Cetrimid
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
trimethyl(tetradecyl)azanium;bromide
Nhóm thuốc
Thuốc sát trùng, khử trùng
Mã ATC
D – Da liễu
D08 – Thuốc sát trùng, khử trùng
D08A – Thuốc sát trùng và khử trùng
D08AJ – Hợp chất amoni bậc bốn
D08AJ04 – Cetrimide
D – Da liễu
D11 – Chế phẩm da liễu khác
D11A – Chế phẩm da liễu khác
D11AC – Dầu gội thuốc
D11AC01 – Cetrimide
Mã UNII
8483H94W1E
Mã CAS
1119-97-7
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C17H38BrN
Phân tử lượng
336.4 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Cetrimide là một hỗn hợp của ba hợp chất amoni bậc bốn một lượng nhỏ cetrimonium bromide, laurtrimonium bromide, chủ yếu là tetradonium bromide
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 0
Số liên kết hydro nhận: 1
Số liên kết có thể xoay: 13
Diện tích bề mặt cực tôpô: 0
Số lượng nguyên tử nặng: 19
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 0
Liên kết cộng hóa trị: 2
Tính chất
- Cetrimide tồn tại dưới dạng chất rắn, bột khô màu trắng, ở dạng tinh thể có tính hút ẩm, không màu.
- Độ hòa tan: Dễ tan trong nước và etanol, thực tế không hòa tan trong ether
Dạng bào chế
Kem: Thuốc bôi Cetrimide,..
Dung dịch
Nguồn gốc
- Việc sử dụng Cetrimide được biết đến sớm nhất vào những năm 1940
- Vào năm 1942, Barnes đã nghiên cứu và công bố Cetrimide có tác dụng như một chất làm sạch và có tác dụng sát trùng da
Dược lý và cơ chế hoạt động
Cetrimide là chất gì? Cetrimide là chất có tác dụng làm sạch và kháng khuẩn thông qua tác động bề mặt. Tác dụng của Cetrimide phụ thuộc vào đặc tính ưa nước và kỵ nước. Trong dung dịch nước, cetrimide phân ly thành anion không hoạt động và cation có hoạt tính sinh học. Cetrimide không có tác dụng đối với bào tử vi khuẩn, Cetrimide có hoạt tính chống nấm, chống lại một số loại virus hiệu quả. Cetrimide có tác dụng gây chết vi khuẩn, nấm do làm các thành phần thiết yếu của tế bào bị rò rỉ vì nó ảnh hưởng đến tính thấm của màng.
Dược động học
- Hiện nay Cetrimide chỉ được dùng theo đường dùng ngoài da vì vậy Cetrimide hầu như không được hấp thu vào tuần hoàn chung nên hiện nay các thông số về dược động học của Cetrimide chưa thể xác định.
- Điều trị hỗ trợ tại chỗ cho da bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm hay có nguy cơ nhiễm khuẩn.
Ứng dụng trong y học
Cetrimide có tác dụng gì? Cetrimide được dùng để khử trùng, giảm nhiễm khuẩn, làm sạch các vết cắt, vết trầy xước,vết bỏng nhẹ và bỏng nước , vết thương nhỏ, vết đốm, vết côn trùng cắn
Tác dụng phụ
Cetrimide có thể gây tác dụng phụ như:
- Kích ứng da đôi khi có thể xảy ra
- Phản ứng quá mẫn
- Bệnh nhân có thể bị các phản ứng dị ứng tại chỗ biểu hiện như đỏ da, kích ứng
- Nếu dùng Cetrimide trên vùng da bị băng kín có thể bị phỏng da dẫn đến loét và hoại tử
Độc tính ở người
Ít có khả năng xảy ra độc tính toàn thân do quá liều Cetrimide khi dùng theo đường dùng ngoài da.
Chống chỉ định
- Nhạy cảm với Cetrimide
- Quá mẫn với các dẫn xuất amoni bậc bốn
Tương tác với thuốc khác
Không có tương tác được ghi nhận. Tuy nhiên không nên dùng đồng thời nhiều thuốc trên cùng 1 vùng da cần điều trị.
Lưu ý khi sử dụng
- Sử dụng Cetrimide kéo dài và lặp lại có thể dẫn đến quá mẫn.
- Tuyệt đối không dùng Cetrimide cho vùng da bị chảy dịch, vết thương hở lớn, chảy máu hay bị viêm nặng.
