Hyoscin

Hiển thị tất cả 5 kết quả

Hyoscin

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Hyoscine

Tên danh pháp theo IUPAC

[(1R,2R,4S,5S)-9-methyl-3-oxa-9-azatricyclo[3.3.1.02,4]nonan-7-yl] (2S)-3-hydroxy-2-phenylpropanoate

Nhóm thuốc

Thuốc kháng cholinergic

Mã ATC

S – Cơ quan cảm giác

S01 – Nhãn khoa

S01F – Giãn đồng tử và liệt thể mi

S01FA – Thuốc kháng cholinergic

S01FA02 – Scopolamin

N – Hệ thần kinh

N05 – Thuốc an thần

N05C – Thuốc ngủ và thuốc an thần

N05CM – Thuốc ngủ và thuốc an thần khác

N05CM05 – Scopolamin

Mã UNII

DL48G20X8X

Mã CAS

114-49-8

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C17H21NO4

Phân tử lượng

303.35 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Hyoscine là một alkaloid tropan, là este axit (S)-tropic của 6beta,7beta-epoxy- 1alphaH,5alphaH-tropan-3alpha-ol

Mô hình bóng và que

Cấu trúc 3D của Hyoscine
Cấu trúc 3D của Hyoscine

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 1

Số liên kết hydro nhận: 5

Số liên kết có thể xoay: 5

Diện tích bề mặt cực tôpô: 62,3

Số lượng nguyên tử nặng: 22

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 5

Liên kết cộng hóa trị: 1

Tính chất

  • Hyoscine tồn tại dưới dạng tinh thể không màu hoặc bột màu trắng hoặc chất rắn.
  • Không có mùi.
  • pH (của dung dịch 5%): 4-5,5. Khi hòa trong nước xuất hiện tình trạng hơi sủi bọt trong không khí khô.
  • Vị đắng, chát.
  • Độ hòa tan lớn hơn hoặc bằng 100 mg/mL ở 68°F

Dạng bào chế

Dung dịch: thuốc hyoscine butylbromide 20mg/ml,..

Viên nén bao phim

Dạng bào chế Hyoscine
Dạng bào chế Hyoscine

Nguồn gốc

Vào năm 1950, Hyoscine được cấp bằng sáng chế và đến năm 1951, Hyoscine được cho phép sử dụng trong y tế. Hyoscine được sản xuất tự nhiên từ cây cà độc dược. Đến 31/12/1979, Hyoscine được FDA lần đầu tiên chấp nhận và hiện đang có sẵn dưới dạng viên uống.

Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Hyoscine phải được đảm bảo ở nhiệt độ 20-25 °C, trong hộp kín và tránh ánh sáng. Dung dịch Hyoscine thuốc tiêm cần được bảo quản trong hộp tránh ánh sáng, nhiệt độ 15-30 °C

Dược lý và cơ chế hoạt động

  • Hyoscine ức chế cạnh tranh của các thụ thể muscarinic, là một alkaloid belladonna kháng cholinergic, do đó làm ảnh hưởng đến chức năng của cơ trơn và ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh phó giao cảm.
  • Hyoscine butylbromide cơ chế như sau: Hyoscine hoạt động như một chất đối kháng muscarinic không chọn lọc, có tác dụng ức chế cạnh tranh các thụ thể muscarinic kết hợp với G-protein, tạo ra cả đặc tính kháng muscarinic ngoại biên đồng thời có tác dụng chống nôn, chống mất trí nhớ đồng thời có tác dụng an thần. Cấu trúc của Hyoscine rất giống với atropine và có tác dụng giảm hoạt động phó giao cảm nhờ đó làm giảm tiết tuyến đồng thời gây giãn cơ trơn của cơ thể, Hyoscine ở trung tâm chủ yếu gây buồn ngủ nhưng bồn chồn và tình trạng hưng phấn quá mức có thể xảy ra khi dùng Hyoscine quá liều. Hyoscine có tác dụng chống nôn thông qua cơ chế tác động chủ yếu lên các thụ thể M1. Ngoài ra, Hyoscine thể hiện một số tác dụng tâm thần kinh

Dược động học

Hấp thu

Các thông số dược động học của Hyoscine có sự khác nhau đáng kể giữa các liều dùng khác nhau. Khi dùng đường uống Hyoscine liều 0,5 mg thì Cmax là 0,54 ± 0,1 ng/mL, AUC là 50,8 ± 1,76 ng\*phút/mL với thời gian để đạt nồng độ tối đa là 23,5 ± 8,2 phút và sinh khả dụng đường uống khoảng 12-14%. Hyoscine khi dùng đường tiêm tĩnh mạch liều 0,5mg trong 15 phút cho Cmax là 5,00 ± 0,43 ng/mL, AUC là 369,4 ± 2,2 ng\*min/mL với tmax = 5,0 phút

Chuyển hóa

Hyoscine sau khi dùng đường uống có khoảng 2,6% được tìm thấy bài tiết trong nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa. Hyoscine được chuyển hóa tại gan cho ra các sản phẩm chuyển hóa chủ yếu là các dạng liên hợp glucuronide và sulphide khác nhau.

Phân bố

Hyoscine có thể tích phân bố biểu kiến là 141,3 ± 1,6 L khi dùng theo đường truyền tĩnh mạch 0,5 mg Hyoscine trong 15 phút

Thải trừ

Hyoscine có độ thanh thải là 81,2 ± 1,55 L/giờ, khi dùng theo đường truyền tĩnh mạch 0,5 mg Hyoscine với thời gian bán thải là 9,5 giờ.

Ứng dụng trong y học

  • Hyoscine được dùng trong phòng ngừa nôn, buồn nôn do say xe và sau phẫu thuật do gây mê hay dùng các thuốc giảm đau bằng thuốc phiện
  • Hyoscine điều trị triệu chứng đau quặn thắt đường tiêu hóa

Tác dụng phụ

Hyoscine gây các tác dụng phụ sau: Rối loạn thị lực, mờ mắt, hội chứng ngộ độc kháng cholinergic, giãn đồng tử và khô miệng, da đỏ bừng, rối loạn phản xạ điều tiết, kích động và lú lẫn, nhịp tim nhanh.

Độc tính ở người

Dữ liệu về liều gây độc khi dùng Hyoscine đường uống được báo cáo là 10mg/ngày khi dùng cho trẻ em ơ người lớn thì việc dùng > 100mg/ngày có thể không dẫn đến tử vong. Biểu hiện ngộ độc do dùng quá liều Hyoscine bao gồm nhịp tim nhanh, tăng thân nhiệt và khô màng, ảo giác, hội chứng kháng cholinergic. Dùng Physostigmin đường tiêm tĩnh mạch 1 đến 4 mg có thể giải độc trong trường hợp dùng quá liều Hyoscine

Tương tác với thuốc khác

  • Sử dụng zolpidem, lorazepam, duloxetine, escitalopram, pregabalin, alprazolam, sertraline cùng với Hyoscine có thể làm tăng tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn và khó tập trung.
  • Sử dụng diphenhydramine, cyclobenzaprine, acetaminophen/hydrocodone, promethazine cùng với Hyoscine có thể làm tăng tác dụng phụ như đỏ bừng mặt, giảm tiết mồ hôi, khô miệng, buồn ngủ, mờ mắt, không dung nạp nhiệt, nhịp tim không đều, khó tiểu, đau bụng, táo bón, lú lẫn và các vấn đề về trí nhớ
  • Sử dụng metoprolol với Hyoscine có thể làm thay đổi tác dụng của cả hai loại thuốc.
  • Hyoscine có thể làm giảm tác dụng của metoclopramide.

Lưu ý khi sử dụng

  • Bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng không nên dùng Hyoscine do Hyoscine gây giãn đồng tử hoặc giãn đồng tử, ngăn cản sự thoát dịch thúc đẩy bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính
  • Bệnh nhân cần theo dõi các triệu chứng tâm thần mới hoặc trầm trọng hơn trong quá trình dùng Hyoscine.
  • Thận trọng khi sử dụng Hyoscine cho bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ.
  • Đã có báo cáo về việc Hyoscine làm giảm ngưỡng co giật vì vậy thận trọng khi dùng Hyoscine cho bệnh nhân có tiền sử co giật
  • Ở những bệnh nhân nghi ngờ bị tắc ruột, hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc kháng cholinergic khác, tắc môn vị, tắc nghẽn cổ bàng quang hãy cân nhắc theo dõi thường xuyên hơn trong quá trình điều trị bằng Hyoscine.
  • Nếu bệnh nhân bị khó tiểu cần ngừng dùng Hyoscine
  • Thận trọng khi dùng Hyoscine cho bệnh nhân suy gan, thận, bệnh nhân mang thai hoặc cho con bú, người già.

Một vài nghiên cứu của Hyoscine trong Y học

Hyoscine butylbromide so với acetaminophen trong điều trị đau bụng không đặc hiệu ở trẻ em: một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng

Hyoscine butylbromide versus acetaminophen for nonspecific colicky abdominal pain in children_ a randomized controlled trial
Hyoscine butylbromide versus acetaminophen for nonspecific colicky abdominal pain in children_ a randomized controlled trial

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu xác định xem liệu hyoscine butylbromide có tốt hơn acetaminophen đối với trẻ bị đau bụng không đặc hiệu hay không. Tổng cộng có 236 người tham gia từ 8-17 tuổi bị đau bụng dữ dội không đặc hiệu được đưa vào thử nghiệm chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, 1 nhóm cho dùng hyoscine butylbromide 10 mg đường uống , nhóm còn lại cho dùng acetaminophen 15 mg/kg đường uống. Nghiên cứu chỉ ra rằng không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tác dụng phụ giữa hyoscine butylbromide (32/116 [27,6%]) và acetaminophen (28/115 [24,3]) ( p= 0,5); không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được quan sát. Kết quả cho thấy Hyoscine butylbromide không vượt trội hơn acetaminophen trong điều trị đau bụng không đặc hiệu ở trẻ em: một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng. Cả hai thuốc đều có tác dụng giảm đau quan trọng trên lâm sàng và có thể được xem xét cho trẻ với cơn đau bụng quặn không đặc hiệu.

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Hyoscine, pubchem. Truy cập ngày 04/10/2023.
  2. Naveen Poonai , Kriti Kumar , Kamary Coriolano (2020) Hyoscine butylbromide versus acetaminophen for nonspecific colicky abdominal pain in children: a randomized controlled trial ,pubmed.com. Truy cập ngày 04/10/2023.

Chống và điều trị co thắt

Atithios inj 20 mg/ml

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch tiêmĐóng gói: Hộp 10 ống x 1ml

Xuất xứ: Việt Nam

Chống và điều trị co thắt

Busconic

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao đườngĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Chống và điều trị co thắt

BFS-Hyoscin 40mg/2ml

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch tiêmĐóng gói: Hộp 10 lọ nhựa x 2ml

Xuất xứ: Việt Nam

Chống và điều trị co thắt

Buscopan 10mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
122.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao đườngĐóng gói: Hộp 5 vỉ x 20 viên

Xuất xứ: Pháp

Chống và điều trị co thắt

Buscopan 20mg/ml

Được xếp hạng 5.00 5 sao
365.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch tiêmĐóng gói: Hộp 2 vỉ X 5 ống 1 ml

Xuất xứ: Tây Ba Nha