Chlorhexidine
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
(1E)-2-[6-[[amino-[(E)-[amino-(4-chloroanilino)methylidene]amino]methylidene]amino]hexyl]-1-[amino-(4-chloroanilino)methylidene]guanidine
Chlorhexidine thuộc nhóm thuốc gì?
Thuốc chống nhiễm trùng và sát trùng
Mã ATC
S – Cơ quan cảm giác
S03 – Chế phẩm nhãn khoa và tai mũi họng
S03A – Thuốc chống nhiễm trùng
S03AA – Thuốc chống nhiễm trùng
S03AA04 – Clorhexidin
S – Cơ quan cảm giác
S02 – Tai học
S02A – Thuốc chống nhiễm trùng
S02AA – Thuốc chống nhiễm trùng
S02AA09 – Clorhexidin
R – Hệ hô hấp
R02 – Thuốc trị họng
R02A – Thuốc trị họng
R02AA – Thuốc sát trùng
R02AA05 – Clorhexidin
A – Đường tiêu hóa và trao đổi chất
A01 – Chế phẩm nha khoa
A01A – Chế phẩm nha khoa
A01AB – Thuốc chống nhiễm trùng và sát trùng để điều trị tại chỗ bằng miệng
A01AB03 – Clorhexidin
D – Da liễu
D08 – Thuốc sát trùng, khử trùng
D08A – Thuốc sát trùng và khử trùng
D08AC – Biguanide và amidin
D08AC02 – Clorhexidin
B – Máu và cơ quan tạo máu
B05 – Dung dịch thay thế máu và truyền dịch
B05C – Dung dịch tưới
B05CA – Thuốc chống nhiễm trùng
B05CA02 – Clorhexidin
D – Da liễu
D09 – Băng thuốc
D09A – Băng thuốc
D09AA – Băng thuốc có chất chống nhiễm trùng
D09AA12 – Clorhexidin
S – Cơ quan cảm giác
S01 – Nhãn khoa
S01A – Thuốc chống nhiễm trùng
S01AX – Thuốc chống nhiễm trùng khác
S01AX09 – Clorhexidin
Mã UNII
R4KO0DY52L
Mã CAS
55-56-1
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C22H30Cl2N10
Phân tử lượng
505,4 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Clorhexidine là một hợp chất bisbiguanide có cấu trúc bao gồm hai đơn vị (p-chlorophenyl) guanide được liên kết bằng cầu hexamethylene.
Mô hình bóng và que
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 6
Số liên kết hydro nhận: 2
Số liên kết có thể xoay: 13
Diện tích bề mặt cực tôpô: 178
Số lượng nguyên tử nặng: 34
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 2
Liên kết cộng hóa trị: 1
Tính chất Chlorhexidine
- Chlorhexidine tồn tại dưới dạng chất rắn hình tinh thể
- Điểm nóng chảy: 134°C
- Độ hòa tan 800 mg/L (ở 20°C). Độ hòa tan trong nước ở 20°C: >50%
Dạng bào chế
Dung dịch: Eludril 90ml , Kin gingival, nước súc miệng chlorhexidine 0,12%..
Viên đạn: Ginclor,..
Kem: Reenax, Bepanthen Plus Creme,thuốc Chlorhexidine 1% ..
Gel: Metrogyl Denta 10g chứa hoạt chất chlorhexidine ,..
Dược lý và cơ chế hoạt động
Chlorhexidine là một chất có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng trên cả vi khuẩn gram dương và gram âm, virus và 1 số loại nấm men nhất định. Hoạt tính kháng khuẩn của Chlorhexidine phụ thuộc vào liều dùng Chlorhexidine. Với nồng độ thaaos Chlorhexidine có tác dụng kiểm khuẩn ở nồng độ 0,02-0,06% và ở nồng độ cao hơn thì Chlorhexidine có tác dụng diệt khuẩn (nồng độ > 0,12%). Chlorhexidine có tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn là do nó gây phá vỡ màng tế bào vi khuẩn. Các phân tử Chlorhexidine tích điện tích dương có phản ứng hóa học với các nhóm phosphat tích điện tích âm trên bề mặt tế bào vi sinh vật. Chính phản ứng này của Chlorhexidine giúp nó phá vỡ tính toàn vẹn của thành tế bà từ đó làm các chất nội bào bên trong bị rò rỉ ra ngoài đồng thời cho phép Chlorhexidine xâm nhập vào tận sâu bên trong tế bào tạo ra phản ứng và gây kết tủa với các thành phần của tế bào chất kết quả cuối cùng là gây chết vi khuẩn.
Dược động học
Hấp thu
Chlorhexidine thuốc khi dùng theo đường nước súc miệng cho thấy khoảng 30% Chlorhexidine được giữ lại trong khoang miệng sau khi súc miệng và được giải phóng từ từ. Khi dùng Chlorhexidine theo đường bôi hay dùng tại chỗ khả năng hấp thu theo đường toàn thân của Chlorhexidine rất thấp. Khi dùng đường uống Chlorhexidine được hấp thu kém qua đường tiêu hóa. Với liều Chlorhexidine 300mg thì nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được là 0,206 µg/g với Tmax=30 phút
Chuyển hóa
Chlorhexidine được hấp thu kém ngay cả khi dùng đường uống vì vậy hầu như Chlorhexidine không trải qua quá trình chuyển hóa trao đổi chất
Phân bố
Chưa có dữ liệu
Thải trừ
Chlorhexidine chủ yếu được bài tiết qua phân là chủ yếu, chỉ dưới 1% Chlorhexidine được bài tiết qua nước tiểu
Ứng dụng trong y học
Tác dụng của chlorhexidine như sau:
- Chlorhexidine được dùng trong các chế phẩm với tác dụng sát trùng, vệ sinh tại chỗ trước khi phẫu thuật
- Trong nha khoa, Chlorhexidine được dùng để điều trị tình trạng viêm, sâu răng giảm sự phát triển của bệnh viêm nha chu
- Chlorhexidine cũng được sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm giúp khử mùi, được sử dụng như 1 chất bảo quản.
Tác dụng phụ
Chlorhexidine có thể gây độc cho tai khi được đưa vào trong ống tai gây thủng màng nhĩ thậm chí gây điếc cho ngường dùng. Chlorhexidine có thể gây kích ứng dạ dày hay buồn nôn khi dùng đường uống. Khi dùng theo đường nhỏ mắt, Chlorhexidine có thể gây kích ứng mắt. Ngoài ra Chlorhexidine có thể gây lưỡi trắng, khô miệng, dị cảm, đau lưỡi, mất vị giác, tê miệng, lưỡi và răng bị đổi màu tạm thời, kích ứng miệng, sưng hay phồng rộp niêm mạc miệng, sưng tuyến mang tai khi dùng Chlorhexidine dưới dạng dung dịch súc miệng.
Độc tính ở người
Chlorhexidine diacetate có độc tính cấp tính cao khi bôi lên mắt. Khi không may uống phải Chlorhexidine một lượng lớn có thể phải cho bệnh nhân tiến hành rửa dạ dày bằng trứng sống, sữa, xà phòng nhẹ hay gelatin.
Tương tác với thuốc khác
- Clorhexidine làm tăng hoạt tính của itraconazol đối với các chủng Candida
- Tránh dùng Chlorhexidine với các thuốc sát khuẩn khác vì Chlorhexidine có tương tác tương kỵ với các dẫn xuất anion thường gặp trong các thuốc sát trùng.
Lưu ý khi sử dụng
- Chlorhexidine hiện nay chỉ được bào chế dưới dạng sản phẩm dùng tại chỗ như đường bôi ngoài da, đường đặt âm đạo, không được dùng dưới dạng đường uống.