- Tránh để Cetrimide tiếp xúc với mắt, niêm mạc mũi, tai. Nếu để Cetrimide dính vào mắt, rửa mắt với nhiều nước
- Chỉ dùng Cetrimide theo đường bôi ngoài da không dùng để uống.
- Không dùng Cetrimide trên một diện tích rộng, niêm mạc, da bị bỏng nặng, vùng da bị băng kín, da trẻ sinh non /trẻ sơ sinh do nguy cơ thấm qua da gây tác động toàn thân.
- Dùng Cetrimide trên niêm mạc trực tràng có thể gây tình trạng mất trương lực tương đương với các thuốc giãn cơ.
- Sự an toàn của Cetrimide chưa được thiết lập trong thời kỳ mang thai và cho con bú vì vậy tránh dùng Cetrimide cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Ngừng dùng Cetrimide nếu bệnh nhân gặp các phản ứng bất lợi nhẹ. Nếu bệnh nhân gặp tình trạng phản ứng dị ứng/mẫn cảm nặng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ
- Tránh dùng xà phòng lên vùng da dùng Cetrimide
Một vài nghiên cứu của Cetrimide trong Y học
Nghiên cứu 1
Đánh giá hiệu quả kháng khuẩn của chiết xuất cetrimide và Glycyrrhiza glabra L. đối với màng sinh học Enterococcus faecalis phát triển trên đĩa ngà so với NaOCl
Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu xác định hiệu quả kháng khuẩn của chiết xuất NaOCl, cetrimide và Glycyrrhiza glabra L. đối với màng sinh học Enterococcus faecalis trên đĩa thạch. Nghiên cứu tiến hành như sau: pha loãng vi mô môi trường để xác định nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của các tác nhân chiết xuất NaOCl, cetrimide và Glycyrrhiza glabra L. Thử nghiệm độ nhạy cảm với màng sinh học bằng cách sử dụng màng sinh học E. faecalis được nuôi cấy trên đĩa thạch. Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của cetrimide (0,015%) , NaOCl (0,5%) và chiết xuất G. glabra L. (0,25%) tại các thời điểm 1, 3 và 5 phút và số lượng tế bào sống trung bình được ghi lại và được phân tích thống kê. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa cetrimide và NaOCl sau 1 phút. NaOCl là tác nhân hiệu quả nhất ở phút thứ 3 và 5. Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của NaOCl, cetrimide và G. glabra không loại bỏ được màng sinh học phát triển trên đĩa thạch chỉ có khả năng loại bỏ sinh vật phù du E. faecalis.
Nghiên cứu 2
Viêm da tiếp xúc do cetrimide trong thuốc sát trùng
Cetrimide và chlorhexidine là những chất khử trùng được sử dụng rộng rãi hiện nay. Tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng do cetrimide đã được báo cáo nhưng hiếm khi và không có nghiên cứu nào được chứng minh. Nghiên cứu này có mục tiêu báo cáo các kết quả lâm sàng và bệnh lý từ 18 trường hợp viêm da tiếp xúc do dung dịch sát trùng chứa 0,3% chlorhexidine và 3% cetrimide. Tổng cộng có 10 nam và 8 nữ, từ 2 đến 62 tuổi, các bệnh nhân này đều có triệu chứng phát ban đau ở cơ gấp, bị ngứa, rát, phát ban đau ở cơ quan sinh dục sau 1 đến 4 tuần sử dụng thuốc sát trùng không pha loãng hàng ngày để điều trị bệnh da ngứa tiềm ẩn. Các tổn thương được ghi nhận bao gồm bị ban đỏ đến các mảng đỏ rực /đỏ sẫm với bề mặt tráng men. Các vết phát ban sau 2 đến 4 tuần sau khi ngừng dùng thuốc sát trùng sẽ hết. Từ đó nghiên cứu cho thấy sau khi tự bôi chất lỏng sát trùng không đúng cách để điều trị phát ban ngứa gây tình trạng phản ứng kích ứng với cetrimide.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Cetrimide , pubchem. Truy cập ngày 30/10/2023.
- Hilmi Egemen Güldas 1, Ayse Diljin Kececi, Emel Sesli Cetin, Tuba Ozturk, Bulem Üreyen Kaya (2016) Evaluation of antimicrobial efficacy of cetrimide and Glycyrrhiza glabra L. extract against Enterococcus faecalis biofilm grown on dentin discs in comparison with NaOCl, pubmed.com. Truy cập ngày 30/10/2023.
- J Y Lee 1, B J Wang (1995) Contact dermatitis caused by cetrimide in antiseptics, pubmed.com. Truy cập ngày 30/10/2023.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: Anh