Atosiban
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
(2S)-N-[(2S)-5-amino-1-[(2-amino-2-oxoethyl)amino]-1-oxopentan-2-yl]-1-[(4R,7S,10S,13S,16R)-7-(2-amino-2-oxoethyl)-13-[(2S)-butan-2-yl]-16-[(4-ethoxyphenyl)methyl]-10-[(1R)-1-hydroxyethyl]-6,9,12,15,18-pentaoxo-1,2-dithia-5,8,11,14,17-pentazacycloicosane-4-carbonyl]pyrrolidine-2-carboxamide
Nhóm thuốc
Hệ tiết niệu sinh dục và hormone sinh dục
Mã ATC
G – Hệ tiết niệu sinh dục và hormone sinh dục
G02 – Các bệnh phụ khoa khác
G02C – Các bệnh phụ khoa khác
G02CX – Phụ khoa khác
G02CX01 – Atosiban
Mã UNII
081D12SI0Z
Mã CAS
90779-69-4
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C43H67N11O12S2
Phân tử lượng
994.2 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Atosiban giống oxytocin có sự biến đổi ở vị trí 1, 2, 4 và 8. Đầu N của gốc cystein được khử amin để tạo thành axit 3-mercaptopropanic ở vị trí 1, threonine thay thế glutamine ở vị trí 4, và ornithine thay thế leucine ở vị trí 8, ở vị trí 2 L-tyrosine được biến đổi thành D-tyrosine với nhóm ethoxy thay thế phenol
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 11
Số liên kết hydro nhận: 15
Số liên kết có thể xoay: 18
Diện tích bề mặt cực tôpô: 416
Số lượng nguyên tử nặng: 68
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 9
Liên kết cộng hóa trị: 1
Dạng bào chế
Dung dịch: thuốc atosiban 37.5mg/5 ml,…
Nguồn gốc
- Công ty Ferring Pharmaceuticals của Thụy Điển đã phát hiện ra Atosiban
- Năm 1985, Atosiban lần đầu được báo cáo trong tài liệu.
Dược lý và cơ chế hoạt động
Atosiban là thuốc gì? Atosiban là một peptide tổng hợp có tác dụng cạnh tranh với oxytocin ở người ở mức độ thụ thể. Atosiban tiết ra hoặc hoạt động của các hormone trên các vị trí cụ thể do đó gây ức chế quá trình sinh tổng hợp các hormone, ức chế chức năng của các tuyến nội tiết. Atosiban ngăn chặn sự gia tăng do oxytocin kích thích trong sản xuất inositol triphosphate và liên kết với các thụ thể oxytocin gắn trên màng trên nội mạc tử cung. Do đó gây ngăn cản quá trình giải phóng canxi dự trữ từ mạng lưới cơ tương sau đó các kênh canxi bị kiểm soát điện áp bị mở ra. Việc ngừng tăng canxi tế bào dẫn tới gây ra sự yên tĩnh của tử cung, làm giảm tần suất các cơn co thắt, ngăn chặn và hạn chế các cơn co thắt của cơ tử cung. Hiện nay Atosiban còn được phát hiện có tác dụng như một phối tử thiên vị ở các thụ thể oxytocin, hoạt động như một chất đối kháng của khớp nối Gq.
Dược động học
Hấp thu
Thuốc truyền Atosiban liều 300 μg/phút trong 6-12 giờ thì đạt nồng độ ổn định trong huyết tương sau 1 giờ là 442 ng/mL.
Chuyển hóa
Hai chất chuyển hóa của Atosiban được xác định trong nước tiểu, huyết tương. Atosiban được phân cắt liên kết peptide giữa ornithine và proline để cho ra hai chất chuyển hóa
Phân bố
Atosiban có thể tích phân bố trung bình là 18,3 ± 6,8 lít. Atosiban có khả năng đi qua nhau thai. Atosiban gắn kết với protein huyết tương khoảng 46 – 48% ở phụ nữ mang thai.
Thải trừ
Tốc độ thanh thải của Atosiban là 41,8 L/giờ với chu kỳ bán rã ban đầu là 0,21 giờ và chu kỳ bán rã cuối cùng là 1,7 giờ.
