Hydrocolloid

Showing all 3 results

Hydrocolloid

Đặc điểm của Hydrocolloid

Hydrocolloid là gì?

Hydrocolloid là một loại polymer, thường được dùng trong y học, mỹ phẩm như chất tạo gel, chất ổn định nhũ tương và nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác.

Cấu tạo của băng Hydrocolloid

Hoạt chất Hydrocolloid đã được cấp bằng sáng chế năm 1967. Chất này đã được ứng dụng trong lĩnh vực y tế đầu tiên, sau đó là đến các lĩnh vực khác.

Băng Hydrocolloid có cấu tạo chính gồm 2 phần:

  • Lớp ngoài là có nhiệm vụ là lá chắn nhằm bảo vệ, ngăn chặn các vi sinh vật gây hại, chất dơ thâm nhập vào vết thương. Tuy nhiên, hơi nước vẫn có thể thoát ra được thông qua màng ngoài.
  • Lớp trong là nơi tiếp xúc trực tiếp với vết thương, lớp này được tạo nên từ các thành phần khác nhau như Polymer ưa nước, Pectin, Cellulose,…

Tính chất vật lý

Hydrocolloid có thể tạo thành gel ngay sau khi tiếp xúc với nước. Hợp chất này khá ưa nước nên chúng còn được gọi với tên khác là keo ưa nước.

Các loại Hydrocolloid

Hydrocolloid nguồn gốc thực vật: Hydrocolloid sẽ được chiết ra từ những bộ phận khác nhau của các loài thực vật, cấu tạo gồm có tinh bột, Cellulose, Pectin, gôm Arabic, các loại keo,…

Hydrocolloid nguồn gốc động vật: Cấu tạo có chứa Casein, Protein,…

Hydrocolloid nguồn gốc từ tảo: Cấu tạo từ Alginate, Agar và Carrageenan.

Hydrocolloid nguồn gốc vi sinh vật: Cấu tạo gồm Dextran, Xanthan,…

Hydrocolloid bán tổng hợp hoặc biến tính: Cấu tạo có Ethylcellulose, Propylene, Methylcellulose,…

Dạng bào chế

Băng gạc Hydrocolloid, băng Hydrocolloid trong suốt hoặc miếng dán Hydrocolloid.

Một số sản phẩm có chứa Hydrocolloid
Một số sản phẩm có chứa Hydrocolloid

Hydrocolloid có tác dụng gì?

Hydrocolloid đóng vai trò như chất hòa tan ở trong nước, sau đó hoạt chất này sẽ làm đặc chất lỏng. Vết thương sẽ tiết ra chất lỏng, khi đó Hydrocolloid kết hợp với chất lỏng ở vết thương, từ đó tạo thành gel. Với tác động này, Hydrocolloid sẽ hỗ trợ tạo ra một môi trường ẩm nhằm bảo vệ mô, đồng thời thúc đẩy vết thương mau lành.

Hydrocolloid cũng tạo điều kiện để thúc đẩy sự hình thành mạch, tiêu các sợi huyết và làm lành tổn thương. Chất này không khiến cho mô bị phá hủy. Bên cạnh đó, Hydrocolloid còn hỗ trợ tăng cường quá trình phân hủy những mô hoại tử.

Ứng dụng của Hydrocolloid trong y học, thực phẩm và mỹ phẩm

Hydrocolloid trong y học

Hiện nay, Hydrocolloid được dùng rất nhiều để làm các loại băng gạc. Băng gạc làm từ Hydrocolloid có thể sử dụng cho vết bỏng, vết thương có hoại tử, vết thương chảy dịch và các vết loét do tì đè gây ra.

Băng Hydrocolloid tạo môi trường vừa đủ ẩm để làm lành, phục hồi tổn thương. Mặt khác với khả năng hấp thu nước, Hydrocolloid sẽ giúp vết thương luôn thông thoáng, dễ chịu, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Hydrocolloid trong thực phẩm

Hydrocolloid được ứng dụng trong chế biến, sản xuất và tối ưu hóa nhiều loại thực phẩm. Cụ thể Hydrocolloid đóng vai trò như chất làm đặc cho súp, nước dùng, nước sốt,… Ngoài ra chất này cũng có thể sử dụng để làm chất tạo gel cho thạch, bánh pudding. Trong sữa chua, bơ, kem thì Hydrocolloid có nhiệm vụ là chất nhũ hóa. Nó còn làm chất kết dính hữu cơ cho men bánh mì, chất phủ cho kẹo, thay cho chất béo trong sản phẩm từ sữa,…

Hydrocolloid trong mỹ phẩm

Nhờ khả năng hút dịch, loại bỏ nhân, ngăn ngừa sẹo mà Hydrocolloid đang được sử dụng để trong các miếng dán điều trị mụn.

Bên cạnh đó, miếng dán mụn Hydrocolloid giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập nên có thể ngăn ngừa mụn bị viêm nhiễm.

Nghiên cứu trong y học về Hydrocolloid

Chữa lành vết loét gây ra bởi tì đè bằng cách sử dụng Hydrocolloid hoặc Collagen: Một thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng.

Nghiên cứu trong y học của Hydrocolloid
Nghiên cứu trong y học của Hydrocolloid

Mục tiêu: Nghiên cứu so sánh về hiệu quả và tác dụng của Hydrocolloid và Collagen tại chỗ trong quá trình điều trị các vết loét do tì đè.

Thiết kế: Thử nghiệm được thực hiện ngẫu nhiên, mù đơn và có đối chứng, thời gian thử nghiệm kéo dài 8 tuần.

Tiến hành: Có tất cả 65 người bệnh nội trú đang bị loét do tì đè gây ra, các bệnh nhân đều đang ở giai đoạn II hoặc III. Trong đó có 35 người bệnh được phân bổ vào nhóm sử dụng Collagen hàng ngày tại chỗ. Còn 30 bệnh nhân được cho sử dụng Hydrocolloid tuần 2 lần. Đánh giá chính dựa vào tiêu chí vết loét lành hoàn toàn trong vòng 8 tuần, còn đánh giá phụ là thời gian, vùng lành mỗi ngày và chi phí chữa trị.

Kết quả: Sau 8 tuần, cả hai nhóm đều cho thấy mức độ lành vết loét là tương đương nhau với 50% ở nhóm dùng Hydrocolloid, 51% ở nhóm dùng Collagen. Thời gian lành vết loét trung bình 5 tuần ở nhóm Collagen và 6 tuần ở nhóm Hydrocolloid. Diện tích lành mỗi ngày là 6mm^2 trên cả 2 nhóm. Về chi phí sử dụng, nhóm dùng Hydrocolloid tốn ít chi phí hơn nhóm dùng Collagen.

Kết luận: Như vậy, không có sự khác biệt đáng kể giữa việc dùng Hydrocolloid và Collagen trong điều trị chữa lành vết loét. Trong khi đó Collagen đắt hơn nhưng không đem lại lợi ích vượt trội so với dùng Hydrocolloid.

Tài liệu tham khảo

  1. Sajad Pirsa a và Kosar Hafezi (2023), Hydrocolloids: Structure, preparation method, and application in food industry, Food Chemistry tập 399. Truy cập ngày 20/12/2024.
  2. James F Graumlich, Linda S Blough, Richard G McLaughlin, Joseph C Milbrandt, Cesar L Calderon, Syed Abbas Agha và L William Scheibel (2003), Healing pressure ulcers with collagen or hydrocolloid: a randomized, controlled trial, Pubmed. Truy cập ngày 20/12/2024.

Thiết bị y tế

DuoDerm Extra Thin 10x10cm

Được xếp hạng 5.00 5 sao
515.000 đ
Dạng bào chế: Miếng dánĐóng gói: Hộp 10 miếng x 10cm

Xuất xứ: Mỹ

Thiết bị y tế

Urgotul 10cm x 10cm

Được xếp hạng 5.00 5 sao
480.000 đ
Dạng bào chế: Gạc lướiĐóng gói: Hộp 10 miếng

Xuất xứ: Pháp

Thiết bị y tế

Betaplast H

Được xếp hạng 5.00 5 sao
495.000 đ
Dạng bào chế: Miếng dánĐóng gói: Hộp 10 miếng

Xuất xứ: Hàn Quốc