Levodropropizin

Showing all 6 results

Levodropropizin

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Levodropropizine

Tên danh pháp theo IUPAC

(2S)-3-(4-phenylpiperazin-1-yl)propane-1,2-diol

Levodropropizine thuộc nhóm nào?

Levodropropizine là thuốc gì? Thuốc trị ho, cảm lạnh

Mã ATC

R – Hệ hô hấp

R05 – Thuốc trị ho, cảm lạnh

R05D – Thuốc giảm ho, không bao gồm. kết hợp với thuốc long đờm

R05DB – Thuốc giảm ho khác

R05DB27 – Levodropropizin

Mã UNII

3O31P6T4G3

Mã CAS

99291-25-5

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C13H20N2O2

Phân tử lượng

236.31 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Levodropropizine là thành viên của nhóm N-arylpiperazine là N-phenylpiperazine trong đó hydro amin được thay thế bằng nhóm 2,3-dihydroxypropyl (S-enantiomer).

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 2

Số liên kết hydro nhận: 4

Số liên kết có thể xoay: 4

Diện tích bề mặt cực tôpô: 46,9

Số lượng nguyên tử nặng: 17

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 1

Liên kết cộng hóa trị: 1

Dạng bào chế

Viên nén: thuốc Levodropropizine 60mg ,..

Dung dịch: levodropropizine 30mg/5ml,…

Siro: thuốc levodropropizine 6mg/ml,..

Dạng bào chế Levodropropizine
Dạng bào chế Levodropropizine

Dược lý và cơ chế hoạt động

  • Levodropropizine là chất có tác dụng ức chế và tác động trực tiếp lên trung tâm ho nằm ở hành tủy ở não và gây giảm ho ngoài ra Levodropropizine còn giúp long đờm. Levodropropizine cơ chế thông qua ái lực với thụ thể alpha-adrenergic, H1-histaminic, tác dụng ngoại biên liên quan đến các peptide thần kinh cảm giác. Levodropropizine gây kích hoạt kích thích ở các đầu ngoại vi của dây thần kinh cảm giác và gây ức chế cũng như điều tiết các peptide thần kinh liên quan đến phản xạ ho. Levodropropizine có tác dụng an thần trung ương yếu hơn so với racemate và không gây ra sự phụ thuộc về thể chất ở chuột.
  • Hoạt tính chống ho của thuốc chống ho mới, levodropropizine được đánh giá ở những người tình nguyện khỏe mạnh bằng phương pháp cổ điển ho do axit citric gây ra. Levodropropizine làm giảm tần suất ho. Sự ức chế tối đa được quan sát thấy vào sau 6 giờ. 60 mg Levodropropizine ngày 3 lần, không có tác dụng phụ lên chức năng hô hấp cũng như cơ chế thanh thải đường thở. Levodropropizine không có tác dụng lên đặc tính lưu biến của chất nhầy cũng như hoạt động của thể mi của biểu mô đường dẫn khí. Levodropropizine có ái lực với thụ thể histamin H1 và thụ thể alpha-adrenergic. So với thuốc racemic, levodropropizine thể hiện tác dụng chống ho tương tự trên mô hình động vật nhưng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS) thấp hơn đáng kể. Levodropropizine cũng ít có khả năng gây an thần ở bệnh nhân được điều trị.

Dược động học

Hấp thu

Levodropropizine sau khi uống được hấp thu nhanh với sinh khả dụng đường uống khoảng > 75% và thời gian để đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau 0,75 giờ.

Chuyển hóa

Levodropropizine được chuyển hóa tại gan

Phân bố

Levodropropizine có khả năng liên kết với protein huyết tương khoảng 11-14%

Thải trừ

Levodropropizine và các chất chuyển hóa được bài tiết 35% qua nước tiểu với thời gian bán thải là 2,3 ± 0,5 giờ.

Ứng dụng trong y học

Levodropropizine được chỉ định trong giảm ho, chống ho ngoại biên, giảm cường độ ho, tần suất và tình trạng thức giấc ban đêm

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể gặp của Levodropropizine bao gồm nôn mửa, mờ mắt, khô miệng, suy nhược, táo bón, chóng mặt, buồn ngủ, ợ nóng, nhức đầu và đánh trống ngực, mệt mỏi.

Độc tính ở người

Nghiên cứu về độc tính của Levodropropizine đã được tiến hành ở chuột cống và chuột nhắt cả qua đường miệng và trong phúc mạc và độc tính qua đường miệng ở chuột lang thấp. . Các nghiên cứu về độc tính cận mãn tính và mãn tính đã được thực hiện trên chuột và chó. Đối với cả hai loài, liều uống tối đa được dung nạp là 24 mg/kg/ngày. Các dấu hiệu lâm sàng liên quan độc tính chủ yếu là tiết nước bọt ở chuột và giãn mạch ngoại biên và tăng nhịp tim, an thần ở chó. Độc tính ở gan được tìm thấy. Tác dụng độc hại đối với bào thai, chu sinh và sau sinh chỉ được quan sát thấy ở chuột ở liều 150 mg/kg/ngày. Nói chung các nghiên cứu trên động vật cho thấy levodropropizine an toàn với liều lượng gấp 10 lần so với liều dùng trong lâm sàng. Khi tiêm tĩnh mạch hoặc trong màng bụng, levodropropizine không gây ra bất kỳ tác dụng đáng kể nào lên hệ tim mạch và hô hấp.

