Methyl Salicylate
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Methyl salicylate thuộc nhóm nào?
Methyl salicylate thuộc nhóm giảm đau, kháng viêm.
Tên danh pháp theo IUPAC
methyl 2-hydroxybenzoate
Mã UNII
LAV5U5022Y
Mã CAS
119-36-8
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C8H8O3
Phân tử lượng
152.15 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Methyl salicylate là một este benzoat và là este của axit salicylic
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 1
Số liên kết hydro nhận: 3
Số liên kết có thể xoay: 2
Diện tích bề mặt cực tôpô: 46,5
Liên kết cộng hóa trị: 1
Tính chất
Methyl salicylate tồn tại dưới dạng chất lỏng không màu, màu vàng hay màu hơi đỏ.
Methyl salicylate có mùi gì? Methyl salicylate có mùi ngọt giống mùi của trái cây. Methyl salicylate nhớt à là 1 thành phần phổ biến được dùng trong kẹo bạc hà. Điểm sôi của Methyl salicylate ở 432°F ở 760 mmHg. Điểm nóng chảy 16,5°F. Methyl salicylate có khả năng tan trong các dung môi hữu cơ thường gặp và ít tan được trong nước.
Dạng bào chế
Kem bôi ngoài da
Dung dịch/dầu xoa bóp
Gel bôi ngoài da
Thuốc mỡ methyl salicylat
Nguồn gốc
Methyl salicylate được sản xuất bởi nhiều loài thực vật khác nhau đặc biệt là các cây sống được ở mùa đông. Methyl salicylate lần đầu tiên được phân lập từ loài cây Gaultheria procumbens vào năm 1843, đây là một loài cây thuộc họ Thạch nam bởi nhà hóa học người Pháp Auguste André Thomas Cahours, ông là người đã xác định được Methyl salicylate là este của methanol và acid salicylic.
Qúa trình sinh tổng hợp Methyl salicylate thông quá xúc tác của cytochrom P450 gây hydroxyl hóa axit benzoic sau đó là quá trình methyl hóa bằng enzyme methylase.
Điều chế Methyl salicylate
- Tổng hợp methyl salicylate hóa dược chủ yếu hiện nay thông qua quá trình sản xuất bằng cách este hóa metanol với axit salicylic.
- Methyl salicylate có trong cây gì? Trước đây khi công nghệ chưa phát triển việc tổng hợp và chiết xuất Methyl salicylate bằng cách chưng cất từ cây bạch dương và từ quả trà của cây lộc đề.
Định tính methyl salicylate
Methyl salicylate được tiến hành làm định tính theo dược điển Việt Nam hiện hành ngày nay theo 2 phương pháp chính
- Đun nóng 0,25 ml Methyl salicylate chế phẩm với dung dịch NaOH nồng độ 2M (TT), đun cách thủy trong vòng 5 phút sau đó thêm 3mk dung dịch H2SO4 10% (TT). Kết tủa sẽ được hình thành. Thu lấy tủa bằng cách lọc rồi rửa bằng nước rồi sấy ở nhiệt độ 100 °C đến 105 °C. Yêu cầu tủa thu được phải có điểm chảy nằm trong khoảng 156 °C đến 161 °C
- Thêm 0,05 ml dung dịch muối FeCl3 10,5% (TT) VÀO 10ML dung dịch Methyl salicylate bão hòa, dung dịch phải hiện lên màu tím.
Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Methyl salicylate là chất nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ vì vậy cần bảo quản tại nơi kín và tránh ánh sáng.
Dược lý và cơ chế hoạt động
- Methyl salicylate công dụng giảm đau cơ, xương khớp và giảm đau gân do Methyl salicylate hoạt động bằng cách tác động vào mao mạch gây giãn nở đồng thời giúp làm tăng lưu lượng máu, vì sự kích thích của các đầu dây thần kinh cảm giác làm thay đổi hoặc bù đắp cơn đau ở cơ hoặc khớp bên dưới. Sau khi bôi Methyl salicylate sẽ xâm nhập vào da và các mô bên dưới, nó ngăn chặn cục bộ và ngoại vi việc sản xuất các chất trung gian gây viêm đồng thời ức chế có thể đảo ngược enzyme cyclooxygenase. Về mặt dược lý, tác dụng của Methyl salicylate tương tự aspirin và các thuốc thuộc nhóm NSAIDs khác nhưng Methyl salicylate chỉ được dùng dưới dạng bôi ngoài da chứ không dùng dạng uống. Methyl salicylate hoạt động như 1 chất gây mẩn đỏ và kích ứng da do Methyl salicylate khi bôi lên da giúp tạo cảm giác ấm nóng vừa trên da.
- Methyl salicylate là gì? Methyl salicylate được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, chống viêm dùng theo đường bôi ngoài da.
- Methyl salicylate là tá dược gì? Methyl salicylate được biết đến như 1 thành phần hoạt chất có tác dụng dược lý và điều trị vì vậy Methyl salicylate không xếp vào các loại tá dược.
Dược động học
Hấp thu
Methyl salicylate sau khi dùng theo đường bôi ngoài da được hấp thu một cách hệ thống và chỉ khoảng 12-20% được hấp thu khi bôi tại chỗ ( trong trường hợp da không bị tổn thương hay có vết thương hở) trong vòng 10 phút sau khi bôi. Sự hấp thu Methyl salicylate không cố định, nó phụ thuộc vào độ pH, diện tích bề mặt thì sinh khả dụng của thuốc sẽ nằm trong khoảng 11,8-30,7%.
