Lanolin
Tá dược lanolin là gì?
Tên hóa học
Anhydrous lanolin
Cảm quan
Lanolin là chất sáp màu vàng nhạt, nhờn với mùi đặc trưng. Lanolin khi nóng chảy tạo chất lỏng trong suốt hoặc gần trong suốt, màu vàng.
Tên gọi tại một số quốc gia
- Anh: Wool Fat
- Nhật: Purified Lanolin
- Châu Âu: Wool Fat
- Mỹ: Lanolin.
Cấu trúc hóa học và công thức phân tử
Dược điển Mỹ mô tả Lanolin là một chất tinh khiết giống như sáp có nguồn gốc từ lông cừu, nó được làm sạch, tảy màu và khử mùi. Trong công thức của Lanolin chứa không quá 0.25% (kl/kl) nước và có thể chứa đến 0.02% một chất chống oxy hóa thích hợp (kl/kl). Nó được cầu tạo chủ yếu bởi các ester của acid béo đặc biệt với alcol béo cao phân tử hoặc các alcol thơm steroid như cholesterol, dihydrocholesterol, lanosterol … Ngoài ra, Lanolin còn chứa một tỉ lệ nhỏ các alcol thơm và các alcol cao phân tử ở trên.
Các tính chất đặc biệt
Nhiệt độ tự bốc cháy: 445ᵒC
Khối lượng riêng: 0.932–0.945 g/cm3 tại 15ᵒC
Điểm phát sáng: 238ᵒC
Chỉ số khúc xạ: nD40= 1.478–1.482
Độ tan: tan hoàn toàn trong benzene, chloroform, ether, và xăng ether; ít tan trong ethanol lạnh (95%), tan nhiều hơn trong ethanol nóng (95%); thực tế ít tan trong nước.
Các chức năng của Lanolin
Chất nhũ hóa; tá dược dầu.
Các ứng dụng trong xây dựng công thức và kỹ thuật bào chế
Lanolin được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các công thức bào chế đặc biệt và trong mỹ phẩm.
Lanolin có thể được sử dụng như một chất mang kỵ nước và trong pha chế các thuốc mỡ và kem nhũ tương nước trong dầu. Khi được trộn với dầu thực vật thích hợp hoặc các paraffin lỏng sẽ tạo thành hỗn hợp kem dưỡng ẩm tăng thâm nhập qua da và đồng thời cũng làm tăng hấp thu của các thuốc. Lanolin có thể hút đến 200% khối lượng nước mà không bị phân tách để tạo thành nhũ tương ổn định do trong thành phần có các alcol sterolic. Nhũ tương này không dễ ôi thiu khi bảo quản. Vì có khả năng hút nước nên lanolin được coi như là tá dược khan điển hình. Ngoài ra, lanolin còn được phối hợp với các tá dược thân dầu khác để tăng khả năng nhũ hóa của các tá dược này như vaselin, mỡ lơn: vaselin phối hợp với 5% lanolin có thể hút với 80% lượng nước và 10% lanolin có thể hút 90% nước (theo khối lượng); mỡ lợn với 10% lanolin cũng có thể hút tời 60- 70% lượng nước. Các hỗn hợp này cũng được coi là tá dược hút hay tá dược nhũ hóa.
Ngoài ra, do cấu tạo gần giống với bã nhờn trên da vì vậy mà lanolin có tác dụng dịu với da và niêm mạc.
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm trên, Lanolin cũng có các nhược điểm như:
Thể chất quá dẻo, dính do đó không thể sử dụng riêng lẻ Lanolin để làm tá dược mà cần kết hợp cùng các tá dược mỡ thể rắn khác để cải thiện thể chất cho tá dược như paraffin, mỡ lợn, các alcol béo hay các silicol.
Các Lanolin cũng dễ bị ôi khét trong quá trình bảo quả, nhất là khi tiếp xúc với nước. Các sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình oxy hóa có thể gây kích ứng da và niêm mạc nơi dùng thuốc và cũng có thể gây ra các tương kị không mong muốn với dược chất. Để khắc phục nhược điểm này, bên cạnh việc bổ sung các chất chống oxy hóa, người ta có thể hydrogen hóa các Lanolin. Lanolin hydrogen hóa có ưu điểm là không bị biến chất, bền vững, không dễ bị ôi khét như lanolin đồng thơi hút nước cao hơn các Lanolin ban đầu. Vì vậy, nó hay được đùng thay cho Lanolin trong các tá dược hút và nhũ tương kiểu N/D.
