Glycyrrhizic Acid

Showing all 8 results

Glycyrrhizic Acid

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Glycyrrhizic acid

Tên danh pháp theo IUPAC

(2S,3S,4S,5R,6R)-6-[(2S,3R,4S,5S,6S)-2-[[(3S,4aR,6aR,6bS,8aS,11S,12aR,14aR,14bS)-11-carboxy-4,4,6a,6b,8a,11,14b-heptamethyl-14-oxo-2,3,4a,5,6,7,8,9,10,12,12a,14a-dodecahydro-1H-picen-3-yl]oxy]-6-carboxy-4,5-dihydroxyoxan-3-yl]oxy-3,4,5-trihydroxyoxane-2-carboxylic acid

Nhóm thuốc

Trị liệu về mật và gan

Mã ATC

A – Đường tiêu hóa và trao đổi chất

A05 – Trị liệu về mật và gan

A05B – Trị liệu gan, hướng mỡ

A05BA – Trị liệu gan

A05BA08 – Axit Glycyrrhizic

Mã UNII

6FO62043WK

Mã CAS

1405-86-3

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C42H62O16

Phân tử lượng

822.9 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Axit Glycyrrhizinic là một saponin triterpenoid là dẫn xuất glucosiduronide của axit 3beta-hydroxy-11-oxoolean-12-en-30-oic.

Mô hình bóng và que

Mô hình bóng và que của Glycyrrhizic acid
Mô hình bóng và que của Glycyrrhizic acid

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 8

Số liên kết hydro nhận: 16

Số liên kết có thể xoay: 7

Diện tích bề mặt cực tôpô: 267

Số lượng nguyên tử nặng: 58

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 19

Liên kết cộng hóa trị: 1

Tính chất

  • Glycyrrhizic acid tồn tại dưới thể rắn có vị ngọt đậm và bị phân hủy ở 200ºC.
  • Glycyrrhizic acid dễ tan trong nước nóng, rượu,

Dạng bào chế

Kem: Mogarna cream 15g, Transino Clear Wash,..

Dung dịch: Avigly, Hepaphagen 10-BFS,..

Dạng bào chế của Glycyrrhizic acid
Dạng bào chế của Glycyrrhizic acid

Nguồn gốc

  • Acid glycyrrhizic có trong dược liệu nào? Glycyrrhizic acid hiện nay được biết đến là chất được chiết xuất chủ yếu từ bộ phận rễ của cây cam thảo.
  • Từ xa xưa việc dùng rễ cây cam thảo có chứa Glycyrrhizic acid đã được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc và Nhật Bản như 1 thuốc có tác dụng bảo vệ gan ở những đối tượng bệnh nhân bị bệnh viêm gan mạn tính
  • Từ tháng 1/2014, Glycyrrhizic acid được FDA chấp nhận là 1 phần của chiết xuất cam thảo có tác dụng làm ngọt
  • Glycyrrhizic acid đã được phê duyệt bởi Bộ Y tế Canada để sử dụng trong các sản phẩm không kê đơn.

Dược lý và cơ chế hoạt động

  • Glycyrrhizic acid là gì? Glycyrrhizic acid hiện nay được báo cáo là có tác dụng kháng viêm, kháng virus và có tác dụng chống dị ứng cũng như cải thiện khả năng dung nạp glucose của cơ thể.
  • Glycyrrhizic acid được chiết xuất từ rễ cam thảo được tìm thấy dưới dạng alpha và beta trong đó dạng alpha chiếm ưu thế hơn dạng bet ở tá tràng và gan do đó tác dụng chống viêm gan của Glycyrrhizic acid chủ yếu là do đồng phân alpha của Glycyrrhizic acid gây ta. Tác dụng chống viêm của Glycyrrhizic acid là do ức chế sự chuyển vị trí của NFkB vào nhân, ức chế TNF alpha và caspase 3 và liên hợp các gốc tự do. Tác dụng kháng virus của Glycyrrhizic acid thông qua cơ chế ức chế sự tăng sinh tế bào T CD4+, điều hòa miễn dịch, ức chế sự nhân lên của virus. Phổ kháng virus của Glycyrrhizic acid khá rộng và có thể bao gồm nhiều loại virus như virus bệnh Newcastle, virus vaccinia, virus viêm miệng mụn nước, virus herpes simplex. Glycyrrhizic acid làm giảm hoạt động của hexose -6-phosphate dehydrogenase do đó ức chế với 11-beta-hydroxysteroid dehydrogenase loại 1

Dược động học

Hấp thu

Glycyrrhizic acid sau khi bị thủy phân bởi hệ thống sẽ được hấp thu.

