Natri Clorid

Hiển thị 1–24 của 121 kết quả

Natri Clorid

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Sodium Chloride

Tên danh pháp theo IUPAC

sodium chloride

Nhóm thuốc

Bổ sung khoáng chất

Mã ATC

A – Đường tiêu hóa và trao đổi chất

A12 – Bổ sung khoáng chất

A12C – Bổ sung khoáng chất khác

A12CA – Natri

A12CA01 – Natri clorua

B – Máu và cơ quan tạo máu

B05 – Dung dịch thay thế máu và truyền dịch

B05C – Dung dịch tưới

B05CB – Dung dịch muối

B05CB01 – Natri clorua

B – Máu và cơ quan tạo máu

B05 – Dung dịch thay thế máu và truyền dịch

B05X – Phụ gia dung dịch IV

B05XA – Dung dịch điện giải

B05XA03 – Natri clorua

Mã UNII

451W47IQ8X

Mã CAS

7647-14-5

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

NaCl

Phân tử lượng

58.44 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Sodium Chloride là thuốc gì? Sodium Chloride là muối clorid vô cơ có natri(1+) là ion phản ứng, ion natri và clorua có tỷ lệ 1:1

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 0

Số liên kết hydro nhận: 1

Số liên kết có thể xoay: 0

Diện tích bề mặt cực tôpô: 0

Số lượng nguyên tử nặng: 2

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 0

Liên kết cộng hóa trị: 2

Tính chất

  • Sodium Chloride tồn tại dạng bột khô, tinh thể không màu, trong suốt hoặc bột tinh thể màu trắng
  • Vị mặn
  • Điểm nóng chảy 800,7°C
  • Ít tan trong etanol, tan tốt trong nước. Dung dịch trong nước là trung tính pH = 6,7 đến 7,3
  • Khi đun nóng để phân hủy, nó thải ra khói độc của axit clohydric và dinatri oxit. Dung dịch natri clorid có khả năng ăn mòn kim loại cơ bản.

Dạng bào chế

Dung dịch: thuốc Sodium Chloride 0,9% 500ml, Sodium CHLORIDE 0.9% 100ml,…

Bột: Oresol 3B, Oresol 245,…

Gel: Sữa rửa mặt Isis Pharma Teen Derm Gel 150ml,…

Dạng bào chế Sodium Chloride
Dạng bào chế Sodium Chloride

Nguồn gốc

Sodium Chloride được tìm trong nước biển. Hầu hết Sodium Chloride trên thế giới được tìm thấy hòa tan trong nước biển, 1 lượng nhỏ được tìm thấy dưới dạng khoáng chất halit trong lớp vỏ Trái Đất và 1 lượng nhỏ Sodium Chloride tồn tại dưới dạng các hạt lơ lửng trong khí quyển, những hạt này ngưng tụ trong các đám mây.

Phương pháp điều chế Nacl dược dụng

Phương pháp

Điều chế NaCl dược dụng từ muối ăn, bao gồm quá trình loại tạp và kết tinh bằng phương pháp tách một phần dung môi.

Nguyên phụ liệu chuẩn bị:

  • Muối ăn: 1 Kg

Với các thành phần:

+ NaCl chiếm khoảng 96-99%

+ Tạp chất vô cơ: Ca++, Mg++, Fe3+, SO4 2- , Br- , I – và các ion khác.

+ Tạp chất hữu cơ; tạp không tan: Cát, phù sa …

  • Dung dịch Na2CO3 20%
  • Acid hydrocloric 35%
  • Dung dịch bari clorid 10%

Dụng cụ, thiết bị:

  • Chậu men 5 L
  • Bếp điện
  • Chảo gang
  • Máy vảy li tâm hoặc bộ lọc Buchner
  • Tủ sấy

Sơ đồ quy trình:

Sơ đồ quy trình điều chế Nacl dược dụng

Mô tả quy trình và một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều chế:

Mô tả quy trình Các yếu tố ảnh hưởng
Rang 1 kg muối ăn trong chảo gang trên bếp điện hoặc bếp gas, khi muối trở nên trắng hoàn toàn thì dừng lại. Các tạp hữu cơ dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ phân hủy thành CO2 và H2O và được loại đi.

