Favipiravir

Showing all 2 results

Favipiravir

Cập nhật lần cuối: tháng 02 năm 2022.

Thạc sĩ Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Đơn vị Dược lâm sàng – Thông tin thuốc, Khoa Dược Bệnh viện Bạch Mai.

Tờ thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc Favipiravir tại bệnh viện Bạch Mai.

Favipiravir

Dạng bào chế Favipiravir: Viên nén 200mg, 400mg.

Dược lý và cơ chế tác dụng

  • Favipiravir là tiền chất được riboxyl hóa và phosphoryl hóa nội bào để tạo thành chất chuyển hóa favipiravir-RTP có hoạt tính. Chất chuyển hóa này liên kết và ức chế RNA polymerase phụ thuộc RNA, từ đó ngăn cản quá trình phiên mã và sao chép của virus [2] [10].
  • Hấp thu: Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng đạt 97,6%[5].
  • Phân bố: Thuốc liên kết protein huyết tương khoảng 54% [6], thể tích phân bố từ 15-20 L [5].
  • Chuyển hóa: Favipiravir không được chuyển hóa bởi CYP P450 mà hầu hết được chuyển hóa bởi aldehyde oxidase (AO) và một phần được chuyển hóa bởi xanthine oxidase (XO) nhờ quá trình hydroxyl hóa thành chất chuyển hóa không có hoạt tính.
  • Thải trừ: Thuốc được bài tiết qua thận chủ yếu dưới dạng hydroxyl hóa được thải trừ qua nước tiểu. Thời gian bán thải: 2- 6 giờ [6] [7] [14].

Chỉ định

  • Điều trị COVID – 19 cho bệnh nhân người lớn mức độ nhẹ có yếu tố nguy cơ và mức độ trung bình (xem Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành [1]).
  • Favipiravir được chấp thuận ở Nhật Bản trong trường hợp nhiễm virus cúm mới hoặc nhiễm virus cúm tái phát, thuốc sử dụng giới hạn trong trường hợp các thuốc điều trị virus cúm khác không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao (xem tờ Hướng dẫn sử dụng được phê duyệt tại Nhật Bản [7]).

Một số thử nghiệm tâm sàng đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Favipiravir trong điều trị COVID-19 ở bệnh nhân người lớn cho thấy:

  • Trên những bệnh nhân người lớn mắc COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình, Favipiravir có tác dụng thúc đấy thải trừ virus ra khỏi cơ thể người bệnh [4] [11] [15] trong vòng 7 ngày [11](OR = 2,49; 95% Cl: 1,19 – 5,22), sử dụng Favipiravir sớm góp phần cải thiện các triệu chứng lâm sàng trong vòng 14 ngày sau chằn đoán nhiễm [11] (OR = 3,03,95% Cl: 1,17 – 7,80).
  • Trên những bệnh nhân người lớn mắc COVID-19 mức độ trung bình và nặng, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân sử dụng Favipiravir và nhóm chứng về tỷ lệ tử vong (OR 1,11; 95% Cl: 0,64 – 1,94) và tỷ lệ bệnh nhân can thở máy (OR 0,50; 95% Cl: 0,13 – 1,95) [12]. Một nghiên cứu so sánh hiệu quả của Favipiravir so với Lopinavir/ Ritonavir trên bệnh nhân người lớn mắc COVID-19 mức độ trung bình và nặng [13] cho thấy nhóm dùng Favipiravir không khác biệt so với nhóm dùng Lopinavir/ Ritonavir về nguy cơ bệnh nhân cần điều trị hồi sức, đặt nội khí quản, tử vong tại bệnh viện, cũng không rút ngắn thời gian hồi phục lâm sàng và thời gian nằm viện.
  • Mặc dù còn hạn chế về kinh nghiệm lâm sàng với Favipiravir để điều trị COVID-19, nhưng nghiên cứu hiện tại đã chứng minh rằng thuốc có tính an toàn chấp nhận được (so sánh với nhóm chứng sử dụng điều trị ngắn hạn [11]), không quan sát thấy các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng [11], các tác dụng không mong muốn ghi nhận được cũng tương đồng với các thông tin về tác dụng không mong muốn trong điều trị nhiễm virus trước đó [3] [4] [7] [11] [15].

Chống chỉ định

Theo thông tin trên tờ Hướng dẫn sử dụng được phê duyệt tại Nhật Bản, chống chỉ định sử dụng thuốc cho người bệnh có:

  • Phản ứng quá mẫn với bất kỳ thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang có kế hoạch có thai.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 của Bộ Y tế bổ sung thêm chống chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Người bệnh dưới 18 tuổi.
  • Người bệnh suy gan, suy thận nặng.