Tham khảo thêm: Phương pháp bào chế thuốc mỡ Methyl salicylat
Các tiêu chuẩn dược điển
Các tiêu chuẩn | Dược điển Nhật XV | Dược điển châu Âu 6.0 | Dược điển Mỹ 32 |
Định tính | + | + | – |
Các tính chất | + | + | – |
Khoảng nóng chảy | 37–43ᵒC | 38–44ᵒC | 38–44ᵒC |
Chỉ số acid/ base | + | – | + |
Mất khối lượng do làm khô | =<0.5% | =<0.5% | =<0.25% |
Cắn còn lại sau đốt | =<0.1% | – | =<0.1% |
Tro sulfate | – | =<0.15% | – |
acid/ base tan trong nước | – | + | + |
Các chất oxy hóa tan trong nước | + | + | + |
Clorid | =<0.036% | =<150 ppm | =<0.035% |
NH4+ | + | – | + |
Chỉ số acid | =<1.0 | =<1.0 | – |
Chỉ số iod | 18–36 | – | 18–36 |
Chỉ số peroxide | – | =<20 | – |
Chỉ xà phòng hóa | – | 90–105 | – |
Khả năng hấp thu nước | – | + | – |
Chỉ số paraffin | – | =<1.0% | – |
Các tạp chất dầu mỏ | + | – | + |
Các chất ngoại lại (tồn dư peptid) | – | + | + |
Butylated hydroxytoluene | – | =<200 ppm | – |
Lanolin có thể tự bị oxy hóa từ từ trong quá trình bảo quản. Để ức chế quá trình này cần thêm butylated hydroxytoluene (một chất chống oxy hóa). Chất này được cho phép dùng trong dược phẩm. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao và trong thời gian dài có thể làm lanolin khan trở lên tối màu và bị ôi khét. Tuy nhiên, Lanolin có thể được tiệt khuẩn bởi nhiệt tại nhiệt độ 150 ᵒC. Các thuốc mỡ nhỏ mắt chứa Lanolin cũng có thể tiệt khuẩn bằng việc lọc hoặc cho chiếu xạ với tia gamma.
Điều kiện ổn định và bảo quản
Lanolin nên được bảo quản trong các thùng chứa kín, đầy và được bảo vệ khỏi ánh sáng trong môi trường khô, lạnh. Thời gian bao quản thông thường của Lanolin là 2 năm.
Tính tương hợp
Lanolin có thể chứa các chất hỗ trợ cho quá trình oxy hóa như các kim loại nặng, cái ảnh hưởng đến độ ổn định của các thuốc cụ thể.
Phương pháp sản xuất
Lanolin là vật liệu giống sáp được tổng hợp tự nhiên được sản xuất từ lông cừu Ovis aries Linne. Lanolin thô được xà phòng hóa với các bazơ yếu và nhũ tương chất béo xà phòng hóa tạo thành được ly tâm để loại bỏ pha nước. Pha nước chứa các dung dịch xà phòng và pha dầu chứa Lanolin tinh khiết được tách ra. Nguyên liệu này sau đó được tinh luyện thêm bằng việc xử lý với calxi chloride, sau đó được kết hợp với canxi-oxide để khử nước. Lanolin cuối cùng được chiết với acetone và dung môi này được loại đi bằng quá trình trưng cất.
Độ an toàn
Lanolin được sử dụng rộng khắp trong mỹ phẩm và đa dạng trong công thức dược phẩm.
Mặc dù nó được coi là tá dược không độc tính và không gây kích ứng, lanolin và dẫn chất của nó có thể liên quan đến các phản ứng quá mẫn trên da và việc sử dụng Lanolin được biết có gây nhạy cảm nên được tránh. Các báo cáo khác cũng cho
thấy rằng, phản ứng nhạy cảm có thể diễn ra cho các kết quả dương tính giả trong patch testing. Tuy nhiên, phản ứng quá mẫn trên da là không thường xuyên, khẳ năng xảy ra phản ứng nhạy cảm với Lanolin trên người được ước tính vào khoảng 5 phần triệu.
Sự nhạy cảm này được cho là có liên quan đến nồng độ của các alcol hiện diện trong sản phẩm của lanolin thay vì tổng nồng độ alcol và phân sự phân hủy của các thành phần trong Lanolin. Độ an toàn của các tồn dư hóa chất bảo vệ trong các sản phẩm của Lanolin cũng cần được quan tâm. Tuy nhiên, Loại lanolin không gây dị ứng và loại tồn dư ít chất bảo vệ là sẵn có trên thị trường và được kiểm soát một cách chặt chẽ.
Các biện pháp phòng tránh
Theo dõi các biện pháp phòng tránh thông thường thích hợp theo các trường hợp cụ thể và lượng nguyên liệu sử dụng.
Một số nghiên cứu của Lanolin ứng dụng trong bào chế
Tên nghiên cứu: màng tổng hợp chứa Lanolin như một mô hình hấp thu thuốc cho hệ vận chuyển thuốc qua da.