Chuyển hóa

Glycyrrhizic acid sau khi uống được thủy phân gần như hoàn toàn bởi hệ thống vi sinh vật đường ruột để tạo thành sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính là axit glycyrrhetinic, hai phân tử axit glucuronic

Phân bố

Glycyrrhizic acid có thể tích phân bố khoảng 37-64 ml/kg và 59-98 ml/kg lần lượt ở ngăn trung tâm và ở trạng thái ổn định

Thải trừ

Glycyrrhizic acid có thời gian bán thải khoảng 3,5 giờ .

Ứng dụng trong y học

  • Glycyrrhizic acid được sử dụng khá phổ biến trong nhiều sản phẩm như 1 chất tạo ngọt tự nhiên
  • Glycyrrhizic acid được dùng trong chống loét, chống viêm, chống khối u, chống oxy hóa, chống ị ức, bảo vệ gan và chống tiểu đường
  • Glycyrrhizic acid còn được dùng trong điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt, hạ đường huyết, chống lipid máu, điều trị virus, nhiễm trùng và thường được sử dụng trong các phương thuốc chữa bệnh dạ dày như loét dạ dày,…
  • Glycyrrhizic acid trong mỹ phẩm: Ngoài các ứng dụng trong y học, Glycyrrhizic acid cũng được sử dụng trong 1 số sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc và phục hồi da giúp thúc đẩy khả năng chữa lành vết thương, và nhờ đặc tính giảm viêm và làm dịu da, Glycyrrhizic acid giúp giảm tình trạng dị ứng da hay bệnh chàm.

Tác dụng phụ

Glycyrrhizic acid có thể gây các tác dụng phụ: tăng huyết áp cao, đau đầu, đau tim, mệt mỏi, gây tình trạng sưng tấy, hạ kali huyết và các chất điện giải khác, rối loạn tim, ngừng tim, nổi ềm đay, khó thở, yếu đuối, mất khả năng vận động,đau đầu, chậm kinh nguyệt, giữ nước, rối loạn sinh dục, cảm giác mệt mỏi

Độc tính ở người

Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về độc tính của Glycyrrhizic acid cho người dùng tuy nhiên đã có ghi nhận trường hợp 1 nữ bác sĩ 49 tuổi gặp tình trạng tăng cân, phù ngoại biên, tăng huyết áp do tiêu thụ lượng lớn Glycyrrhizic acid trong xì gà.

Tương tác với thuốc khác

  • Khi dùng chung Glycyrrhizic với warfarin có thể làm giảm hiệu quả điều trị của warfarin và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông
  • Dùng Glycyrrhizic acid với digoxin làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của digoxin
  • Glycyrrhizic acid làm giảm tác dụng của thuốc chứa estrogen
  • Thuốc chứa Glycyrrhizic acid làm tăng đào thải kali do đó khi dùng chung với i Acid Ethacrynic, Furosemid sẽ làm tăng nguy cơ hạ kali tràm trọng
  • Glycyrrhizic acid làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị tăng huyết áp
  • Glycyrrhizic acid dùng chung với thuốc chống viêm Corticosteroid làm tăng nguy cơ tác dụng phụ như hạ kali huyết, giữ nước, natri và tăng huyết áp,..

Lưu ý khi sử dụng

  • Glycyrrhizic acid mặc dù được dùng nhiều trong thực phẩm như chất tạo ngọt tự nhiên tuy nhiên không được lạm dụng uống Glycyrrhizic acid vì có thể gây hại tới sức khỏe như tăng huyết áp, gây giữ nước và muối khoáng,..
  • Glycyrrhizic acid nên thận trọng ở bệnh nhân bị tăng huyết áp, cơ thể có hàm lượng kali thấp, người bị giữ nước.
  • Không nên dùng Glycyrrhizic acid cho phụ nữ có thai vì Glycyrrhizic acid có thể gây dị tật, thai nhi nhẹ cân thậm chí lưu thai.
  • Thận trọng khi dùng Glycyrrhizic acid cho bệnh nhân bị táo bón lâu ngày vì Glycyrrhizic acid có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón
  • Việc dùng Glycyrrhizic acid với liều 8g/ngày cho nam giới có thể gây giảm chức năng sinh lý nam, giảm miễn dịch và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày
  • Hiện nay chưa biết liệu Glycyrrhizic acid có vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ sơ sinh hay không vì vậy nên thận trọng khi dùng Glycyrrhizic acid cho phụ nữ cho con bú và chỉ dùng khi có chỉ định của bác

Một vài nghiên cứu của Glycyrrhizic acid trong Y học

Axit Glycyrrhizic: đánh giá mức độ tác dụng

Glycyrrhizic acid as an adjunctive treatment for depression through anti-inflammation_ A randomized placebo-controlled clinical trial
Glycyrrhizic acid as an adjunctive treatment for depression through anti-inflammation_ A randomized placebo-controlled clinical trial

Nghiên cứu tiến hành trên 56 đối tượng tình nguyện viên khỏe mạnh được phân thành 2 nhóm ngẫu nhiên mù đôi, 1 nhóm cho dùng SSRI+axit glycyrrhizic (30 người) và 1 nhóm cho dùng giả dược (26 người). Các triệu chứng trầm cảm đã được phát hiện trong quá trình điều trị 4 tuần. Kết quả cho thấy các triệu chứng trầm cảm giảm nhiều hơn ở nhóm axit glycyrrhizic so với giả dược. Nghiên cứu này có hạn chế là cỡ mẫu trong nghiên cứu này không đủ lớn và thời gian theo dõi tương đối ngắn. Tư nghiên cứu rút ra kết luận bệnh nhân cần được phân loại theo tình trạng viêm, những người có mức độ viêm cơ bản cao nên được điều trị kết hợp bằng thuốc chống viêm như axit glycyrrhizic.hân cần được phân loại theo tình trạng viêm, những người có mức độ viêm cơ bản cao nên được điều trị kết hợp bằng thuốc chống viêm như axit glycyrrhizic.

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Glycyrrhizin , pubchem. Truy cập ngày 21/10/2023.
  2. Zhi-Yong Cao 1, Yun-Zi Liu 2, Jia-Mei Li 2, Yi-Ming Ruan 3, Wen-Jie Yan 2, Shi-Yang Zhong 2, Ting Zhang 2, Lin-Lin Liu 4, Ran Wu 2, Bo Wang 2, Wei Wang 2, Xiao-Ying Bi 5, Yun-Xia Wang 2, Wen-Jun Su 6, Chun-Lei Jiang (2020) Glycyrrhizic acid as an adjunctive treatment for depression through anti-inflammation: A randomized placebo-controlled clinical trial, pubmed.com. Truy cập ngày 21/10/2023.
Được xếp hạng 4.50 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Kem Đóng gói: Lọ 30g

Xuất xứ: Nhật Bản

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Gel bôi Đóng gói: Tuýp 10 gam

Xuất xứ: Việt Nam

Mất ngủ, an thần

Sleep Swisse

Được xếp hạng 5.00 5 sao
450.000 đ
Dạng bào chế: ViênĐóng gói: Hộp 100 viên

Xuất xứ: Úc

Kháng khuẩn & khử trùng mắt

Rohto Antibacterial

Được xếp hạng 5.00 5 sao
46.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ mắtĐóng gói: Hộp 1 lọ 13 ml

Xuất xứ: Việt Nam

Điều trị hậu môn, trực tràng

Mogarna cream 15g

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: Hộp 1 tuýp 15 gam

Xuất xứ: Việt Nam

Thuốc da liễu

Avigly

Được xếp hạng 5.00 5 sao
590.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch tiêmĐóng gói: Hộp chứa 10 ống x 20 ml dung dịch tiêm

Xuất xứ: Trung quốc

Dưỡng Da

Transino Clear Wash

Được xếp hạng 5.00 5 sao
500.000 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: Hộp 1 tuýp x 100g

Xuất xứ: Nhật Bản

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 lọ nhựa x 10 ml

Xuất xứ: Việt Nam