Liều dùng và thời gian điều trị thuốc Favipiravir

Liều lượng và thời gian tối ưu chưa xác định, dữ liệu có sẵn còn hạn chế. Theo Hướng dẫn chấn đoán và điều trị Covid-19 của Bộ Y tế và tờ Hướng dẫn sử dụng được phê duyệt tại Nhật Bản, Favipiravir được khuyến cáo cho người > 18 tuổi với liều và thời gian sử dụng như sau:

  • Ngày đầu tiên: uống 1600mg/lần X 2 lần/ngày. [1] [7]
  • Những ngày sau: uống 600mg/lần X 2 lần/ngày. [1] [7]
  • Thời gian điều trị: Uống trong 5 – 7 ngày [1] [6] [7] [8]

Hiệu chỉnh liều bệnh nhân suy giảm chức năng Gan- Thận

Hiện chưa có dữ liệu đầy đủ về hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan và suy thận.

Người lớn suy thận:

  • Suy thận nhẹ đến trung bình: Không có khuyến cáo điều chỉnh liều lượng cụ thể.
  • Suy thận nặng: Chống chỉ định sử dụng. [1] [8]

Người lớn suy gan:

  • Suy gan nhẹ đến trung bình (Child Pugh A và B): Không có khuyến cáo điều chỉnh liều lượng cụ thể [8].
  • Suy gan nặng (Child Pugh C): Chống chỉ định sử dụng [1] [8].

(xem Hướng dẫn của Bộ Y tế[1] và Uptodate [8])

Phụ nữ có thai và cho con bú

Các dữ liệu hiện có chủ yếu dựa trên các nghiên cứu về sinh sản trên động vật, chưa có dữ liệu đầy đủ về hiệu quả và an toàn của thuốc trên đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú [8].

  • Phụ nữ có thai và đang có kế hoạch có thai: Không sử dụng. [1] [7] [8]
  • Phụ nữ cho con bú: Thuốc bài tiết vào sữa mẹ, nên ngừng cho con bú nếu có chỉ định dùng thuốc[7][8].

(xem Hướng dẫn của Bộ Y tế[1], tờ Hướng dẫn sử dụng [7] và Uptodate [8]).

Cách dùng

Dùng theo đường uống.

Lưu ý:

  • Chú ý theo dõi các biểu hiện liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc trên thần kinh trung ương trong ít nhất 2 ngày đầu dùng thuốc do thuốc có thể gây rối loạn tâm thần. [1]
  • Người bệnh bị gout hoặc tiền sử có bệnh gout vì Favipiravir có thể làm tăng acid uric, làm nặng thêm bệnh. [1]
  • Thận trọng khi dùng cho người già, người cao tuổi do chức năng của các cơ quan suy giảm, cần điều chỉnh cho phù hợp.[7]
  • Nam giới cần sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong khi dùng thuốc và 7 ngày sau liều cuối cùng do thuốc được phân bố vào tinh trùng. [6]

Các phản ứng phụ thường gặp gồm tăng acid uric máu, tiêu chảy, giảm số lượng bạch cầu trung tính, tăng AST (GOT) và ALT (GPT)

>1% 0,5-1% < 0,5%
Rối loạn chuyển hóa Acid uric máu tăng (4,79%), tăng triglycerid Đường niệu Kali máu giảm
Tiêu hóa Tiêu chảy (4,79%) Buồn nôn, nôn, đau bụng Khó chịu ở bụng, loét tá tràng, tan máu, viêm dạ dày
Huyết học Giảm số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính Tăng số lượng bạch cầu, bạch cầu đơn nhân; giảm hồng cầu lưới
Gan Tăng AST (GOT), ALT(GPT), y-GTP Tăng ALP máu, tăng bilirubin máu
Quá mẫn Phát ban Eczema, ngứa
Hô hấp Hen phế quản, đau hầu họng, viêm mũi họng
Khác Tăng CK máu, nước tiểu có máu, polyp amidan, xuất hiện sắc tố da, rối loạn tiêu hóa, vết bầm tím, mờ mắt, đau mắt, chóng mặt, ngoại tâm thu thất

Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ và nên ngừng điều trị Favipiravir nếu có các bất thường như:

  • Phản vệ, sốc phản vệ.
  • Hoại tử bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson.
  • Giảm số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính, tiểu cầu.
  • Có các triệu chứng trên thần kinh, tâm thần như rối loạn ý thức, bất thường hành vi, mê sảng, ảo giác, co giật,…
  • Viêm gan mạn, rối loạn chức năng gan, vàng da.
  • Tổn thương thận cấp.
  • Viêm phổi.
  • Viêm ruột kết.
  • Xuất huyết.