Hòa tan muối đã rang trong 3L nước cất, để lắng lấy 15 phút, loại tạp không tan và lấy dịch trong.

Đun sôi dịch lọc, khuấy, thêm từ từ dung dịch Na2CO3 20% đến pH=10-11. Các ion kim loại sẽ bị tủa dưới dạng carbonat. Để lắng, lọc, loại bỏ tủa, thu lấy dịch trong.

Để nguội rồi trung hòa dịch lọc bằng HCl 35% đến pH=4-5, tạo nhân muối NaCl.

Cô đặc để kết tinh phân đoạn: cho dung dịch trong ở trên vào chậu men, cô trên bếp và vớt dần muối kết tinh nóng cho vào cốc. NaCl ít tan hơn các muối khác nên sẽ kết tinh tách ra trước. Cô như vậy đến khi còn 1/3 thể tích thì kết thúc. Phần dịch còn lại chứa Br-, I-, KCl…

Loại tạp sulfat: rửa muối thô bằng nước cất, mỗi lần rửa cho khoảng 30-50 ml nước cất, trộn đều, sau đó vắt kiệt.

Rửa đến khi ion SO42- trong nước rửa không được nhiều hơn sulfat trong dịch mẫu chuẩn theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam IV(dùng BaCl2 và sử dụng phương pháp so sánh)

Sấy khô sản phẩm ở 100°C đến khối lượng không đổi.

Kiểm nghiệm sản phẩm theo tiêu chuẩn dược điển việt nam IV.

Rang kỹ để loại hoàn toàn tạp hữu cơ.

Đun sôi nhẹ để phản ứng xảy ra nhanh hơn, nếu sôi quá nước sẽ bay hơi một phần làm muối kết tinh lại, bị loại bỏ cùng tủa khi lọc, hiệu suất sẽ giảm. Không nên thay bằng K2CO3 vì sẽ gây nhiễm thêm tạp. Giai đoạn này có thể chưa hết tạp do CO32- vẫn còn, chưa tủa hết ion kim loại.

Nếu dịch acid quá có thể cân bằng lại bằng Na2CO3. HCl dư tuy không ảnh hưởng đến kết quả nhưng sẽ gây độc khi tiến hành các bước tiếp theo là cô cạn kết tinh (HCl bay lên khi cô cạn hít phải gây độc).

Phương pháp kết tinh cho bay hơi bằng cô đặc có nhược điểm là các tinh thể dễ bị dính lên bề mặt truyền nhiệt, nồng độ tạp chất tăng cao, khắc phục cần tăng khuấy trộn.

Quá trình kết tinh có thể bị lẫn tạp, ảnh hưởng đến độ tinh khiết của NaCl.

Giai đoạn này rửa bằng nước nhiều lần có thể khiến một phần muối bị hòa tan và loại đi, làm giảm hiệu suất.

Phương pháp kết tinh bằng tách một phần dung môi được áp dụng cho điều chế NaCl vì đây là chất bền với nhiệt, có độ tan ít phụ thuộc vào nhiệt độ.

Kích thước và dạng của tinh thể do quá trình kết tinh quyết định.

Ở nhiệt độ thấp, dung môi bay hơi ít, trạng thái bão hòa thấp, các tinh thể phát triển có thể nhanh hơn tạo mầm, dẫn đến tinh thể to, hình lập phương đều đặn.

Ở nhiệt độ sôi, độ bão hòa cao hơn, tạo mầm tinh thể chiếm ưu thế so với tăng trưởng tinh thể, cuối cùng dẫn đến các tinh thể nhỏ hơn.

Ở nhiệt độ khoảng 85°C, khuấy liên tục, có thể thu được tinh thể rất nhỏ và trắng.

Một số chỉ tiêu kiểm nghiệm NaCl

Tính chất:

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng hay tinh thể không màu hay hạt trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước thực tế không tan trong ethanol khan.

