủ, co đồng tử, nhịp tim chậm, da ẩm ướt và tử vong. Việc sử dụng Oxycodone cũng có thể gây tổn thương gan cấp tính, đặc biệt khi sử dụng Oxycodone kết hợp với liều cao acetaminophen hay sử dụng với liều cao
Liều dùng
Liều dùng cho người lớn:
- Đau cấp tính: liều ban đầu là 5 – 15 mg, cứ sau 4 – 6 giờ. Liều tiếp theo nên tăng dần để kiểm soát cơn đau.
- Đau mãn tính: liều ban đầu là 2,5 -10 mg sau mỗi 4 – 6 giờ
Liều dùng cho trẻ em:
- Đau cấp tính: liều ban đầu là 0,05 đến 0,15 mg/kg, cứ sau 4 đến 6 giờ
- Đau mãn tính: bắt đầu từ liều thấp nhất có thể để giảm đau cho bệnh nhân bị đau mãn tính sau đó tăng liều dần dần.
- Bệnh nhân suy gan, bệnh nhân cao tuổi: giảm liều còn 1/3 liều thông thường
- Bệnh nhân suy thận:
- Nếu CrCl > 60 ml/phút: không cần điều chỉnh liều.
- Nếu CrCl <30 mL/phút: giảm liều còn 50-75% liều thông thường
Tương tác với thuốc khác
- Sử dụng thuốc Oxycodone với zolpidem, morphine, lorazepam, fentanyl, diazepam, alprazolam, cyclobenzaprine gây suy nhược hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến suy hô hấp, hôn mê và thậm chí tử vong.
- Sử dụng diphenhydramine, cetirizine cùng với Oxycodone có thể làm tăng tác dụng phụ như lú lẫn và khó tập trung, chóng mặt, buồn ngủ.
- Celecoxib có thể làm tăng nồng độ trong máu và tác dụng của Oxycodone
- Sử dụng Oxycodone và duloxetine, ondansetron, sertraline, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin, triệu chứng như buồn nôn, nôn và tiêu chảy, huyết áp thay đổi mạnh, mờ mắt, mất phối hợp, co thắt dạ dày, co thắt hoặc cứng cơ, sốt, đổ mồ hôi quá nhiều, tăng nhịp tim, nhầm lẫn, ảo giác, co giật
Lưu ý khi sử dụng
- Bệnh nhân dị ứng với opioid cần kiểm tra và thận trọng trước khi kê đơn cho dùng Oxycodone.
- Phụ nữ có thai: khi dùng Oxycodone cho phụ nữ có thai có thể gây các biến chứng như giảm sự phát triển của thai nhi, sinh non, dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong vì Oxycodone có khả năng đi qua hàng rào nhau thai. Vì vậy không dùng Oxycodone cho phụ nữ có thai.
- Phụ nữ cho con bú: Oxycodone được bài tiết vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. Vì vậy không nên sử dụng oxycodone khi đang cho con bú.
- Bệnh nhân dùng oxycodone cần được theo dõi tình trạng giảm đau, táo bón, các tác dụng phụ khác.
- Bệnh nhân cần được theo dõi nhịp tim và nhịp hô hấp, huyết áp, đặc biệt là trong 24 đến 72 giờ đầu sau khi bắt đầu điều trị hoặc tăng liều Oxycodone.
- Bệnh nhân sau khi đã ổn định liều dùng Oxycodone nhưng vẫn bị các cơn đau tăng liên tục thì bác sĩ nên đánh giá lại các nguyên nhân gây đau khác trước khi tăng liều và tăng tần suất dùng Oxycodone.
- Nếu bệnh nhân bị gặp các tác dụng phụ tiến triển dần thì bên giảm liều dùng Oxycodone mà tại liều dùng này vẫn đảm bảo hiệu quả giảm đau.
- Không nên ngừng dùng Oxycodone đột đột mà cần giảm liều dần khoảng 10-50% liều dùng sau vài ngày đến vài tuần đến khi giảm hẳn vì nếu không có thể gây triệu chứng cai thuốc.
- Nên kê đơn Oxycodone ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.
Một vài nghiên cứu của Oxycodone trong Y học
Hiệu quả và an toàn của công thức oxycodone/acetaminophen mới có hàm lượng acetaminophen giảm trong điều trị đau thắt lưng
Nghiên cứu này tiến hành nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả/độ an toàn giảm đau của oxycodone 7,5 và 10mg/acetaminophen 325mg ở bệnh nhân đau thắt lưng với thuốc chống viêm không steroid, chất ức chế cyclo-oxygenase-2 và/hoặc thuốc phiện, thuốc giãn cơ, tramadol. Nghiên cứu được tiến hành theo thử nghiệm không ngẫu nhiên trong 4 tuần. Đối tượng nghiên cứu gồm 33 bệnh nhân cả nam và nữ với độ tuổi trung bình là 52,2 tuổi. Tổng cộng 28 trong số 33 bệnh nhân đã hoàn thành nghiên cứu. Liều oxycodone/acetaminophen trung bình khi kết thúc điều trị là 8,2/325 mg Sau 4 tuần cho thấy việc điều trị làm giảm đáng kể cường độ cơn đau ngắn, giảm tình trạng khuyết tật và cải thiện mức độ giảm đau về đau thần kinh. Việc điều trị được cho là an toàn và dung nạp tốt. Kết quả cho thấy các công thức oxycodone 7,5 và 10mg/acetaminophen 325mg có hiệu quả trong điều trị đau thắt lưng mãn tính từ trung bình đến nặng.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Oxycodone, pubchem. Truy cập ngày 01/11/2023.
- Arnold R Gammaitoni 1, Bradley S Galer, Peter Lacouture, John Domingos, Thomas Schlagheck (2003) Effectiveness and safety of new oxycodone/acetaminophen formulations with reduced acetaminophen for the treatment of low back pain, pubmed.com. Truy cập ngày 01/11/2023.
Xuất xứ: Hoa Kỳ