- Chlorhexidine nếu không may bị rơi vào mắt thì cần rửa ngay với nước vì Chlorhexidine gây độc tính nặng cho mắt
- Hiện nay chưa có bất kì bằng chứng nào về tác dụng phụ của Chlorhexidine gây ra cho phụ nữ có thai tuy nhiên cũng chưa có nghiên cứu chứng minh độ an toàn của Chlorhexidine cho nhóm đối tượng này vì vậy tránh dùng Chlorhexidine cho phụ nữ có thai
- Chlorhexidine đã cho thấy khi dùng theo đường đặt âm đạo hay bôi tại chỗ không bài tiết vào sữa mẹ tuy nhiên khi dùng Chlorhexidine trên ngực cho trẻ bú có thể gây chứng xanh tím và chậm nhịp tim ở trẻ bú sữa mẹ vì vậy chú ý khi dùng Chlorhexidine tránh dùng tại vùng ngực.
- Bệnh nhân khi dùng Chlorhexidine có thể làm thay đổi màu răng và mặt lưỡi tuy nhiên có thể loại bỏ phần cao răng bị đổi màu bằng các kỹ thuật thông thường nhưng khi sự đổi màu răng không thể giải quyết bằng các kỹ thuật thông thường bệnh nhân nên ngừng dùng Chlorhexidine
- Khi dùng Chlorhexidine nếu bệnh nhân bị sưng, đau, kích ứng vùng miệng nên ngừng dùng Chlorhexidine và báo cho bác sĩ ngay.
- Chlorhexidine có thể gây cảm giác tê tê, rối loạn vị giác tạm thời hay cảm giác nóng và bỏng lưỡi trong lần đầu sử dụng nhưng các biểu hiện này sẽ hết sau vài lần dùng Chlorhexidine tuy nhiên nếu các tình trạng này kéo dài dai dẳng thì cần báo cho bác sĩ ngay.
Một vài nghiên cứu của Chlorhexidine trong Y học
Tác dụng của nước súc miệng Chlorhexidine đối với hệ vi sinh vật đường miệng
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mù đơn, không ngẫu nhiên, nghiên cứu chéo. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của việc sử dụng nước súc miệng có chứa Chlorhexidine trong 7 ngày đối với hệ vi sinh trong nước bọt ở người dùng. Nghiên cứu tiến hành trên 36 người khỏe mạnh cho dùng giả dược 1-2 phút/lần x 2 lần/ngày trong 7 ngày, sau đó cho dùng Chlorhexidine với tần suất tương tự trong 7 ngày tiếp theo. Mẫu nước bọt và mẫu máu được lấy vào các thời điểm cuối mỗi lần điều trị, các chỉ số được sử dụng để đánh giá bao gồm nồng độ lactate, glucose, độ pH, nitrat và nitrit. Kết quả cho thấy Chlorhexidine làm giảm hàm lượng Bacteroidetes, TM7, SR1 và Fusobacteria đồng thời tăng đáng kể sự phong phú của Firmicutes và Proteobacteria. Sự thay đổi này có liên quan đến việc sự gia tăng nồng độ glucose và lactate trong nước bọt, giảm đáng kể độ pH và khả năng đệm của nước bọt. Nồng độ nitrit trong nước bọt và huyết tương sau khi dùng Chlorhexidine thấp hơn. Từ đó nghiên cứu đã chứng minh rằng nước súc miệng có chứa Chlorhexidine có liên quan đến sự thay đổi lớn trong hệ vi sinh vật trong nước bọt, dẫn đến lượng nitrit sẵn có thấp hơn ở, tình trạng có tính axit cao hơn ở những người khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Chlorhexidine , pubchem. Truy cập ngày 26/10/2023.
- Raul Bescos 1, Ann Ashworth 2, Craig Cutler 2, Zoe L Brookes 3, Louise Belfield 3, Ana Rodiles 4, Patricia Casas-Agustench 2, Garry Farnham 5, Luke Liddle 6 7, Mia Burleigh 7, Desley White 2, Chris Easton 7, Mary Hickson (2020) Effects of Chlorhexidine mouthwash on the oral microbiome, pubmed.com. Truy cập ngày 26/10/2023.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: Ý
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Tây Ban Nha
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Bỉ
Xuất xứ: Italia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ấn Độ