Tác giả: Victor Carrer 1, Beatriz Guzmán 2, Meritxell Martí 3, Cristina Alonso 4, Luisa Coderch 5
Giới thiệu: phần lớn trong các nghiên cứu tính thấm invitro hiện tại được thực hiện trên các tế bào khuếch tán kiểu Franz bởi vì sự đơn giản, hiểu quả và chi phí thấp và các điều kiện thí nghiệm cũng được kiểm soát. Ngoài da, các tế bào khuếch tán kiểu Franz có thể được sử dụng với các loại màng bán tổng hợp. Tuy nhiên, chúng không bắt trước theo các bản chất tự nhiên của mạng lưới lipid trên da- là các hàng rào chắn tại chỗ.
Mục tiêu nghiên cứu: đề nghị 2 phương pháp mới phối hợp những màng tổng hợp khác nhau (Strat-M® và Nucleopore®) với Lanolin- chất tạo ra các thành phần lipid giống như mạng lưới lipid ở trên da.
Phương pháp nghiên cứu: cấu trúc phân tử của lanolin được nghiên cứu trên các màng bởi kĩ thuật phản xạ tia hồng ngoại. Tính thấm nước và hấp thu của lidocaine, Natri diclofelac và betamethasone dipropionate được nghiên cứu và so sánh với màng và da không có lanolin
Kêt quả: các kết quả đã thể hiện rằng, chức năng rào chắn tăng sau khi sử dụng lanolin trên cả 2 màng, dẫn đến giảm trong tính thấm nước. Quan sát phổ IR, sự đóng gói chung quang của lipid trong các màng tổng hợp dường như mô phỏng sự bố trí trực thoi của lớp sừng. Thêm nữa, cả 3 cơ chất được cho vào trong màng chứa lanolin đều có một mức độ hấp thu tương tự nhau qua da.
Kết luận: từ nghiên cứu trên có thể kết luận ràng, việc phối hợp các màng tổng hợp với Lanolin có thể là một phương pháp hữu dụng để bắt trước hấp thu và hoặt động tại chỗ của da giúp tăng hiệu quả điều trị.
Tham khảo: Phương pháp bào chế Thuốc mỡ Emulgel Natri Diclofenac
Một số vi dụ ứng dụng của Lanolin trong bào chế
Tá dược nhũ hóa
Tá dược thuốc mỡ tra mắt BP 1998:
- Dầu parafin 100 g
- Lanolin khan nước 100 g
- Vaselin 800 g
Trong công thức này Lanolin khan nước giúp tăng khả năng nhũ hóa cho 2 tá dược dầu paraffin và vaselin và tạo lên tính chất hút nước cho tá dược thuốc mỡ tra mắt này. Đồng thời vaselin và paraffin cũng cải thiện thể chất cho lanolin.
Tá dược nhũ tương
Tá dược nhũ tương kiểu nước trong dầu:
CT1
- Lanolin khan nước…………………..35 g
- Vaselin………………………………..45 g
- Nước tinh khiết……………………..20 g
CT2
- Dầu khoáng…………………………..12,5 g
- Paraffin…………………………………4,0 g
- Vaselin trắng…………………………10,5 g
- Span 60……………………………….2 g
- Sáp lông cừu………………………..20,0 g
- Nước cất……………………………..20,0 g
Thuốc mỡ
Thuốc mỡ Tetracyclin hydroclorid
- Tetracyclin hydroclorid……………………10,0 g
- Lanolin khan………………………………..70,0 g
- Alcol cetylic…………………………………10,0 g
- Parafin……………………………………….20,0 g
- Vaselin……………………………………….890,0 g
Vai trò của lanolin trong công thức này cũng tương tự công thức tá dược thuốc mỡ tra mắt. Tuy nhiên trong này còn sử dụng thêm alcol cetylic vừa tăng khả năng hút nước vừa điều chỉnh thể chất cho Lanolin.
Thuốc mỡ Ciprofloxacin hydroclorid
- Ciprofloxacin hydroclorid……………….0,33 g
- Dầu parafin……………………………….18,50 g
- Alcol cetostearylic………………………10,00 g
- Lanolin khan…………………………….5,00 g
- Vaselin vừa đủ………………………….100,00 g
Cũng tương tự công thức thuốc mỡ Tetracyclin hydroclorid, trong công thức này người ta cũng dùng thêm 1 alcol béo là alcol cetostearylic vừa cải thiện tính hút nước vừa điều chỉnh thể chất cho hỗn hợp.
Tham khảo thêm: Thuốc mỡ là gì? Các phương pháp bào chế, Lựa chọn tá dược
Tài liệu tham khảo
Sổ tay tá dược: “handbook of pharmaceutical excipient” chuyên luận “lanolin” tr 378- 380.
Sách “kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc” tập 2- chương “ thuốc mỡ”
Slide bài giảng chương “thuốc dùng qua da”-PGS.TS Nguyễn Thu Giang.
Xuất xứ: Thái Lan
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Hungary
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Ba Lan
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam