Methylsulfonylmethane
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
Methylsulfonylmethane hay1-phenylethanone
Mã UNII
9H4PO4Z4FT
Mã CAS
67-71-0
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C10H14O3S
Phân tử lượng
214.28 g/mol
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro nhận: 3
Số liên kết có thể xoay: 1
Diện tích bề mặt cực tôpô: 59,6
Số lượng nguyên tử nặng: 14
Liên kết cộng hóa trị: 2
Dạng bào chế
Viên nang cứng: msm methylsulfonylmethane 1000 mg,..
Viên nén bao phim
Viên nang mềm
Bột pha hỗn dịch uống
Nguồn gốc
- Methylsulfonylmethane (MSM) thường được sử dụng như 1 chất bổ sung hay thay thế, nó là 1 hợp chất organosulfur tự nhiên được biết với nhiều tên gọi khác nhau như sulfonylbismethane, dimethyl sulfoxide tinh thể, lưu huỳnh hữu cơ, dimethyl sulfone, methyl sulfone. Trước đây Methylsulfonylmethane được sử dụng trong lâm sàng chủ yếu với mục đích làm dung môi phân cực, dung môi thương mại, không proton. Từ suốt những năm 1950-1970, dimethyl sulfoxide (DMSO) là hợp chất của Methylsulfonylmethane đã được nghiên cứu rộng rãi nhờ khả năng độc đáo của nó lag có tác dụng xuyên qua màng khi có hay không có sự vận chuyển của các tác nhân khác, nó còn giúp hoạt tính kháng cholinesterase, tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giải phóng histamine từ dưỡng bào, khả năng chống oxy hóa. Sau khi Williams và các đồng nghiệp nghiên cứu quá trình chuyển hóa DMSO ở thỏ đã cho thấy rằng một số tác dụng sinh học do DMSO tạo ra do các chất chuyển hóa của nó gây ra.
- Vào cuối những năm 1970, Tiến sĩ Robert Herschler và Tiến sĩ Stanley Jacob của Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm tạo ra các Methylsulfonylmethane không mùi để tìm kiếm các công dụng trị liệu tương tự như DMSO. Năm 1981, Tiến sĩ Herschler đã được cấp bằng sáng chế của Hoa Kỳ do ông đã nghiên cứu thành công việc sử dụng MSM để làm mịn và mềm da, giúp móng chắc khỏe hoặc làm chất pha loãng máu. Ngoài các ứng dụng được nêu trong bằng sáng chế đầu tiên của Herschler khẳng định MSM giúp cải thiện quá trình lành vết thương, giảm căng thẳng, tăng cường tuần hoàn, điều trị nhiễm ký sinh trùng, tăng năng lượng, giảm đau, tăng cường trao đổi chất . Mặt khác, cũng có nhiều tài liệu khoa học cho rằng MSM có thể có ứng dụng lâm sàng cho bệnh viêm khớp, các rối loạn viêm khác như cấp tính do tập thể dục gây ra viêm, viêm mũi dị ứng, viêm bàng quang kẽ.
- Việc sử dụng MSM nói chúng không có thay đổi quá nhiều từ năm 2002-2012. Những năm gần đây việc dùng MSM đang được gia tăng đáng kể dựa trên các dữ liệu thu thập được từ hiện trạng bán hàng và tiêu thụ trên thị trường hiện nay.
Tổng hợp Methylsulfonylmethane
- Methylsulfonylmethane thuộc nhóm của hợp chất metyl- S -methane. Quá trình tổng hợp Methylsulfonylmethane diễn ra nhờ sự hấp thu sunfat để tạo ra dimethylsulfoniopropionate bởi tảo biển, các vi sinh vật biển và các thực vật phù du khác. Methylsulfonylmethane sẽ bị khử methi tạo ra metanthiol hoặc bị phân cắt để tạo thành dimethyl sulfide sau đó có thể chuyển đổi thành DMS. Khoảng 1%–2% DMS được tạo ra trong đại dương được khí dung hóa.
- DMS khí quyển bị oxy hóa bởi nitrat (NO 3 ) hoặc gốc hydroxyl (OH), ozone, chiếu xạ UV để tạo thành DMSO hoặc sulfur dioxide. Nồng độ DMSO và MSM trong khí quyển có sự thay đổi phụ thuộc vào mùa với cực đại vào mùa xuân/hè và cực tiểu vào mùa đông, sự biến động phụ thuộc vào nhiệt độ. Các sản phẩm DMS bị oxy hóa như sulfur dioxide làm tăng ngưng tụ và hình thành mây do đó giúp thúc đẩy DMSO quay trở lại Trái đất bị hòa tan trong lượng mưa.
- Sau khi được hấp thụ vào đất, DMSO và MSM sẽ được sử dụng bởi các vi khuẩn đất tương hỗ như Pseudomonas putida , chất phụ gia xử lý sinh học, hay được thực vật hấp thụ để cải thiện điều kiện đất. Methylsulfonylmethane được tìm thấy trong khá nhiều loại trái cây hiện nay cũng như các loại cây ngũ cốc, rau củ tùy thuộc vào từng loại cây trồng. Các cây thực vật sẽ thực hiện quá trình hô hấp khi đó sản phẩm phụ được giải phóng giải phóng. Các nguồn lưu huỳnh không bị khí dung hóa sau đó và kết hợp thành các khoáng chất, chúng bị xói mòn và quay trở lại đại dương, do đó hoàn thành tiểu chu trình lưu huỳnh này.
Dược lý và cơ chế hoạt động
- Methylsulfonylmethane là gì? Methylsulfonylmethane là chất có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, giải phóng histamine từ dưỡng bào, khả năng chống oxy hóa. Methylsulfonylmethane có khả năng thẩm thấu và xuyên qua màng để đi khắp cơ thể nhờ đó Methylsulfonylmethane giúp tăng cường và tập hợp các ;loại tế bào giúp giảm viêm, căng thẳng oxy hóa ở cấp độ phiên mã và ở cấp độ dưới tế bào.
Chống viêm
Methylsulfonylmethane có khả năng cản trở quá trình chuyển vị trí NF-κB chất ức chế vào nhân đồng thời ngăn chặn sự thoái hóa của NF-κB chất ức chế do đó ức chế hoạt động phiên mã của yếu tố hạt nhân kappa. Methylsulfonylmethane giúp sửa đổi sau dịch mã bao gồm ngăn chặn quá trình phosphoryl hóa tiểu đơn vị p65 tại Serine-536 làm giảm biểu hiện của các cytokine tiền viêm. Ngoài ra nó còn ức chế NF-κB do đó làm giảm sự biểu hiện của enzyme tổng hợp oxit nitric cảm ứng (iNOS) và cyclooxygenase-2 (COX-2) giảm việc sản xuất các chất giãn mạch như oxit nitric (NO) và tuyến tiền liệt. Methylsulfonylmethane gián tiếp làm ức chế quá trình trung gian tế bào mast gây viêm, giảm các cytokine,dòng tế bào miễn dịch và các chất gây giãn mạch, đến các vị trí viêm cục bộ bị ức chế.
Chống oxy hóa/ loại bỏ các gốc tự do
Methylsulfonylmethane có tác dụng chống oxy hóa do ức chế các bạch cầu trung điều chỉnh sự cân bằng của ROS và các enzyme chống oxy hóa. Methylsulfonylmethane làm giảm sự biểu hiện của các enzyme và cytokine liên quan đến sản xuất ROS. Việc điều hòa giảm COX-2 và iNOS làm giảm lượng gốc superoxide (O 2 − ) và oxit nitric (NO). Ngoài ra, MSM giảm bất kỳ ROS nào do ty thể bị kích thích tạo ra nhờ ngăn chặn sự biểu hiện của các cytokine như TNF-α
Điều chế miễn dịch
Methylsulfonylmethane đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phản ứng miễn dịch nhờ cơ chế điều chỉnh phản ứng miễn dịch thông qua nhiễu xuyên âm giữa stress oxy hóa và viêm, điều hòa miễn dịch khác liên quan đến chu kỳ tế bào và sự chết của tế bào.
Dược động học
Methylsulfonylmethane được hấp thụ từ việc bổ sung hoặc tiêu thụ các loại thực phẩm như trái cây, ngũ cốc, trà, sữa bò,…MSM được hấp thu nhanh chóng ở người thời gian hấp thu MSM là < 1 giờ. Các nghiên cứu cho thấy sự chuyển đổi nhanh chóng DMSO thành MSM trong vòng 1–2 giờ sau khi sinh qua đường miệng. DMSO bị oxy hóa khoảng 15% thành MSM bởi các microsome gan với sự hiện diện của NADPH2 và O2. Methylsulfonylmethane chủ yếu được bài tiết qua nước tiểu vaf1 phần nhỏ phân. Methylsulfonylmethane cũng được phân bố rộng rãi ở các mô trong cơ thể và được phát hiện trong dịch não tủy, với thời gian bán thải khoảng 12 giờ.
Methylsulfonylmethane có tác dụng gì?
Viêm khớp và viêm
Methylsulfonylmethane được dùng đơn trị hay kết hợp để chống viêm thông qua việc giảm biểu hiện cytokine kết hợp với glucosamine và chondroitin sulfate làm giảm hiệu quả protein phản ứng C (CRP) bị viêm khớp dạng thấp cấp tính và mãn tính do thực nghiệm gây ra. MSM cũng có hiệu quả trong việc giảm các bệnh viêm nhiễm khác ở người như giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm bàng quang kẽ.
Duy trì sụn khớp
Methylsulfonylmethane cho thấy sự tăng sinh màng hoạt dịch giảm và sự phát triển của mép không đều ở khớp khớp, giảm đáng kể tình trạng thoái hóa bề mặt sụn.
Cải thiện khả năng chuyển động và chức năng thể chất
Methylsulfonylmethane cải thiện tình trạng viêm và bảo tồn sụn, nhờ đó cải thiện đáng kể về chức năng thể chất hỗ trợ phục hồi cơ duỗi đầu gối, cải thiện chức năng thể chất ở bệnh nhân viêm xương khớp đầu, tăng khả năng hoạt động và khả năng vận động của khớp. Methylsulfonylmethane kết hợp với axit boswellic cũng được chứng minh là cải thiện chức năng khớp gối, Methylsulfonylmethane như một phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống và bệnh thoái hóa đĩa đệm.
Để giảm đau nhức cơ bắp
Methylsulfonylmethane có hiệu quả chống lại chứng đau nhức cơ giúp giảm đau nhức cơ sau các bài tập sức đề kháng vất vả.
Cải thiện triệu chứng, biểu hiện dị ứng theo mùa
Trong một nghiên cứu được tiến hành cho biết Methylsulfonylmethane dùng 2,6 g/ngày trong 30 ngày đã cải thiện các triệu chứng hô hấp tại đường hô hấp trên và các triệu chứng hô hấp dưới vào tuần thứ 3, hiệu quả cải thiện này kéo dài suốt 30 ngày bổ sung Methylsulfonylmethane.
Cải thiện kết cấu da
Methylsulfonylmethane đã được sử dụng trong cải thiện chất lượng và kết cấu da bằng cách cung cấp lưu huỳnh cho keratin. Bề mặt và tình trạng da sau dùng Methylsulfonylmethane được cải thiện đáng kể biểu hiện ở cải thiện mức độ sắc tố của nám, cải thiện độ đàn hồi của da và mức độ nhăn.
Độc tính
Không có bất kì báo cáo nào về độc tính của Methylsulfonylmethane khi dùng cho người hay động vật thí nghiệm.
Tương tác
Hiện nay dữ liệu về tương tác của Methylsulfonylmethane còn hạn chế
Lưu ý
- Hiện nay Methylsulfonylmethanechuwa được nghiên cứu về độ an toàn và hiệu quả của Methylsulfonylmethane cho phụ nữ có thai và cho con bú vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Methylsulfonylmethane cho nhóm dối tượng này
- Không dùng Methylsulfonylmethane nếu bệnh nhân dị ứng với thành phần của sản phẩm.
Nghiên cứu về Methylsulfonylmethane
Tác dụng của việc tiêu thụ Methylsulfonylmethane (MSM) hàng ngày đối với Cholesterol Lipoprotein mật độ cao ở người trưởng thành thừa cân và béo phì khỏe mạnh: Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng
Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu xác định xem việc bổ sung MSM có cải thiện sức khỏe chuyển hóa tim mạch cũng như các dấu hiệu của tình trạng viêm và oxy hóa hay không. Phương pháp của nghiên cứu được tiến hành trên tổng số 22 người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì dựa trên thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm dùng giả dược. Các đối tượng được chia 2 nhóm, 1 nhóm cho dùng giả dược,1 nhóm cho dùng 3 g MSM mỗi ngày trong 16 tuần. Kết quả cho thấy cholesterol lipoprotein mật độ cao đã tăng lên sau 8 và 16 tuần tiêu thụ MSM hàng ngày so với mức cơ bản từ đó kết luận rằng việc bổ sung MSM có thể cải thiện thành phần cholesterol bằng cách làm tăng mức cholesterol lipoprotein mật độ cao.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Methylsulfonylmethane , pubchem. Truy cập ngày 22/09/2023.
- Matthew Butawan, Rodney L. Benjamin, and Richard J. Bloomer (2017) Methylsulfonylmethane: Applications and Safety of a Novel Dietary Supplement, pubmed.com. Truy cập ngày 22/09/2023.
- Lindsey Miller , Kari Thompson, Carolina Pavlenco (2021), The Effect of Daily Methylsulfonylmethane (MSM) Consumption on High-Density Lipoprotein Cholesterol in Healthy Overweight and Obese Adults: A Randomized Controlled Trial, pubmed.com. Truy cập ngày 22/09/2023.
Xuất xứ: Israel
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Ý
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Italia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Cộng hòa Séc
Xuất xứ: Việt Nam