Cholesterol
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
(3S,8S,9S,10R,13R,14S,17R)-10,13-dimethyl-17-[(2R)-6-methylheptan-2-yl]-2,3,4,7,8,9,11,12,14,15,16,17-dodecahydro-1H-cyclopenta[a]phenanthren-3-ol
Mã UNII
97C5T2UQ7J
Mã CAS
57-88-5
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C27H46O
Phân tử lượng
386.7 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Cholesterol có đặc điểm gì? Cholesterol là một cholestanoid bao gồm cholestane có liên kết đôi ở vị trí 5,6 và nhóm 3beta-hydroxy. Nó là 3beta-sterol, cholestanoid, C27-steroid và 3beta-hydroxy-Delta(5)-steroid.
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 1
Số liên kết hydro nhận: 1
Số liên kết có thể xoay: 5
Diện tích bề mặt cực tôpô: 20,2
Số lượng nguyên tử nặng: 28
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 8
Liên kết cộng hóa trị: 1
Tính chất
- Cholesterol có dạng chất rắn màu trắng hoặc vàng nhạt
- Cholesterol gần như không mùi
- Điểm sôi 360 °C
- Khi đun nóng Cholesterol phát ra khói cay và khói khó chịu.
Dạng bào chế
Kem
Viên nén
Viên nang cứng
Dược lý và cơ chế hoạt động
- Cholesterol là gì? Cholesterol là một phân tử ưa mỡ rất cần thiết cho sự sống của con người. Cholesterol cần thiết để duy trì, xây dựng màng và điều chỉnh tính lưu động của màng. Trong phân tử Cholesterol có chứa nhóm hydroxyl có khả năng tương tác với các đầu cực của phospholipid và sphingolipid của màng, các phân tử nước xung quanh màng, trong khí nhóm steroid trong phân tử cholesterol và chuỗi hydrocarbon được gắn vào màng. Cholesterol giúp duy trì tính toàn vẹn của màng, thay đổi tính lưu động của màng cho phép tế bào động vật thay đổi hình dạng. Cấu trúc của vòng bốn vòng của cholesterol giúp màng tế bào có tính lưu động.
- Cholesterol có chức năng trong quá trình tổng hợp vitamin D, hormone giới tính, hormone steroid. Cholesterol còn là thành phần của muối mật tạo điều kiện hấp thu các vitamin tan trong chất béo E và K, A, D. Vì cholesterol chủ yếu là chất béo nên nó được vận chuyển qua máu cùng với chất béo trung tính bên trong các hạt lipoprotein
Dược động học
- Cholesterol được tìm thấy trong tất cả các mô của cơ thể, đặc biệt là trong não, tủy sống và trong mỡ. Cholesterol trong máu được phân bố chủ yếu trong tất cả các mô động vật. Tỷ lệ cholesterol được hấp thụ trong chế độ ăn uống phụ thuộc vào lượng ăn vào đến khi đạt đến trạng thái ổn định, lượng Cholesterol hấp thụ sẽ giảm khi tăng lượng ăn vào. Cholesterol được hấp thụ từ ruột chủ yếu là đoạn gần ruột non thông qua bạch huyết. Cholesterol được chuyển hóa ở gan.
- Chuyển hóa Cholesterol thành pregnenolone xảy ra trong ty thể và các phản ứng oxy hóa xảy ra trong mạng lưới nội chất trơn và ty thể được xúc tác bởi enzyme P450.
Chức năng của cholesterol
- Cholesterol xây dựng cấu trúc màng tế bào, cholesterol là thành phần quan trọng của màng tế bào góp phần tạo nên cấu trúc của màng cũng như điều chỉnh tính lưu động của nó.
- Cholesterol tạo ra các hormone như testosterone và hormone tuyến thượng thận, estrogen
- Cholesterol có lợi giúp quá trình trao đổi chất hoạt động hiệu quả, có chức năng như một phân tử tiền chất trong quá trình tổng hợp hormone steroid, vitamin D và hormone giới tính
- Cholesterol còn là thành phần của muối mật tham gia sản xuất axit mật, giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
- Cholesterol trong mỹ phẩm được dùng trong các sản phẩm chăm sóc da để ngăn ngừa sự mất nước, gia tăng hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân từ môi trường. Ngoài ra Cholesterol còn được dùng như một chất nhũ hóa để ngăn tình trạng tách lớp dầu và nước trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Ý nghĩa của chỉ số cholesterol
- Cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) được gọi là cholesterol xấu mang phần lớn cholesterol được đưa đến tế bào, mức LDL cholesterol cao có thể dẫn đến tắc nghẽn ngăn chặn lưu lượng máu đến tim.
- Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) được gọi là cholesterol tốt giúp loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi tế bào, bao gồm cả tế bào trong động mạch.Lipoprotein mật độ cao (HDL) cao có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Chỉ số cholesterol trong máu
Tác dụng phụ
- Cholesterol cao trong máu có nguy hiểm không? Cholesterol cao trong máu có thể gây tích tụ chất béo phát triển trong động mạch, làm cho các mạch máu bị thu hẹp và cuối cùng gây tắc nghẽn mạch. Từ đó có thể dẫn đến bệnh tim và đột quỵ
- Cholesterol máu thấp có thể gây rối loạn hoạt động của tế bào, suy giảm trí nhớ hoặc gây mất trí nhớ, giảm chức năng sản xuất hormone, trầm cảm, tăng nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng và ung thư, lo lắng, tăng nguy cơ đột quỵ
Nguyên nhân cholesterol cao
Cholesterol nhiều có tốt không? Việc bổ sung cholesterol quá nhiều là không tốt có thể gây nhiều bệnh lí nguy hiểm. Cholesterol trong máu cao là do:
- Thói quen của việc bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa cholesterol. Cholesterol xấu có nhiều trong thực phẩm nào? Cholesterol xấu có có nhiều trong sữa nguyên kem, thịt đỏ như thịt cừu, thịt bê, xúc xích hay các thực phẩm chế biến sẵn,..
- Nguyên nhân do di truyền: nếu trong gia đình có người thân mắc cholesterol máu cao thì khả năng thế hệ sau bị mắc tình trạng này rất cao vì các gen điều khiển cơ thể xử lý chất béo, cholesterol sẽ được di truyền qua các thế hệ.
Cholesterol cao nên ăn gì? Với những bệnh nhân bị Cholesterol cao thì nên có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lí, kiêng ăn các chất béo động vật, thực phẩm chế biến sẵn, tăng chế độ ăn giàu thực vật, ít muối, đồng thời duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh như duy trì cân nặng, bỏ hút thuốc, hạn chế đồ rượu bia,…
Liều dùng
Liều bổ sung Cholesterol hàng ngày cho người khỏe mạnh là 300 mg và những người có nguy cơ cao hơn là 200mg
Lưu ý khi sử dụng
- Cholesterol cao là bệnh gì? Cholesterol cao trong máu có thể gây tích tụ chất béo phát triển trong động mạch gây bệnh tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,bệnh mạch máu ngoại biên, đột quỵ,..vì vậy nếu bệnh nhân có tiền sử bị các bệnh này nên tránh bổ sung quá nhiều cholesterol.
- Bệnh nhân cần xác định rõ bản thân bị tình trạng cholesterol máu cao hay thấp để có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí.
- Các biểu hiện cholesterol cao: đau tức,vùng u nhỏ màu vàng mí mặt hoặc đầu gối, dưới da, khó chịu ở vùng ngực,
- Các biểu hiện cholesterol thấp: suy nghĩ bi quan, tiêu cực, lo lắng, bất an, không tập trung làm việc, học tập và bồn chồn. mất ngủ, không thèm ăn, ăn uống không ngon miệng,..
Một vài nghiên cứu của Cholesterol trong Y học
Isoflavone đậu nành làm giảm cholesterol toàn phần và LDL trong huyết thanh ở người: phân tích tổng hợp 11 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng
Nghiên cứu tiến hành để đánh giá tác động chính xác của isoflavone đậu nành đối với cấu trúc lipid. Tác dụng của protein đậu nành có chứa isoflavone được làm giàu và cạn kiệt cũng đã được kiểm tra. Phân tích tiến hành tìm kiếm các dữ liệu báo cáo bằng tiếng Anh về các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được xuất bản từ năm 1990 đến năm 2006 trên hệ thống PUBMED, trong đó có 11 nghiên cứu được đánh giá và phân tích. Kết quả cho thấy Isoflavone đậu nành làm giảm đáng kể cholesterol toàn phần trong huyết thanh xuống 0,10 mmol/L, không có thay đổi đáng kể nào về triacylglycerol, cholesterol HDL. Protein đậu nành thiếu isoflavone làm giảm đáng kể cholesterol LDL xuống 0,10 mmol/L. Protein đậu nành chứa isoflavone được làm giàu làm giảm đáng kể cholesterol LDL xuống 0,18 mmol/L. Mức giảm cholesterol LDL ở nhóm tăng cholesterol máu lớn hơn so với nhóm có cholesterol máu bình thường. Không tìm thấy mối tương quan tuyến tính đáng kể giữa việc tiêu thụ protein đậu nành hoặc lượng isoflavone và việc giảm cholesterol LDL. Từ đó kết luận rằng Isoflavone đậu nành làm giảm đáng kể cholesterol LDL, cholesterol toàn phần trong huyết thanh nhưng không làm thay đổi cholesterol HDL và triacylglycerol.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Cholesterol , pubchem. Truy cập ngày 27/10/2023.
- Kyoko Taku 1, Keizo Umegaki, Yoko Sato, Yuko Taki, Kaori Endoh, Shaw Watanabe (2007) Soy isoflavones lower serum total and LDL cholesterol in humans: a meta-analysis of 11 randomized controlled trials , pubmed.com. Truy cập ngày 27/10/2023.
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Singapore
Xuất xứ: Thổ Nhĩ Kỳ
Xuất xứ: Singapore