Natamycin
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
(1R,3S,5R,7R,8E,12R,14E,16E,18E,20E,22R,24S,25R,26S)-22-[(2R,3S,4S,5S,6R)-4-amino-3,5-dihydroxy-6-methyloxan-2-yl]oxy-1,3,26-trihydroxy-12-methyl-10-oxo-6,11,28-trioxatricyclo[22.3.1.05,7]octacosa-8,14,16,18,20-pentaene-25-carboxylic acid
Nhóm thuốc
Natamycin là gì? Natamycin là thuốc kháng sinh
Mã ATC
S – Cơ quan cảm giác
S01 – Nhãn khoa
S01A – Thuốc chống nhiễm trùng
S01AA – Kháng sinh
S01AA10 – Natamycin
A – Đường tiêu hóa và trao đổi chất
A07 – Thuốc chống tiêu chảy, chống viêm/chống nhiễm trùng đường ruột
A07A – Thuốc chống nhiễm trùng đường ruột
A07AA – Kháng sinh
A07AA03 – Natamycin
D – Da liễu
D01 – Thuốc kháng nấm dùng trong da liễu
D01A – Thuốc chống nấm dùng tại chỗ
D01AA – Kháng sinh
D01AA02 – Natamycin
A – Đường tiêu hóa và trao đổi chất
A01 – Chế phẩm nha khoa
A01A – Chế phẩm nha khoa
A01AB – Thuốc chống nhiễm trùng và sát trùng để điều trị tại chỗ bằng miệng
A01AB10 – Natamycin
G – Hệ tiết niệu sinh dục và hormone sinh dục
G01 – Thuốc chống nhiễm trùng và sát trùng phụ khoa
G01A – Thuốc chống nhiễm trùng và sát trùng, không bao gồm. phối hợp với corticosteroid
G01AA – Kháng sinh
G01AA02 – Natamycin
Mã UNII
8O0C852CPO
Mã CAS
7681-93-8
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C33H47O13N
Phân tử lượng
665.7 g/mol
Mô hình cấu trúc que và cầu
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 7
Số liên kết hydro nhận: 14
Số liên kết có thể xoay: 3
Diện tích bề mặt cực tôpô: 231
Số lượng nguyên tử nặng: 47
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 14
Liên kết cộng hóa trị: 1
Tính chất
Bột tinh thể màu trắng đến trắng kem. Độ hòa tan 4100 mg/L (ở 21°C)
Dạng bào chế
Viên đặt âm đạo: thuốc đặt Natamycin 100mg,..
Hỗn dịch Natamycin nhỏ mắt
Viên ngậm
Nguồn gốc
Năm 1955, lần đầu tiên Natamycin được phân lập từ dịch lên men của nuôi cấy tế bào Streptomyces natalensis. Natamycin ban đầu được đặt tên là pimaricin sau đó được đổi tên sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) yêu cầu các kháng sinh do Streptomyces sản xuất phải có đuôi –mycin.
Natamycin được sản xuất từ một số loài Streptomyces : S. chattanoogensis, S. natalensis, S. gilvosporeus, S. lydicus dưới dạng chất chuyển hóa thứ cấp. Về mặt cấu trúc, lõi của Natamycin là một macrolide có gắn các nhóm mycosamine, axit cacboxylic, chứa một đoạn polyene. Quá trình sinh tổng hợp Natamycin bắt đầu bằng một loạt phản ứng tổng hợp polyketide, sau đó là các quá trình enzyme bổ sung để oxy hóa và gắn các nhóm thế. Trong quy mô công nghiệp Natamycin được sản xuất bằng cách lên men các chủng Streptomyces khác nhau.
Dược lý và cơ chế hoạt động
- Natamycin dùng để bôi mắt, giúp chống nấm, là một loại kháng sinh polyene tetraene có nguồn gốc từ Streptomyces natalensis. Natamycin có hoạt tính in vitro chống lại nhiều loại nấm men và nấm sợi, như Penicillium, Aspergillus, Fusarium, Cephalosporium, Candida. Natamycin chủ yếu có tác dụng diệt nấm, không có hiệu quả in vitro đối với vi khuẩn gram âm/gram dương. Khi dùng Natamycin tại chỗ, Natamycin không đạt nồng độ cao trong dịch nội nhãn nhưng hiệu quả trong mô đệm giác mạc.
- Natamycin liên kết với sterol cụ thể là với ergosterol trong màng sinh chất, do đó gây ức chế sự phát triển của nấm, phân hạch màng, nó găn chặn sự kết hợp không bào phụ thuộc vào ergosterol. Natamycin có khả năng thay đổi tính thấm của màng nấm. Natamycin ức chế các glucose, protein vận chuyển axit amin làm màng sinh chất mất khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng. Liên kết này của Natamycin có thể đảo ngược, liên kết ergosterol ức chế nấm phổ biến, tác động lên nhiều mầm bệnh nấm khác nhau như nấm mốc Aspergillus, nấm men Saccharomyces Aspergillus
Dược động học
Natamycin thuốc đặt hay thuốc nhỏ mắt đều có tác dụng tại chỗ vì vậy hấp thu qua đường tiêu hóa rất kém. Khi dùng đường uống thì Natamycin ít hoặc không được hấp thu qua đường tiêu hóa vì vậy nó không được ứng dụng dùng để điều trị nhiễm trùng toàn thân.
Ứng dụng
- Natamycin được dùng điều trị nhiễm nấm, bao gồm Penicillium, Cephalosporium, Fusarium, Aspergillus, Candida.
- Viên ngậm Natamycin cũng được dùng để điều trị bệnh tưa miệng, nhiễm trùng nấm men.
- Ngoài ra Natamycin được dùng như một chất bảo quản chống nấm trên các sản phẩm thực phẩm khác nhau như sữa chua, khoa, xúc xích, nước trái cây, rượu vang,…
Tác dụng phụ
Khi dùng Natamycin có thể gây kích ứng mắt, đỏ hoặc sưng
Độc tính ở người
Natamycin gây độc tính cấp tính. Trong các nghiên cứu trên động vật, LD50 thấp nhất của Natamycin là 2,5-4,5 g/kg. Ở chuột, LD50 là ≥2300 mg/kg và liều 500 mg/kg/ngày. Các chất chuyển hóa của natamycin cũng không có độc tính. Các sản phẩm phân hủy của natamycin có LD 50 thấp hơn natamycin. Ở người, liều 500 mg/kg/ngày Natamycin dùng trong nhiều ngày có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Liều dùng
- Khi dùng Natamycin dưới dạng dung dịch/ hỗn dịch nhỏ mắt 5% thì liều dùng cho mỗi bên mắt là 1 giọt/lần x 6-8 lần/ngày.
- Khi dùng Natamycin theo đường uống thì liều dùng được khuyến cáo là 100mg Natamycin/ ngày, có thể chia thành nhiều lần uống/ngày.
- Viên đặt âm đạo: 25mg/ngày.
Tương tác với thuốc khác
Chưa có dữ liệu
Lưu ý khi sử dụng
- Hiện nay chưa biết Natamycin có ảnh hưởng tới thai nhi và trẻ nhỏ hay không vì vậy cần hỏi bác sĩ trước khi dùng Natamycin cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không sử dụng thuốc Natamycin khi đeo kính áp tròng.
- Không sử dụng thuốc nhỏ mắt Natamycin nếu chất lỏng đã đổi màu hoặc có cặn
Một vài nghiên cứu của Natamycin trong Y học
Nghiên cứu 1
So sánh natamycin và voriconazole trong điều trị viêm giác mạc do nấm.
Nghiên cứu được tiến hành để so sánh kết quả lâm sàng của điều trị bằng natamycin và voriconazole cho bệnh viêm giác mạc do nấm. Nghiên cứu được tiến hành trên 120 bệnh nhân bị viêm giác mạc do nấm tại Bệnh viện Mắt Aravind ở Ấn Độ được chọn ngẫu nhiên để dùng natamycin tại chỗ hoặc voriconazole. Kết quả cho thấy so với những người dùng natamycin, bệnh nhân được điều trị bằng voriconazole đã cải thiện thị lực sau 3 tháng trong mô hình hồi quy đa biến nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Thủng giác mạc ở nhóm voriconazole (10 trên 60 bệnh nhân) không khác biệt đáng kể so với nhóm được điều trị bằng natamycin (9 trên 60 bệnh nhân) (P > 0,99). Nhìn chung, không có sự khác biệt đáng kể về thị lực, giữa bệnh nhân được điều trị bằng voriconazole và natamycin.
Nghiên cứu 2
Chlorhexidine 0,2% tại chỗ so với Natamycin 5% tại chỗ để điều trị viêm giác mạc do nấm ở Nepal: Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát
Nghiên cứu được tiến hành để xem liệu chlorhexidine 0,2% tại chỗ, có tốt hơn natamycin 5% trong điều trị viêm giác mạc do nấm sợi hay không. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng. Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân trưởng thành đang điều trị tại bệnh viện nhãn khoa ở Nepal bị nhiễm nấm sợi. Những người tham gia được phân ngẫu nhiên để nhận chlorhexidine 0,2% tại chỗ hoặc natamycin tại chỗ 5%. Thước đo kết quả chính là BSCVA sau 3 tháng. Các biện pháp kết quả phụ bao gồm thủng hoặc điều trị phẫu thuật tạo hình giác mạc xuyên thấu trong 90 ngày. Kết quả từ 03/06/2019 đến 09/11/2020, 354 người tham gia : 178 người tham gia chlorhexidine và 176 người tham gia natamycin. Nghiên cứu chứng minh chlorhexidine không thua kém natamycin. Có nhiều trường hợp thủng và ghép giác mạc khẩn cấp ở nhóm dùng chlorhexidine xảy ra nhiều hơn so với nhóm dùng natamycin. Từ đó cho thấy dùng natamycin ít tác dụng phụ hơn so với điều trị bằng chlorhexidine, vẫn là phương pháp điều trị đơn trị liệu hàng đầu được ưa chuộng đối với bệnh viêm giác mạc do nấm sợi
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Natamycin, pubchem. Truy cập ngày 26/09/2023.
- Jeena Mascarenhas, Tiruvengada Krishnan, P Ravindranath Reddy, Lalitha Prajna, Muthiah Srinivasan, C M Vaitilingam, Kevin C Hong, Salena M Lee, Stephen D McLeod, Michael E Zegans, Travis C Porco, Thomas M Lietman, Nisha R Acharya (2010), Comparison of natamycin and voriconazole for the treatment of fungal keratitis, pubmed.com. Truy cập ngày 26/09/2023.
- Jeremy J Hoffman, Reena Yadav, Sandip D Sanyam, Pankaj Chaudhary, Abhishek Roshan, Sanjay K Singh, Sanjay K Singh (2021), Topical Chlorhexidine 0.2% versus Topical Natamycin 5% for the Treatment of Fungal Keratitis in Nepal: A Randomized Controlled Noninferiority Trial,pubmed.com. Truy cập ngày 26/09/2023.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Moldova
Xuất xứ: Việt Nam