Liều dùng

  • Trẻ 2-12 tuổi: 1mg/kg/ngày, chia thành 3 lần/ngày, tối đa 3mg/kg/ngày
  • Trẻ > 12 tuổi: 60 mg/kg/ngày, chia thành 3 lần/ngày

Tương tác với thuốc khác

Levodropropizine gây tương tác bất lợi khi dùng chung với rượu, thuốc kháng histamin an thần, thuốc ngủ, thuốc an thần.

Lưu ý khi sử dụng

  • Nên uống Levodropropizine lúc đói vì khi đó thuốc sẽ đạt sinh khả dụng cao hơn
  • Thận trọng khi dùng Levodropropizine cho bệnh nhân suy thận, trẻ nhỏ, dị ứng
  • Không dùng Levodropropizine cho bệnh nhân suy gan nặng
  • Levodropropizine không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú trừ khi cần thiết và phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Levodropropizine có thể gây chóng mặt hoặc buồn ngủ, không lái xe hoặc vận hành máy móc khi dùng thuốc này.
  • Levodropropizine không được khuyến cáo cho trẻ dưới 2 tuổi

Một vài nghiên cứu của Levodropropizine trong Y học

Nghiên cứu 1

Levodropropizine trong điều trị ho ở người lớn và trẻ em: phân tích tổng hợp các nghiên cứu đã công bố

Levodropropizine for treating cough in adult and children_ a meta-analysis of published studies
Levodropropizine for treating cough in adult and children_ a meta-analysis of published studies

Nghiên cứu tiến hành để so sánh nó với hiệu quả của thuốc giảm ho trung ương (opioid và không opioid) có thể liên quan đến tác dụng phụ hạn chế việc sử dụng chúng. Nghiên cứu tìm kiếm tài liệu tổng hợp 7 nghiên cứu lâm sàng về levodropropizine so với đối chứng, bao gồm tổng cộng 1.178 bệnh nhân trẻ em và người lớn. Phân tích tổng hợp tất cả các thông số được tiêu chuẩn hóa cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao về hiệu quả chống ho tổng thể nghiêng về điều trị bằng levodropropizine so với điều trị đối chứng. Bảy nghiên cứu đáp ứng tiêu chí cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tác dụng chống ho tổng thể của levodropropizine so với đối chứng. Phân tích này chỉ ra rằng levodropropizine là một loại thuốc chống ho hiệu quả ở trẻ em và người lớn. Hiệu quả của levodropropizine trong điều trị ho ở trẻ em và người lớn cao hơn so với thuốc chống ho tác dụng trung ương thông thường.

Nghiên cứu 2

Hiệu quả và an toàn của Codeine và Levodropropizine ở bệnh nhân ho mãn tính

Effectiveness and Safety of Codeine and Levodropropizine in Patients With Chronic Cough
Effectiveness and Safety of Codeine and Levodropropizine in Patients With Chronic Cough

Nghiên cứu tiến hành về tác dụng và kết quả an toàn của thuốc chống ho, codeine và levodropropizine ở những bệnh nhân bị ho mãn tính. Nghiên cứu tiến hành trên một thử nghiệm so sánh ngẫu nhiên, có 88 người tham gia. Bệnh nhân được dùng codeine (60 mg/ngày) và levodropropizine (180 mg/ngày) lần lượt 45 và 43 ngườiq ua đường uống trong 2 tuần. Kết quả chính là sự thay đổi điểm thang đo tương tự trực quan trước và sau 2 tuần điều trị. Kết quả sự thay đổi về điểm điểm thang đo tương tự trực quan ở nhóm codeine cao hơn so với nhóm levodropropizine. Bệnh nhân dùng codeine cũng cải thiện so với những bệnh nhân dùng levodropropizine. Các tác dụng phụ liên quan đến điều trị xảy ra thường xuyên hơn ở nhóm codeine so với nhóm levodropropizine, bao gồm buồn ngủ, táo bón và đau đầu. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể nào về các tác dụng phụ dẫn đến việc ngừng thuốc. Từ đó cho thấy Codeine là thuốc trị ho mãn tính hiệu quả và dung nạp tốt. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác dụng phụ ở một số bệnh nhân. Cần theo dõi cẩn thận các phản ứng và tác dụng phụ của từng cá nhân khi sử dụng codeine để điều trị ho mãn tính.

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Levodropropizine, pubchem. Truy cập ngày 10/10/2023.
  2. Alessandro Zanasi 1, Luigi Lanata 2, Giovanni Fontana 3, Federico Saibene 2, Peter Dicpinigaitis 4, Francesco De Blasio (2015) Levodropropizine for treating cough in adult and children: a meta-analysis of published studies, pubmed.com. Truy cập ngày Truy cập ngày 10/10/2023.
  3. Sang Pyo Lee 1, Sang Min Lee 1, Lee Byung Jae 2, Sung Yoon Kang (2022) Effectiveness and Safety of Codeine and Levodropropizine in Patients With Chronic Cough,pubmed.com. Truy cập ngày Truy cập ngày 10/10/2023.

Ho và cảm

Levopiro 60mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Korea

Ho và cảm

Lepro Tablet

Được xếp hạng 5.00 5 sao
635.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Ho và cảm

Tux-Asol

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Ho và cảm

Leprozine Tab.

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Hàn Quốc

Ho và cảm

Novocough

Được xếp hạng 5.00 5 sao
165.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch uốngĐóng gói: 20 ống x 5ml

Xuất xứ: Việt Nam

Ho và cảm

Pulmorest

Được xếp hạng 5.00 5 sao
115.000 đ
Dạng bào chế: SiroĐóng gói: Hộp 1 lọ 50ml

Xuất xứ: Thổ Nhĩ Kỳ