Cetrimonium

Hiển thị kết quả duy nhất

Cetrimonium

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Cetrimonium

Tên danh pháp theo IUPAC

hexadecyl(trimethyl)azanium

Nhóm thuốc

Thuốc sát trùng, khử trùng

Mã ATC

R – Hệ hô hấp

R02 – Thuốc trị họng

R02A – Thuốc trị họng

R02AA – Thuốc sát trùng

R02AA17 – Cetrimonium

D – Da liễu

D08 – Thuốc sát trùng, khử trùng

D08A – Thuốc sát trùng và khử trùng

D08AJ – Hợp chất amoni bậc bốn

D08AJ02 – Cetrimonium

Mã UNII

Z7FF1XKL7A

Mã CAS

6899-10-1

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C19H42N+

Phân tử lượng

284.5 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Ion cetyltrimethylammonium là ion amoni bậc bốn trong đó các nhóm thế trên nitơ là một nhóm hexadecyl và ba nhóm methyl

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 0

Số liên kết hydro nhận: 0

Số liên kết có thể xoay: 15

Diện tích bề mặt cực tôpô: 0

Số lượng nguyên tử nặng: 20

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 0

Liên kết cộng hóa trị: 1

Tính chất

  • Dạng muối Cetrimonium clorua tồn tại dưới dạng chất lỏng không màu đến màu vàng nhạt ở dạng nguyên liệu thô.
  • Cetrimonium có điểm nóng chảy ở 240 °C
  • Độ hòa tan: 100000 mg/L

Dạng bào chế

Dung dịch: Dung dịch vệ sinh phụ nữ dạng bọt Mithra RS – P Foam,..

Viên nén: Star sore throat,…

Dạng bào chế Cetrimonium
Dạng bào chế Cetrimonium

Dược lý và cơ chế hoạt động

Cetrimonium là gì? Cetrimonium là chất có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây hại hoặc ức chế hoạt động vi sinh vật. Cetrimonium có tác dụng như chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt. Cetrimonium hoạt động theo cơ chế điều chỉnh con đường vận chuyển các tín hiệu TGF-β chuẩn và không chuẩn do đó gây ức chế sự xâm lấn và di chuyển của các tế bào SK-HEP-1 trong gan người. Cetrimonium ở nồng độ cao có khả năng chống lại 1 số vi khuẩn gram âm nhưng không có hiệu quả chống lại các bào tử vi khuẩn, chống lại 1 số loại virus nhất định và có hoạt tính kháng nấm đa dạng. Hiện nay cơ chế dược lý của muối Cetrimonium bromide đến quá trình chuyển đổi biểu mô-trung mô trong tế bào ung thư biểu mô tế bào gan như ung thư biểu mô tuyến trong tế bào SK-HEP-1, vẫn chưa được nghiên cứu. Cetrimonium có tác dụng diệt khuẩn do Cetrimonium gây phá vỡ và mất ổn định cấu trúc màng tế bào bằng cách phá vỡ thành phần lipid có trong thành tế bào.

Dược động học

Hiện nay dữ liệu về dược động học của Cetrimonium còn hạn chế. Cetrimonium được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa và được bài tiết qua nước tiểu và phân dưới dạng không bị chuyển hóa.

Ứng dụng trong y học

  • Cetrimonium có tốt không? Cetrimonium có tác dụng tốt để sát khuẩn, chống 1 số loại virus và kháng nấm vì vậy nó có thể được dùng trong các sản phẩm để khử trùng tại chỗ, làm sạch vết thương, hỗ trợ điều tị trầy xước nhỏ trên da, bỏng nhẹ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng Cetrimonium khuyến nghị thấp hơn (<1%) cho các sản phẩm dùng ngoài da có thể tránh gây kích ứng, với một số nghiên cứu cho thấy 0,25% nên là mức tối đa để tránh mẫn cảm.
  • Cetrimonium trong mỹ phẩm được dùng nhờ tác dụng chống rối, chống xoăn và chống tĩnh điện giúp tăng được suôn mượt, mềm mại.
  • Cetrimonium còn được dùng như tá dược bảo quản, chất hoạt động bề mặt, chất huyền phù giúp ổn định và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Nồng độ Cetrimonium trong mỹ phẩm được kiểm soát chặt chẽ theo quy định của nhà nước. Cetrimonium cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong dung dịch lỏng do đó được dùng như một chất bảo quản. Cetrimonium một phần tan trong nước và một phần tan trong dầu vù vậy nó cho phép dầu và nước phân tán và mang lại cho sản phẩm độ đặc tốt và bọt làm sạch nhẹ nhàng.
  • Báo cáo vào năm năm 2012 của Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm cho thấy cetrimonium clorua an toàn với lượng lên tới 10% khi sử dụng trong các công thức rửa sạch.

Tác dụng phụ

Cetrimonium bên cạnh những tác dụng có lợi cũng có thể gây tác dụng phụ bao gồm đỏ hoặc ngứa da, phát ban da và kích ứng da

Độc tính ở người

Cetrimonium dưới dạng muối chloride đã được chứng minh có thể gây độc tính cấp cho người bệnh. LD50 cấp tính qua đường miệng và theo đường dùng ngoài da ở chuột tương ứng là 1000 mg/kg và 75-80 mg/kg trọng lượng cơ thể.

Tương tác với thuốc khác

Hiện nay chưa có bất kì thông tin nào về tương tác của Cetrimonium được ghi nhận. Trong quá trình dùng Cetrimonium nếu bệnh nhân muốn dùng thêm sản phẩm khác thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Lưu ý khi sử dụng

  • Không chỉ định dùng Cetrimonium cho phụ nữ có thai mặc dù hiện nay có một vài nghiên cứu về việc dùng Cetrimonium trên chuột cái mang thai không thấy có phản ứng bất lợi tuy nhiên các nghiên cứu trên người còn chưa đầy đủ.
  • Không dùng Cetrimonium cho con bú vì hiện nay hiệu quả và tính an toàn của Cetrimonium cho nhóm đối tượng này chưa được chứng minh đầy đủ.
  • Trước khi dùng Cetrimonium theo đường bôi ngoài da, người dùng nên dùng 1 lượng nhỏ sản phẩm chứa Cetrimonium lên da tay trước xem có bị kích ứng hay có các phản ứng quá mẫn xảy ra không thì hãng dùng trên diện rộng
  • Trước khi dùng sản phẩm chứa Cetrimonium bệnh nhân nên báo trước với bác sĩ hay các chuyên gia y tế về những thuốc hay sản phẩm bạn đang dùng nếu có, tiền sử dị ứng hay quá mẫn với bất kì thành phần nào.

Một vài nghiên cứu của Cetrimonium trong Y học

Nghiên cứu 1

Nồng độ ceruloplasmin trong huyết thanh và xét nghiệm cetrimonium trong thai kỳ

Serum ceruloplasmin levels and cetrimonium tests in pregnancy
Serum ceruloplasmin levels and cetrimonium tests in pregnancy

Các xét nghiệm đo nồng độ Cetrimonium được dùng để đo nồng độ ceruloplasmin trong huyết thanh do Cetrimonium có tính kết tủa một cách chọn lọc với các glycoprotein huyết thanh. Nghiên cứu được thực hiện cho phụ nữ sau sinh ở 72 trên tổng số 350 mẫu huyết thanh thu được tại thời điểm những phụ nữ này đang mang thai ở tháng thứ 4-5 của thai kỳ. Trong đó kết quả cho thấy 36 trên 72 mẫu huyết thanh được lấy ở phụ nữ mang thai bị nhiễm độc màu và 36 mẫu huyết thanh còn lại được lấy ở phụ nữ mang thai kỳ có sức khỏe bình thường ( chọn các mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên). Ở những phụ nữ bị nhiễm độc máu lúc 8-9 tháng, nồng độ ceruloplasmin và giá trị xét nghiệm cetrimonium thường cao hơn ở thời điểm 4-5 tháng. Từ đó cho thấy việc xác định ceruloplasmin và xét nghiệm cetrimonium có khả năng cung cấp các thông tin khác nhau về tình trạng bệnh lý tiềm ẩn trước tình trạng nhiễm độc máu ở bệnh nhân.

Nghiên cứu 2

Liên kết thuốc nhuộm với hydroxyapatite được xử lý bằng cetylpyridinium clorua hoặc cetrimonium bromide

Binding of dyes to hydroxyapatite treated with cetylpyridinium chloride or cetrimonium bromide
Binding of dyes to hydroxyapatite treated with cetylpyridinium chloride or cetrimonium bromide

Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu đánh giá và làm sáng tỏ ảnh hưởng của cetylpyridinium clorua (CPC) và cetrimonium bromide (CTAB) lên khả năng hấp phụ của một số thuốc nhuộm thực phẩm có tính axit đối với hydroxyapatite. Trong nghiên cứu này các thuốc nhuộm thực phẩm được dùng để nghiên cứu là tartrazine (FD&C Yellow No. 5), màu xanh lam FD&C Blue No. 1, màu vàng (FD&C Yellow No. 6), màu rau dền (FD&C Red No. 2). Apatit đã hấp thụ 9,2 mumol cetylpyridinium clorua trên g trọng lượng khô. Cetylpyridinium clorua bị hấp phụ ở trạng thái cân bằng với nồng độ tự do là 20 microgam/ml. Sự hấp phụ của cetrimonium bromide và cetrimonium bromide vào apatit kéo theo khả năng liên kết thuốc nhuộm của tinh thể tăng lên. Các phân tử thuốc nhuộm sau khi bị hấp thụ có liên kết chặt chẽ và không bị thoát ra nhiều khi giặt nhiều lần. Apatit chưa qua xử lý chỉ có ái lực nhỏ với thuốc nhuộm.Thuốc nhuộm bị hấp phụ dễ dàng bị rửa trôi. Cetylpyridinium clorua và cetrimonium bromide cho thấy khả năng đặc hiệu trong việc tăng khả năng liên kết của apatit.

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Cetrimonium , pubchem. Truy cập ngày 26/10/2023.
  2. J Badin, M A Denne, P Morin (1982) Serum ceruloplasmin levels and cetrimonium tests in pregnancy , pubmed.com. Truy cập ngày 26/10/2023.
  3. J E Jensen (1978) Binding of dyes to hydroxyapatite treated with cetylpyridinium chloride or cetrimonium bromide , pubmed.com. Truy cập ngày 26/10/2023.
Được xếp hạng 5.00 5 sao
195.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch vệ sinhĐóng gói: Hộp gồm 1 lọ thể tích 150ml

Xuất xứ: Bỉ