Tương tác thuốc

Favipiravir có tương tác với các thuốc sau (xem tờ Hướng dẫn sử dụng [7]), cần thận trọng theo dõi trong quá trình sử dụng:

Thuốc Cơ chế Hậu quả
Pyrazinamid Tăng tái hấp thu acid uric ở ống thận Tăng nồng độ acid uric trong máu, nguy cơ xuất hiện triệu chứng của Gout
Repaglinid Ức chế CYP2C8 làm tăng nồng độ Repaglinid trong máu. Có thể làm tăng nồng độ Repaglinid trong máu, tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn của Repaglinid.
Theophyllin Tương tác với xo có thể làm tăng nồng độ Favipiravir Tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn của Favipiravir
Famciclovir,

Sulindac

Favipiravir gây ức chế AO, làm giảm nồng độ của các thuốc này Giảm nồng độ trong máu, giảm hiệu quả của Famciclovir và Sulindac

(xem thêm tương tác cập nhật tại trang web: https://www.covid19-druginteractions.org/).[9]

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, đựng trong bao bì kín, tránh ẩm. [7]

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y tế (2022), “Hướng dẫn chấn đoán và điều trị Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01 /2022”, pp. 33-35.
  2. Furuta , Komeno T., et al. (2017), “Favipiravir (T-705), a broad spectrum inhibitor of viral RNA polymerase”, Proc Jpn Acad Ser B Phys Biol Sci, 93(7), pp. 449-463.
  3. Hassanipour , Arab-Zozani M., et al. (2021), “The efficacy and safety of Favipiravir in treatment of COVID-19: a systematic review and meta-analysis of clinical trials”, Sci Rep, 11(1), pp. 11022.
  4. Ivashchenko A. A., Dmitriev K. A., et al. (2021), “AVIFAVIR for Treatment of Patients With Moderate Coronavirus Disease 2019 (COVID-19): Interim Results of a Phase ll/lll Multicenter Randomized Clinical Trial”, Clin Infect Dis, 73(3), pp. 531-534.
  5. Drug bank (2022), “Favipiravir”, Retrieved 27/02/2022, from https://go.drugbank.com/drugs/DB12466.
  6. Sandford Guide – Web edition (2022), “Favipiravir, Tradename: Avigan”, Retrieved 27/02/2022, from https://dva.sanfordguide.com/drug-information/antiviral- agents/influenza/favipiravir.
  7. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Avigan Tablets 200mg được cấp phép tại Nhật Bản (chỉnh sửa lần thứ 7 tháng 4 năm 2019).
  8. Uptodate (2022), “Favipiravir (United States: Not commercially available; refer to Prescribing and Access Restrictions): Drug information”, Retrieved 27/02/2022.
  9. University of liverpool, “Covid-19 drug interactions”, Retrieved, from https://www.covid19-druginteractions.org/.
  10. Hashemian Seyed MohammadReza, Farhadi Tayebeh, et al. (2021), “A review on favipiravir: the properties, function, and usefulness to treat COVID-19”, Expert Review of Anti-infective Therapy, 19(8), pp. 1029-1037.
  11. Manabe Toshie, Kambayashi Dan, et al. (2021), “Favipiravir for the treatment of patients with COVID-19: a systematic review and meta-analysis”, BMC Infectious Diseases, 21(1), pp. 489.
  12. ồzlũẹen Batu, Kozan §ima, et al. (2021), “Effectiveness of favipiravir ỉn COVID-19: a live systematic review”, European Journal of Clinical Microbiology & Infectious Diseases, 40(12), pp. 2575-2583.
  13. Solaymani-Dodaran Masoud, Ghanei Mostafa, et al. (2021), “Safety and efficacy of Favipiravir in moderate to severe SARS-CoV-2 pneumonia”, International Immunopharmacology, 95, pp. 107522.
  14. Srinivasan Kritika, Rao Mana (2021), “Understanding the clinical utility of favipiravir (T- 705) in coronavirus disease of 2019: a review”, Therapeutic Advances in Infectious Disease, 8, pp. 20499361211063016.
  15. Udwadia Zarir F., Singh Pawan, et al. (2021), “Efficacy and safety of favipiravir, an oral RNA-dependent RNA polymerase inhibitor, in mild-to-moderate COVID-19: A randomized, comparative, open-label, multicenter, phase 3 clinical trial”, International Journal of Infectious Diseases, 103, pp. 62-71.

Favipiravir Favipiravir Favipiravir Favipiravir

Favipiravir

Được xếp hạng 5.00 5 sao
1.800.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao phimĐóng gói: Hộp 1 vỉ x 34 viên

Xuất xứ: Ấn Độ

Thuốc kháng virus

Fabiflu 400

Được xếp hạng 5.00 5 sao
2.500.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 17 viên

Xuất xứ: Ấn Độ