Kẽm Oxyd (ZinC Oxyd)
Các tính chất đặc trưng của tá dược kẽm oxyd
Tính chất vật lý của kẽm oxyd
- Cảm quan: kẽm oxide là một chất bột kết tinh màu trắng hoặc trắng vàng, vị đắng.
- Tính tan: không tan trong nước, độ tan chỉ khoảng 0.16 mg trong 100 ml tại 30 độ C.
- Khối lượng riêng: 5.606 g/ cm3
- Nhiệt độ nóng chảy: 1975 độ C
- Nhiệt độ sôi: 2360 độ C
- Hấp thụ UV: hấp thụ tia UV với các bước sóng nhỏ hơn 366 nm.
Tính chất hóa học của kẽm oxyd
- Công thức phân tử: ZnO
- Độ ổn định: bị phân hủy ở nhiệt độ cao và phát ra khí độc của kẽm oxyd
- Khả năng phản ứng: kẽm oxyd là chất lưỡng tính, nó phản ứng với acid để hình thành các muối của kẽm và phản ứng với kiềm để tạo thành các zincate. Kẽm oxyd phản ứng CO2 trong không khí ẩm để tạo thành các oxy carbonate; các hơi acid phản ứng được với kẽm oxyd như HCl, SO2, và chlorine. Nó có thể bị khử bởi khí CO và các hydrogen để trở về dạng kim loại.
Ứng dụng của kẽm oxyd trong dược phẩm và mỹ phẩm
Vai trò là dược chất
ZnO được sử dụng trong điều trị các bệnh về da như viêm da, eczema, mụn trứng cá, hăm tã… Nó còn chứa trong các sản phẩm như phấn rôm, dầu gội trị gàu, kem calamine và các thuốc mỡ sát trùng.
Vai trò tá dược
Kẽm oxide có trong các thành phần các sản phẩm thuốc mỡ, kem.
Vai trò thành phần của mỹ phẩm
- Kẽm oxit được sử dụng trong các mỹ phẩm chống nắng. Chúng có khả năng phản xạ, tán xạ và một phần hấp thụ các tia UV vì thế ngăn ngăn da tiếp xúc với các tia UV độc hại. Khi được sử dụng trong kem chống nắng, kẽm oxit có khả năng khóa cả tia UVA (320- 400 nm) và UVB (280- 320 nm).
- Kẽm oxit có ưu điểm là không bị phân hủy dưới tác động của ánh sáng và tia UV trái ngược lại với các chất chống năng là các chất hữu cơ. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là không tan và điều này sẽ tạo ra các khoảng trống để các tia UV lọt qua, hiệu quả chống nắng không cao. Đồng thời kẽm oxyd cũng gây kích ứng nhẹ trên da và kẽm có thể hấp thu vào được vòng tuần hoàn. Để khắc phục những nhược điểm này, kẽm oxit thường được bào chế dưới kích thước nano để tăng khả năng dàn trải và giảm các khoảng trống giữa các tiểu phân. Ngoài ra, trong các chế phẩm chống nắng người ta thường kết hợp các chất chống nắng hữu cơ, dịch chiết dược liệu với kẽm oxide. Việc kết hợp này vừa tăng hiệu quả chống nắng, che phủ các khoảng trống giữa các tiểu phân đồng thời cũng làm giảm kích ứng dịu với da của người dùng (vai trò của các dịch chiết dược liệu).
Ngoài các thành phần kể trên, trong các kem chống nắng chứa kẽm oxit còn có các thành phần khác như:
- Chất chống thấm nước như dầu silicon (dimethicone 350, cyclomethicone, trimethyl siloxy silicate), polymer (alkylat polyvinylpyrrolidone) các chất này giúp tránh rửa trôi các kem chống nắng khi cơ thể chảy mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước.
- Các chất làm đặc: polymer, sáp để điều chỉnh thể chất cho chế phẩm chống nắng và tăng khả năng bám giữ trên da.
- Các chất tạo màng film mỏng: polymer lúa mạch thủy phân, crospovidone, MC, polyester- 7…
- Các chất tạo phức chelat: vừa hiệp đồng chống oxy hóa bằng cách tạo phức với các ion kim loại tạp như sắt đồng chúng còn tạo phức với các ion trong các nước cứng (khi cơ thể tiếp xúc với nước khi đi tắm biển…) tránh kết tủa các ion này trên da và gây khó chịu cho người sử dụng.
- Các chất giữ ẩm như sorbitol, glycerin và PG
- Các chất điều chỉnh pH: như acid citric và TEA hoặc các chất có nguồn gốc thiên nhiên. Điều chỉnh pH gần với pH sinh lý của da, giảm kích ứng.
Ngoài ra còn có thêm các thành phần nhứ các chất làm mềm, chất chống quang hóa, các chất nhũ hóa, chất đẩy tùy theo từng loại chế phẩm chống nắng.
Tham khảo thêm: Tá dược trơn là gì? Vai trò, một số loại tá dược trơn hay dùng
Tính an toàn của kẽm oxyd
Khi sử dụng là các chất phụ da thực phẩm, mỹ phẩm, kẽm oxid được FDA xếp vào nhóm các chất an toàn.
Mặc dù kẽm oxit bản thân của nó không có độc, tuy nhiên nó sẽ rất nguy hiểm khi hít phải khí của nó (khi kẽm oxit hoặc kẽm bị đun chảy ở nhiệt độ cao).
Một số công thức dược phẩm và mỹ phẩm có thành phần là kẽm oxit
Kem chống nắng
Công thức:
- Ethylhexyl methoxycinnamate 7,5 %
- Kẽm oxyd (bột nano) 4,2 %
- Methylbenzylidene camphor 2,0 %
- Propylene glycol 5,0 %
- Glycerin 3,6 %
- Glycerin stearate 2,1%
- Glyceryl dibehenate 3,0 %
- Tribehenin 2,7 %
- Acid palmitic 2,2 %
- Dextrin palmitate 1,8 %
- PEG – 75 stearate 1,5 %
- Ceteth – 20 3,7 %
- Steareth – 20 1,8 %
- Gôm xanthan 0,5 %
- Diazolidinyl urea 0,5 %
- Triethoxycaprylylsilane 2,1 %
- Cyclopentasiloxane 1,2 %
- Dimethiconol 0,8 %
- Nipagin & nipasol 0,2 %
- Nước tinh khiết vừa đủ 100,0 %
Công thức này sử dụng phối hợp kẽm oxyd và các chất chống nắng hữu cơ như là Ethylhexyl methoxycinnamate, Methylbenzylidene camphor để khắc phục nhược điểm của kẽm oxyd là các chất không tan và không bao phủ hoàn toàn bề mặt da. Bột kém oxyd được sử dụng dưới kích thước nano để tăng khả năng dàn trải, giảm khác khoảng trống trên da và do đó tăng được hiệu quả chắn tia UV.
Cấu trúc hóa lý của chế phẩm này ở dạng hỗn nhũ tương.
Tài liệu tham khảo
Slide bài giảng học phần mỹ phẩm- GV. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Giang
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Úc