Crom (Chromium)
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
chromium
Mã UNII
0R0008Q3JB
Mã CAS
7440-47-3
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
Chromium là nguyên tố gì? Chromium hay còn được gọi là Crom có công thức phân tử viết tắt là Cr.
Phân tử lượng
51,996 g/mol
Chromium hóa trị mấy?
Chromium có hóa trị 6
Đặc điểm cấu tạo
Chromium có số nguyên tử 24.
Các tính chất phân tử
Số lượng nguyên tử nặng: 1
Liên kết cộng hóa trị: 1
Tính chất
- Chromium là chất gì? Chromium là chất rắn rất cứng, màu xám, có ánh kim loại. Chromium có mùi tùy thuộc vào các hợp chất cụ thể mà có thể khác nhau.
- Chromium không có mùi.
- Điểm sôi 4788°F ở 760 mmHg
- Điểm nóng chảy 3452°F
- Chromium không tan trong nước nhưng tan trong acid và kiềm mạnh.
Dạng bào chế
Viên nang cứng
Viên nang mềm
Dung dịch
Nguồn gốc
- Vào thế kỳ 18, khoáng chất Chromium được dùng để làm chất màu ở phương Tây.
- Đến ngày 26/7/1761, Johann Gottlob Lehmann đã tìm ra 1 loại khoáng chất ở dãy núi Ural tại mỏ Beryozovskoye và được ông đặt tên là chì đỏ Siberia.
- Năm 1770, Peter Simon Pallas đến núi Ural tìm thấy một chất có đặc tính hữu ích như một chất màu.
- Crocoit là nguồn crom chính sau này.
- Năm 1794, Louis Nicolas Vauquelin sản xuất crom trioxide sau khi trộn axit clohydric với crocoite.
- Năm 1797, Vauquelin đã cô lập được kim loại Chromium bằng cách nung oxit của Chromium trong lò than do đó ông chính là người phát hiện ra kim loại này.
- Trong thể kỷ 19, Chromium được ứng dụng rộng hơn không chỉ tạo màu trong sơn.
- Các mỏ Chromium lớn nhất được tìm thấy ở Nga và Hoa Kỳ.
Dược lý và cơ chế hoạt động
- Chromium là thuốc gì? Chromium là một trong các yếu tố có tác dụng dung nạp glucose, giúp kích hoạt các thành phần thiết yếu của phản ứng trung gian insulin. Chromium có khả năng duy trình quá trình chuyển hóa đường bình thường đồng thời duy trì chức năng thần kinh ngoại biên. Chromium làm tăng khả năng liên kết của các tế bào với insulin do đó làm kích hoạt kinase thụ thể insulin dẫn đến tăng cường độ nhạy insulin, tăng mật độ thụ thể insulin.
- Chromium có vai trò như chất dinh dưỡng không thể thiếu tham gia vào quá trình chuyển hóa insulin, lipid máu, glucose. Vai trò của Chromium trong việc tăng cường các dòng tín hiệu insulin đã được chứng minh. Chromium tác động đến các phân tử tác động ở hạ lưu thụ thể insulin do đó làm điều chỉnh và thay đổi đồng thời tăng cường truyền tín hiệu insulin được kích thích bằng insulin. Trong điều kiện kháng insulin, crom cũng thúc đẩy chuyển vị GLUT-4 độc lập với hoạt động của thụ thể IRS-1, PI3-kinase, insulin. Ngoài ra Chromium còn điều hòa lại protein liên kết với yếu tố điều hòa sterol, tăng tính lưu động của màng bằng cách giảm cholesterol ở màng giúp trung gian cho dòng cholesterol thoát ra khỏi màng. Kết quả là, các chất vận chuyển GLUT-4 nội bào được kích thích dẫn đến tăng cường hấp thu glucose.
Dược động học
Hấp thu
Chromium thuốc dưới dạng hợp chất được hấp thu qua đường tiêu hóa và phổi. Sự hấp thu các hợp chất Chromium khi dùng qua đường uống dao động từ 0,5-10%. Chromium hấp thu qua da dễ hơn khi ở dạng hợp chất Chromium (VI) so với Chromium (III).
Chuyển hóa
Chromium trải qua quá trình chuyển hóa thông qua quá trình khử bằng các phân tử nhỏ và hệ thống enzym tại gan. Trong quá trình chuyển hóa Chromium có thể tạo ra các gốc tự do. Các chất chuyển hóa của Chromium có khả năng liên kết với các thành phần tế bào.
Phân bố
Chromium có khả năng phân phối đến tất cả các mô trong cơ thể. Khi dùng Chromium qua đường uống hay tiêm có thể được tích tụ ở gan, mô mềm, thận, lá lách, xương.