Chuyển hóa
Methyl salicylate được phân phối khắp hầu hết các mô, dịch xuyên tế bào cơ thể thông qua các quá trình vận chuyển thụ động phụ thuộc vào độ pH. Methyl salicylate có khả năng vượt qua hàng rào nhau thai.
Phân bố
Methyl salicylate phần lớn chuyển hóa ở gan thông qua quá trình trao đổi chất nhờ enzyme esterase của gan. Methyl salicylate tạo thành axit salicyluric, ester hoặc acyl và ether hoặc phenolic glucuronide nhờ quá trình liên hợp với glycine, liên hợp với glucuronic.
Thải trừ
Methyl salicylate được bài tiết dưới dạng acid salicylic tự do (10%), salicylic phenolic (10%), axit salicyluric (75%), axit gentisic (dưới 1%), acyl glucuronide (5%).
Ứng dụng trong y học
- Tác dụng của methyl salicylate được dùng theo đường bôi ngoài da được biết đến là giúp giảm đau cơ, xương khớp và giảm đau gân, xoa bóp làm nóng sâu, giảm tạm thời các cơn đau nhức nhẹ do căng cơ, viêm khớp, bầm tím, đau dây thần kinh, đau lưng đơn giản, bong gân, đau ở cột sống dưới.
- Methyl salicylate trong mỹ phẩm đôi khi cũng được sử dụng để giảm đau và làm nóng da.
- Ngoài ra Methyl salicylate dùng với nồng độ thấp (<0,04%) có tác dụng làm chất tạo hương vị. Hay khi nghiền và trộn với 1 số chất nhất định nó là một nguồn phát quang có khả năng giải trí.
Tác dụng phụ
Methyl salicylate có thể gây tác dụng phụ như sau:
- Đỏ hoặc sưng vùng điều trị;
- Đau tăng lên
- Bỏng rát /kích ứng da nghiêm trọng như ngứa, phát ban, đau/phồng rộp.
Độc tính ở người
- Methyl salicylate có thể gây tử vong đặc biệt với trẻ nhỏ vô tình nuốt phải Methyl salicylate. Tình trạng ngộ độc Methyl salicylate thường xảy ra khi dùng Methyl salicylate liều 150 mg/kg trọng lượng cơ thể. Liều gây chết người thấp nhất là 101 mg/kg trọng lượng cơ thể ở người trưởng thành, vứi trẻ nhỏ với liều lượng gây độc nhỏ nhất được tính là 4 mL.
- Hầu hết các trường hợp ngộ độc ở người đặc biệt là trẻ em do methyl salicylate là do việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau tại chỗ
Tương tác với thuốc khác
- Sử dụng anisindione, dicumarol, warfarin với thuốc bôi methyl salicylate có thể gây tăng nguy cơ và khả năng chảy máu hơn.
Lưu ý khi sử dụng
- Methyl salicylate có dùng được cho bà bầu không? Không nên dùng Methyl salicylate cho phụ nữ có thai vì hiện nay chưa có bằng chứng về tính án toàn và hiệu quả của Methyl salicylate cho nhóm đối tượng này.
- Phụ nữ cho con bú: thận trọng khi dùng Methyl salicylate theo đường ngoài da, tránh để thuốc tiếp xúc với trẻ.
Một vài nghiên cứu của Methyl salicylate trong Y học
Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả và an toàn của miếng dán methyl salicylate và tinh dầu bạc hà tại chỗ khi dùng cho bệnh nhân trưởng thành bị căng cơ nhẹ đến trung bình: một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, nhóm song song, kiểm soát giả dược, đa trung tâm
Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu xác định tính hiệu quả và an toàn của miếng dán chứa 10% methyl salicylate và 3% l-menthol so với miếng dán giả dược ở đối tượng bệnh nhân trưởng thành bị căng cơ từ nhẹ đến trung bình. Phương pháp nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng bệnh nhân vừa có nam hoặc nữ ở độ tuổi> hoặc = 18 tuổi, có 208 bệnh nhân (104 nam, 104 nữ; độ tuổi 18-78) được chọn ngẫu nhiên vào 1 trong 2 nhóm nghiên cứu với chẩn đoán lâm sàng là căng cơ từ nhẹ đến trung bình. Các bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên để dùng 1 miếng dán hoạt tính có chứa Methyl salicylate hoặc 1 miếng dán giả dược bôi lên da ở vùng bị đau nhức ( cánh tay trên, cổ, bắp chân, vai, đùi, cẳng tay, bụng, lưng trên). Cường độ đau được đánh giá trên thang đo tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy trong 105 người ở nhóm miếng dán hoạt tính và 103 người ở nhóm miếng dán giả dược thì nhóm được dùng miếng dán có hoạt tính cho thấy giảm đau nhiều hơn đáng kể (khoảng 40%) so với những bệnh nhân dùng miếng dán giả dược. Trong quá trình nghiên cứu không có báo cáo nào về tác dụng phụ nghiêm trọng. Từ đó kết luận rằng miếng dán có chứa methyl salicylate và l-menthol có hiệu quả tốt trong giảm đau đáng kể trong 8 giờ do căng cơ từ nhẹ đến trung bình ở những bệnh nhân trưởng thành này so với những bệnh nhân dùng miếng dán giả dược.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Methyl salicylate, pubchem. Truy cập ngày 21/09/2023.
- Yoshinobu Higashi , Takehito Kiuchi, Kenichi Furuta (2010) Efficacy and safety profile of a topical methyl salicylate and menthol patch in adult patients with mild to moderate muscle strain: a randomized, double-blind, parallel-group, placebo-controlled, multicenter study ,pubmed.com. Truy cập ngày 21/09/2023.
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Singapore
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Singapore
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc