Calcipotriol (Calcipotriene)
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
(1R,3S,5Z)-5-[(2E)-2-[(1R,3aS,7aR)-1-[(E,2R,5S)-5-cyclopropyl-5-hydroxypent-3-en-2-yl]-7a-methyl-2,3,3a,5,6,7-hexahydro-1H-inden-4-ylidene]ethylidene]-4-methylidenecyclohexane-1,3-diol
Nhóm thuốc
Thuốc trị vẩy nến khác dùng tại chỗ
Mã ATC
D – Da liễu
D05 – Thuốc chống vảy nến
D05A – Thuốc chống vảy nến dùng tại chỗ
D05AX – Thuốc trị vẩy nến khác dùng tại chỗ
D05AX02 – Calcipotriol
Mã UNII
143NQ3779B
Mã CAS
112965-21-6
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C27H40O3
Phân tử lượng
412.6 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Calcipotriol là một seco-cholestane có thành phần 26,27-cyclo-9,10-secocholesta-5,7,10,22-tetraene mang các nhóm thế hydroxy bổ sung ở vị trí 1, 3 và 24.
Mô hình bóng và que
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 3
Số liên kết hydro nhận: 3
Số liên kết có thể xoay: 5
Diện tích bề mặt cực tôpô: 60,7
Số lượng nguyên tử nặng: 30
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 3
Liên kết cộng hóa trị: 1
Tính chất
Calcipotriol tồn tại dạng chất rắn,
Dạng bào chế
Kem : thuốc calcipotriol cream,…
Mỡ : thuốc bôi calcipotriol + betamethasone,…
Gel: Xamiol Gel 15g,…
Nguồn gốc
- Năm 1985, Calcipotriol được cấp bằng sáng chế
- Năm 1991, Calcipotriol được chấp nhận sử dụng trong y tế
Dược lý và cơ chế hoạt động
Calcipotriol là gì? Calcipotriol là thuốc có tác dụng điều trị vẩy nến ngoài da. Calcipotriol có cơ chế tác dụng thông qua liên kết ái lực với các thụ thể vitamin D đồng thời làm điều chỉnh hoạt động chuyển hóa calci < 1%. Calcipotriol gây ức chế sự tăng sinh của tế bào sừng ra, gây sự biệt hóa tế bào sừng. Thụ thể vitamin D được tìm thấy trên tế bào T của hệ thống miễn dịch. Tế bào T có đóng góp trong bệnh vẩy nến do đó sự ức chế của Calcipotriol đối với thụ thể vitamin D giúp điều trị vẩy nến.
Dược động học
Calcipotriol thuốc được dùng theo đường ngoài da vì vậy rất ít được hấp thu theo đường toàn thân. Dữ liệu từ 1 nghiên cứu trên 5 bệnh nhân mắc bệnh vảy nến cho biết dùng 0,3 – 1,7 g thuốc mỡ calcipotriol cho các bệnh nhân này thì chỉ có khoảng < 1% thuốc được hấp thu. Vì vậy các số liệu dược động học Calcipotriol không thể xác định.
Ứng dụng trong y học
Calcipotriol được dùng để điều trị vảy nến mảng bám vừa ở đối tượng bệnh nhân là người lớn
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ có thể gặp của Calcipotriol bao gồm:
- Viêm nang lông
- Phản ứng quá mẫn
- Tăng calci huyết, tăng calci niệu
- Kích ứng da, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, bong tróc da, nổi mẩn da, ngứa, phản ứng bọng nước, tình trạng bệnh vẩy nến trầm trọng hơn, cảm giác nóng rát trên da, viêm da, ban đỏ ,phù da, viêm da, khô da, dạng sẩn, sẩn, mày đay
- Đau tại vị trí bôi thuốc
- Tăng sắc tố /mất sắc tố da
Chống chỉ định
- Quá mẫn với Calcipotriol
- Bệnh nhân suy thận /gan nặng
- Tăng canxi máu
- Rối loạn chuyển hóa canxi
- Bệnh nhân đang dùng thuốc khác làm tăng nồng độ canxi huyết thanh
Độc tính ở người
Dùng Calcipotriol quá liều có thể gây tăng canxi huyết thanh biểu hiện bao gồm yếu cơ, lú lẫn và hôn mê, đa niệu, táo bón và giảm nhanh khi ngừng điều trị.
Tương tác với thuốc khác
Sử dụng Calcipotriol đồng thời với các chất bổ sung canxi, sản phẩm vitamin D toàn thân hoặc các thuốc khác có thể làm tăng nồng độ canxi trong huyết thanh như oestrogen, steroid đồng hóa, thuốc lợi tiểu thiazide và các chất tương tự hormone tuyến cận giáp, hormone tuyến cận giáp có thể làm tăng nguy cơ tăng canxi máu đáng kể.
Lưu ý khi sử dụng
- Sự an toàn của việc sử dụng calcipotriol trong thời kỳ mang thai chưa được thiết lập. Vì vậy tránh dùng Calcipotriol cho phụ nữ có thai
- Calcipotriol có thể được sử dụng trong thời kỳ cho con bú nhưng không được bôi thuốc lên vùng vú cho trẻ bú sữa mẹ.
- Không nên dùng Calcipotriol trên mặt vì nó có thể gây kích ứng da.
- Tránh để dính vào mắt
- Nên thận trọng khi sử dụng Calcipotriol ở các nếp gấp trên da vì điều này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ
- Trong quá trình điều trị bằng calcipotriol, bệnh nhân có thể tăng nhạy cảm da với ánh sáng vì vậy nên hạn chế hoặc tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo/ mặt trời.
- Tránh dùng Calcipotriol trong bệnh gan và thận nặng, bệnh vẩy nến thể giọt, bệnh vẩy nến mụn mủ,bệnh đỏ da
- Hiệu quả và độ an toàn lâu dài của Calcipotriol ở trẻ em và thanh thiếu niên chưa được xác định. Vì vậy không khuyến khích dùng Calcipotriol ở trẻ em và thanh thiếu niên
- Không có dữ liệu về ảnh hưởng của calcipotriol lên khả năng sinh sản.
- Đối với liệu pháp duy trì, tần suất bôi Calcipotriol có thể giảm xuống so với liệu pháp điều trị
- Tránh dùng Calcipotriol trên diện tích da lớn
Một vài nghiên cứu của Calcipotriol trong Y học
Nghiên cứu 1
Hiệu quả và độ an toàn của thuốc mỡ calcipotriol (MC 903) trong bệnh vẩy nến. Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, so sánh phải/trái, kiểm soát phương tiện
Dạng hoạt tính sinh học của vitamin D3 là calcitriol có thể mang lại tác dụng điều trị mới cho bệnh vẩy nến. Calcipotriol là một chất tương tự vitamin D3 có lượng canxi ít hơn ít nhất 100 lần so với calcitriol. Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu đánh giá hiệu quả và độ an toàn của calcipotriol trong điều trị bệnh vẩy nến thông thường. Nghiên cứu tiến hành theo phương pháp mù đôi, so sánh, điều trị bằng thuốc mỡ calcipotriol 50 microgam/g hai lần mỗi ngày và dùng giả dược trong 4 tuần. Hiệu quả, được đo bằng Chỉ số mức độ nghiêm trọng và Khu vực bệnh vẩy nến. Kết quả cho thấy chỉ số mức độ nghiêm trọng, diện tích bệnh vẩy nến trung bình giảm trong 4 tuần từ 14,2 xuống 6,3 với calcipotriol và từ 14,1 xuống 9,2 với giả dược. Tác dụng phụ tại chỗ đều phổ biến như nhau đối với calcipotriol và giả dược. Kết luận: Bôi tại chỗ thuốc mỡ Calcipotriol 50 g mỗi tuần được cho là phương pháp điều trị bệnh vẩy nến thông thường hiệu quả và an toàn.
Nghiên cứu 2
Hiệu quả lâu dài và khả năng dung nạp của calcipotriol tại chỗ trong bệnh vẩy nến.
Mục đích của nghiên cứu này là xác định tính hiệu quả và an toàn của thuốc mỡ calcipotriol ở những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến thông thường được điều trị bằng Calcipotriol trong khoảng 6 tháng. 15 bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến thể mảng được điều trị bằng thuốc mỡ calcipotriol 50 microgam/g hàng ngày trong 6 tuần. Kết quả cho thấy tình trạng ban đỏ, thâm nhiễm và đóng vảy đã giảm đáng kể.Mức độ cải thiện này được duy trì trong suốt nghiên cứu. Tác dụng phụ cục bộ xảy ra ở 3 bệnh nhân nhẹ và thoáng qua. Khi kết thúc điều trị, ít nhất 80% bệnh nhân cho thấy sự cải thiện vừa phải. Không phát hiện bất kỳ bệnh nhân nào bị tăng canxi máu hoặc các bất thường xét nghiệm khác, không cho thấy dấu hiệu teo biểu bì hoặc da so với da vảy nến không được điều trị sau khi kết thúc điều trị. Kết quả này cho thấy thuốc mỡ calcipotriol 50 mu/g vừa hiệu quả vừa an toàn trong điều trị lâu dài bệnh vẩy nến.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Calcipotriol, pubchem. Truy cập ngày 31/10/2023.
- L Dubertret 1, D Wallach, P Souteyrand, M Perussel, B Kalis, J Meynadier, J Chevrant-Breton, C Beylot, J A Bazex, H J Jurgensen (1992) Efficacy and safety of calcipotriol (MC 903) ointment in psoriasis vulgaris. A randomized, double-blind, right/left comparative, vehicle-controlled study , pubmed.com. Truy cập ngày 31/10/2023.
- K Kragballe 1, K Fogh, H Søgaard (1991) Long-term efficacy and tolerability of topical calcipotriol in psoriasis. Results of an open study , pubmed.com. Truy cập ngày 31/10/2023.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ai-len
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Đan Mạch
Xuất xứ: Việt Nam