Hình ảnh: Bột kết tinh Nacl
Hình ảnh: Bột kết tinh Nacl

Định tính:

Chế phẩm phải cho phản ứng của clorid (Phụ lục 8.1).

Chế phẩm phải cho phản ứng của natri (Phụ lục 8.1).

Dung dịch S: Hòa tan 20,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm: Thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) vào 20 ml dung dịch S. Lượng dung dịch acidhydrocloric 0,01N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để làm dung dịch chuyển màu không quá 0,5 ml.

Bromid không được quá 100 phần triệu: Thêm 4,0 ml nước, 2,0 ml dung dịch đỏ phenol (TT) và 1.0 ml dung dịch cloramin T 0,01 % vào 0,5 ml dung dịch S, trộn đều ngay. Sau đúng 2 min, thêm 0,15 ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 M (TT), trộn đều và pha loãng thành 10.0 ml bằng nước. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng 590 nm, dùng nước làm mẫu trắng. Độ hấp thụ của dung dịch trên không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu được chuẩn bị trong cùng một thời gian, cùng cách tiến hành, dùng 5,0 ml dung dịch kali bromid 3,0 mg/l.

lodid: Làm ẩm 5 g chế phẩm bằng cách thêm từng giọt hỗn hợp vừa mới pha gồm 0,15 ml dung dịch natri nitrit 10% (TT), 2 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT), 25 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) và 25 ml nước. Sau 5 min, quan sát dưới ánh sáng ban ngày, hỗn hợp chất thử không được có màu xanh.

Nitrit: Thêm 10 ml nước vào 10 ml dung dịch S. Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng 354 nm không được lớn hơn 0,01.

Phosphat không được quá 25 phần triệu (Phụ lục 9.4.12): Pha loãng 2,0 ml dung dịch S thành 100 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.14): Pha loãng 7,5 ml dung dịch S thành 30 ml bằng nước cất và tiến hành thử.

Arsen không được quá 1 phần triệu (Phụ lục 9.4.2, phương pháp A): Dùng 5 ml dung dịch S để đo.

Bari: Thêm 5 ml nước cất và 2 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) vào 5 ml dung dịch S. Sau 2 h, dung dịch không được đục hơn hỗn hợp gồm 5 ml dung dịch S và 7 ml nước cất.

Sắt không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.13): Lấy 10 ml dung dịch S và tiến hành thử. Dùng hỗn hợp gồm 4 ml dung dịch sắt mẫu 1 phần triệu Fe (TT) và 6 ml nước để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Magnesi và các kim loại kiềm thổ không được quá 0,01 % tính theo Ca (Phụ lục 9.4.16): Dùng 10,0 g chế phẩm và 150 mg hỗn hợp đen eriocrom T (TT). Thể tích của dung dịch natri edetat 0,01 M (CĐ) đã dùng không được quá 2,5 ml.

Kali không được quá 0,05 %: Nếu chế phẩm được dự định để sản xuất thuốc tiêm, hoặc các dung dịch thẩm tách máu, lọc máu, thẩm tách màng bụng, thì chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu phép thử này. Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử (Phụ lục 4.4, Phương pháp 1). Dung dịch thử: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Dãy dung dịch chuẩn: Hòa tan 1,144 g kali clorid (TT) đã được sấy ở 100 °C đến 105 °C trong 3 h trong nước và pha loãng thành 1000,0 ml với cùng dung môi (dung dịch chứa 600 μg K/ml). Tiếp tục pha dãy dung dịch chuẩn theo yêu cầu. Đo cường độ phát xạ ở bước sóng 766,5 nm.

Kim loại nặng không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.8): Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) chuẩn bị mẫu đối chiếu.

An toàn lao động

NaCl không độc nhưng khi tiếp xúc lâu với nước muối đậm đặc, dã sẽ bị loét, tổn thương biểu bì sâu, lâu khỏi và để lại sẹo.

Khi rang muối tránh để muối bắn vào mắt.

Dược lý và cơ chế hoạt động

Sodium Chloride có khả năng cung cấp ion natri, đây là một trong những loại cation chính của dịch ngoại bào, có chức năng chủ yếu trong cân bằng áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể, cân bằng chất lỏng, kiểm soát sự phân phối nước. Natri cũng liên kết với bicarbonate/ clorid trong việc điều hòa cân bằng axit-bazơ của dịch cơ thể. Các ion clorid trong Sodium Chloride là anion ngoại bào chính, có khả năng cân bằng axit-bazơ của cơ thể. Dung dịch Sodium Chloride gần giống với thành phần dịch ngoại bào của cơ thể. Natri và Chloride đều là chất điện giải chính của khoang dịch bên ngoài tế bào, phối hợp với nhau để kiểm soát huyết áp và thể tích ngoại bào. Tình trạng rối loạn và mất cân bằng ion natri gây rối loạn cân bằng nước vfa điện giải.

Dược động học

Hấp thu

Sodium Chloride sau khi được đưa vào hệ tiêu hóa phần lớn không được hấp thu khi đi qua ruột non và dạ dày. Sodium Chloride khi đến đại tràng sẽ hòa tan trong nước và được đưa vào máu.

Chuyển hóa

Sodium Chloride được hấp thu và phân ly thành ion natri và cloride, lượng clorua được hấp thụ quá mức, thận sẽ liên tục bài tiết natri clorua, do đó nồng độ clorua trong máu và các mô vẫn khá ổn định, nếu lượng clorua ngừng hấp thụ, thận sẽ ngừng bài tiết clorua.

Phân bố

Không có dữ liệu

Thải trừ

Sodium Chloride có thời gian bán thải là 17 phút

Ứng dụng trong y học

  • Sodium Chloride có tác dụng gì? Sodium Chloride thường được dùng trong dung dịch tiêm tĩnh mạch này được chỉ định sử dụng như một nguồn cung cấp nước và chất điện giải.
  • Ngoài ra, Sodium Chloride được dùng trong các dung dịch để hỗ trợ dược phẩm và chất pha loãng để truyền các chất phụ gia thuốc tương thích.
  • Sodium Chloride dùng để thay thế dịch ngoại bào, suy giảm natri nhẹ, điều trị nhiễm kiềm chuyển hóa khi bị mất nước

Tác dụng phụ

Sodium Chloride có thể gây các tác dụng phụ sau:

  • Sốt, nhiễm trùng tại chỗ tiêm, thoát mạch và tăng thể tích máu, viêm tĩnh mạch kéo dài từ vị trí tiêm, huyết khối tĩnh mạch, tăng ion clorid máu gây giảm số lượng ion bicarbonate, tăng nồng độ kali trong huyết thanh
  • Gây ra tình trạng quá tải dịch trong quá trình điều trị đặc biệt dễ xảy ra ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận
  • Bệnh nhân bị suy tim sung huyết có nguy cơ cao bị quá tải dịch dẫn đến trầm trọng hơn tình trạng suy tim tâm trương/tâm thu, phù phổi đe dọa tính mạng, gây tổn thương nội tạng hoặc thậm chí tử vong
  • Gây hạ natri máu và phù não,

Độc tính ở người

Quá liều Sodium Chloride gây phá vỡ sự cân bằng natri tự nhiên trong cơ thể, gây ra tình trạng giữ nước, làm tăng áp lực của máu lên thành mạch máu dẫn đến tăng huyết áp/ huyết áp cao. Tử vong có thể xảy ra do nuốt phải một lượng lớn Sodium Chloride trong thời gian ngắn. Bổ sung quá nhiều Sodium Chloride trong thời gian dài hoặc mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao, đột quỵ, phì đại thất trái và ung thư dạ dày. LC50 (chuột) = 42.000 mg/m3/

Tương tác với thuốc khác

Sodium Chloride làm tăng bài tiết lithium vì vậy Sodium Chloride được khuyến cáo dùng trong ngộ độc lithium

Lưu ý khi sử dụng

  • Thận trọng khi truyền Sodium Chloride cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận
  • Bác sĩ khi truyền Sodium Chloride cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan cần theo dõi cẩn thận và truyền lượng thể tích cần thiết tối thiểu để duy trì cân bằng nội môi.
  • Sodium Chloride có thể gây giữ natri và nước và hạ kali máu, phù nề, dẫn đến tăng natri máu và làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim sung huyết. Việc điều trị bằng Sodium Chloride phải hết sức thận trọng ở những bệnh nhân phù nề do giữ natri, suy thận nặng, suy tim sung huyết
  • Sodium Chloride làm tăng nồng độ clorua và gây mất bicarbonate dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa vì vậy bệnh nhân cần được theo dõi lâm sàng về cân bằng nồng độ chất điện giải, axit/bazơ.
  • Không nên dùng Sodium Chloride cho phụ nữ có thai và cho con bú vì chưa biết về độ an toàn của Sodium Chloride cho nhóm đối tượng này
  • Khi dùng Sodium Chloride theo đường tiêm truyền bệnh nhân không được tự ý tiêm Sodium Chloride mà cần có sự hỗ trợ của cán bộ nhân viên y tế.
  • Không nên dùng Sodium Chloride cho bệnh nhân kiêng muối.
  • Trong quá trình dùng Sodium Chloride, bệnh nhân phải có đánh giá định kỳ các kết quả lâm sàng và xét nghiệm bằng cách quan sát mọi thay đổi về rối loạn axit-bazơ, tình trạng thể tích, nồng độ chất điện giải
  • Bệnh nhân trong quá trình dùng Sodium Chloride cần được đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng quá tải chất lỏng, mất nước. Những bệnh nhân có nồng độ lactate, creatinin tăng cao là dấu hiệu cho thấy không được nhận đủ lượng dịch.
  • Những bệnh nhân nên được đánh giá lại thường xuyên là bệnh nhân có nguy cơ cao bị quá tải dịch đặc biệt là những bệnh nhân đã biết có bệnh tim phổi

Một vài nghiên cứu của Sodium Chloride trong Y học

Hiệu quả, an toàn và thời điểm của Natri Clorua 5% so với Natri Clorua 23,4% trong liệu pháp thẩm thấu

Efficacy, Safety, and Timing of 5% Sodium Chloride Compared With 23.4% Sodium Chloride for Osmotic Therapy
Efficacy, Safety, and Timing of 5% Sodium Chloride Compared With 23.4% Sodium Chloride for Osmotic Therapy

Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu đánh giá hiệu quả của tác dụng giảm áp lực nội sọ, thời gian sử dụng và độ an toàn của NaCl 23,4% so với NaCl 5% trong điều trị tăng áp lực nội sọ. Tổng cộng có 44 bệnh nhân nhập viện từ tháng 7/ 2012 đến tháng 6 /2014 đã được tiêm bolus NaCl 5% hoặc NaCl 23,4% (11 người nhận được 5% NaCl và 33 người nhận được 23,4% NaCl). Dữ liệu được thu thập bao gồm các phép đo áp lực nội sọ, thời gian dùng thuốc và các tác dụng phụ. Tỷ lệ phần trăm giảm áp lực nội sọ ở 30, 60 và 120 phút ở những bệnh nhân nhận NaCl 5% so với 23,4% NaCl. Thời gian trung bình để dùng thuốc ngắn hơn ở nhóm NaCl 5%. Cả hai nhóm đều có tỷ lệ tác dụng phụ là 27%. Từ nghiên cứu cho thấy NaCl 5% có thể có hiệu quả tương đương với NaCl 23,4% trong việc giảm áp lực nội sọ có thời gian sử dụng ngắn hơn, không có sự khác biệt về tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Sodium Chloride, pubchem. Truy cập ngày 29/10/2023.
  2. Chris Carter 1 2, Theresa Human (2017) Efficacy, Safety, and Timing of 5% Sodium Chloride Compared With 23.4% Sodium Chloride for Osmotic Therapy , pubmed.com. Truy cập ngày 29/10/2023.

Dung dịch vệ sinh vùng kín

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Ladybosz

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch Đóng gói: Hộp 1 chai 250ml

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
200.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch tiêmĐóng gói: Hộp 5 ống x 4ml

Xuất xứ: Bồ Đào Nha

Thuốc tăng cường miễn dịch

VSportGel

Được xếp hạng 5.00 5 sao
1.915.000 đ
Dạng bào chế: GelĐóng gói: Hộp 50 gói x 15 g

Xuất xứ: Việt Nam

Thiết bị y tế

Livespo Navax 5ml Màu Vàng

Được xếp hạng 5.00 5 sao
105.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịchĐóng gói: Hộp 5 ống x 5ml và 1 bình nhỏ giọt

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch xịt mũiĐóng gói: Hộp 2 lọ x 10ml, Hộp 1 lọ 70ml

Xuất xứ: Việt Nam

Xịt, rửa mũi

Visaline Soft

Được xếp hạng 5.00 5 sao
185.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịchĐóng gói: Hộp 1 chai 100ml

Xuất xứ: Việt Nam

Chăm sóc răng miệng

Gạc Răng Miệng M’Smarty

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Gạc rơ lưỡiĐóng gói: Hộp 30 gói

Xuất xứ: Việt Nam

Xịt, rửa mũi

Rohto NoseWash Spray

Được xếp hạng 5.00 5 sao
53.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch xịtĐóng gói: Hộp 1 lọ 35 ml

Xuất xứ: Việt Nam

Gạc rơ lưỡi

Gạc đa năng Dr.Maya

Được xếp hạng 5.00 5 sao
110.000 đ
Dạng bào chế: GạcĐóng gói: Hộp 30 gói

Xuất xứ: Việt Nam

Dung dịch vệ sinh vùng kín

Lactacyd Pro Sensitive

Được xếp hạng 5.00 5 sao
105.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịchĐóng gói: Chai 250mL

Xuất xứ: Việt Nam

Chăm sóc răng miệng

Nước súc miệng T-B Fresh

Được xếp hạng 5.00 5 sao
25.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịchĐóng gói: Chai 500ml

Xuất xứ: Việt Nam

Thiết bị y tế

Muối Y Tế Ích Nhân

Được xếp hạng 5.00 5 sao
40.000 đ
Dạng bào chế: Viên Đóng gói: Hộp 50 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Xịt, rửa mũi

SinuFresh Cát Linh

Được xếp hạng 5.00 5 sao
170.000 đ
Dạng bào chế: Muối hòa tan Đóng gói: Hộp 50 Gói

Xuất xứ: Việt Nam

Bôi trơn nhãn cầu

V.Rohto Mineral Tear

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ mắtĐóng gói: Hộp 1 lọ 13ml

Xuất xứ: Việt Nam

Kháng khuẩn & khử trùng mắt

Osla Baby

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ mắt, nhỏ mũiĐóng gói: Hộp 1 lọ x 10ml

Xuất xứ: Việt Nam

Chất điện giải

Odesol

Được xếp hạng 5.00 5 sao
66.000 đ
Dạng bào chế: Bột pha dung dịch uốngĐóng gói: Hộp 30 gói x 6,26 g

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
95.000 đ
Dạng bào chế: Dạng lỏngĐóng gói: Lọ 200ml

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
125.000 đ
Dạng bào chế: KẹoĐóng gói: Hộp 12 gói x 15g

Xuất xứ: Malaysia

Xịt, rửa mũi

Neilmed Sinus Rinse

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Bột pha dung dịchĐóng gói: Hộp 120 gói

Xuất xứ: Mỹ

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ mắtĐóng gói: Hộp 1 chai 15ml

Xuất xứ: Việt Nam

Kháng khuẩn & khử trùng mắt

Thuốc Nhỏ Mắt Avisla

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ mắtĐóng gói: Hộp 1 chai 15ml

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch xịt mũi phun sươngĐóng gói: Hộp 1 chai 100ml

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch xịt phun sươngĐóng gói: Hộp 1 chai 100ml

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch xịt phun sươngĐóng gói: Hộp 1 lọ x 100ml

Xuất xứ: Việt Nam