Thải trừ
Chromium được hấp thu sẽ được bài tiết 80% qua nước tiểu và 1 lượng nhỏ bài tiết qua mồ hôi, mật. Tốc độ bài tiết qua nước tiểu 24 giờ của Chromium là 0,22 μg/ngày.
Ứng dụng trong y học
Chromium được dùng như 1 chất bổ sung có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng đồng thời ngăn ngừa sự suy giảm lượng dự trữ nội sinh, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt Chromium. Ngoài ra Chromium còn được sử dụng để:
- Duy trì đường huyết ở mức độ ổn định và bình thường.
- Giúp thủy phân các chất béo, protein và carbohydrate giúp hỗ trợ cơ thể tạo và sử dụng năng lượng thích hợp.
- Giúp cải thiện độ nhạy của insulin
- Cải thiện khối lượng cơ bắp
- Giảm mệt mỏi
- Giảm viêm.
Tác dụng phụ
Chromium có thể gây các tác dụng phụ bao gồm mất ngủ, đau đầu, đau daudaj dày, tâm trạng thay thay đổi.
Độc tính ở người
Liều cao Chromium có thể gây tổn thương thận hay gan vì vậy chỉ nên bổ sung Chromium vừa đủ.
Liều dùng
Lượng Chromium bổ sung hàng ngày vào từng độ tuổi và giới tính mà có thể khác nhau:
Đối tượng | Liều bổ sung |
Phụ nữ 19-50 tuổi | 25 microgam/ngày |
Phụ nữ > 51 tuổi | 20 microgam/ngày |
Nam giới 19-50 tuổi | 35 microgam/ngày |
Đàn ông > 51 tuổi | 30 microgam/ngày |
Tương tác với thuốc khác
- Chromium có thể làm tăng độ nhạy insulin vì vậy khi dùng crom đồng thời với insulin có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết
- Chromium có thể có tác dụng phụ với metformin hoặc các thuốc trị đái tháo đường khác và do đó có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
- Chromium dùng cùng lúc với levothyroxine làm giảm sự hấp thu levothyroxine.
- Chromium có thể tương tác với các loại thuốc như thuốc tuyến giáp và thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc kháng axit, corticosteroid, thuốc chẹn beta, insulin, thuốc trị trào ngược axit có thể khiến crom được hấp thu kém hoặc làm tăng tác dụng của thuốc này.
Lưu ý khi sử dụng
- Sau đây là 1 vài dấu hiệu do thiếu crom nên chú ý để bổ sung crom kịp kịp thời:
- Giảm cân
- Mức đường huyết cao
- Cholesterol trong máu cao
- Nếu bệnh nhân mang mangthai hay cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung Chromium
- Trước khi sử dụng Chromium cho bệnh nhân thì cần tiến hành đo đường huyết cho bệnh nhân trước.
- Liều bổ sung Chromium nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh bổ sung quá liều Chromium.
- Nếu bệnh nhân bị bệnh gan hay bệnh thận nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Chromium vì Chromium có thể gây tăng nguy cơ tổn thương gan và thận.
- Vì crom có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều phải sử dụng các loại thuốc như insulin chỉ sử dụng crom theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thực phẩm giàu Chromium
- Các loại rau như bông cải xanh, đậu xanh và khoai tây
- Thịt, gia cầm và trứng
- Trái cây như táo và chuối
- Cà phê
- Sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt
- Nước ép nho
Một vài nghiên cứu của Chromium trong Y học
Tác dụng của việc bổ sung crom đối với việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng
Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ sung crom lên các chỉ số kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu tiến hành trên thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng thông qua các dữ liệu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến, bao gồm PubMed, Web of Sciences và Thư viện Cochrane, Scopus, Embase. Thay đổi trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng để ước tính sự khác biệt trung bình giữa nhóm bổ sung và nhóm đối chứng khi theo dõi. Kết quả cho thấy đường huyết lúc đói giảm đáng kể sau khi bổ sung crom. Kết quả của nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng bổ sung crom để cải thiện chỉ số kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Chromium , pubchem. Truy cập ngày 05/11/2023.
- Omid Asbaghi 1, Naeini Fatemeh 2, Rezaei Kelishadi Mahnaz 3, Ghaedi Ehsan 4, Eslampour Elham 5, Nazarian Behzad 6, Ashtary-Larky Damoon 7, Alavi Naeini Amirmansour (2020) Effects of chromium supplementation on glycemic control in patients with type 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials, pubmed.com. Truy cập ngày 05/11/2023.
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Anh
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: New Zealand
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Thái Lan
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Thái Lan
Xuất xứ: New Zealand
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Na Uy