Ứng dụng trong y học
Atosiban được chỉ định để trì hoãn việc sinh non cho phụ nữ mang thai với:
- Các cơn co tử cung kéo dài ít nhất 30 giây trong 30 phút với tốc độ ≥ 4 lần
- Cổ tử cung giãn từ 1 – 3 cm
- Tuổi thai từ 24 – 33 tuần
- Nhịp tim thai nhi bình thường
Tác dụng phụ
- Dị ứng
- Tăng đường huyết
- Mất ngủ
- Hạ huyết áp, nóng bừng
- Nhịp tim nhanh
- Đau đầu, chóng mặt
- Nôn mửa, buồn nôn
- Viêm ngứa, phát ban
- Xuất huyết tử cung, đờ tử cung
- Phản ứng tại chỗ tiêm, sốt
Chống chỉ định
Atosiban không được sử dụng khi:
- Tuổi thai 33 tuần
- Vỡ ối sớm > 30 tuần
- Nhau bong non
- Nhau bong non
- Nghi ngờ nhiễm trùng tử cung
- Thai chết trong tử cung
- Sản giật và tiền sản giật nặng
- Xuất huyết tử cung
- Nhịp tim thai nhi bất thường
- Quá mẫn cảm với Atosiban
Độc tính ở người
Trong các nghiên cứu độc tính qua đường tiêm tĩnh mạch kéo dài hai tuần, không quan sát thấy tác dụng độc toàn thân của Atosiban ở chuột và chó với liều cao hơn khoảng 10 lần so với liều điều trị ở người. Ngay cả khi dùng Atosiban ở chuột và chó trong các nghiên cứu độc tính kéo dài 3 tháng với liều cao hơn khoảng tới 20 lần.
Tương tác với thuốc khác
Sử dụng đồng thời Atosiban với các thuốc khác có tác dụng giảm co ( như thuốc giống beta, thuốc đối kháng canxi) có thể gây biến cố về hô hấp như khó thở và phù phổi. Trong các thử nghiệm in vitro và in vivo, Atosiban không gây ung thư cũng như không gây đột biến
Lưu ý khi sử dụng
- Không loại trừ tình trạng vỡ ối sớm khi sử dụng atosiban ở những bệnh nhân.
- Hiện nay chưa có kinh nghiệm về việc dùng atosiban ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, gan.
- Thận trọng khi sử dụng atosiban cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan
- Lợi ích của atosiban ở phụ nữ mang thai đa thai hoặc nhóm tuổi thai từ 24 đến 27 tuần còn hạn chế.
- Trong trường hợp chậm phát triển trong tử cung, cần đánh giá sự trưởng thành của thai nhi để quyết định tiếp tục hoặc bắt đầu lại việc sử dụng atosiban.
- Nên xem xét theo dõi nhịp tim thai, các cơn co tử cung trong quá trình sử dụng atosiban.
- Atosiban có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc chảy máu sau sinh, giãn tử cung do đó cần theo dõi lượng máu mất sau khi sinh.
- Thận trọng khi sử dụng atosiban trong trường hợp bệnh nhân sử dụng đồng thời các thuốc khác có hoạt tính giảm co hay bệnh nhân đa thai.
- Phụ nữ có thai: Atosiban chỉ sử dụng khi chuyển dạ sinh non từ tuần thứ 24 đến 33 của thai kỳ.
- Phụ nữ cho con bú: ngừng cho con bú trong thời gian điều trị bằng atosiban.
- Tính an toàn và hiệu quả của atosiban ở bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được thiết lập.
- Trong quá trình dùng atosiban không thể loại trừ tình trạng vỡ ối sớm vì vậy lợi ích của nguy cơ tiềm ẩn của viêm màng ối phải được cân bằng với việc trì hoãn sinh.
Một vài nghiên cứu của Atosiban trong Y học
Hiệu quả và an toàn của atosiban so với điều trị thông thường trong quản lý chuyển dạ sinh non
Nghiên cứu này tiến hành để so sánh hiệu quả của atosiban với phương pháp điều trị thông thường đối với trường hợp dọa sinh non. Tất cả dữ liệu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017 về phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non được cho dùng atosiban đều được thu thập. Phụ nữ mang thai được điều trị thông thường (bao gồm thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chủ vận beta, magie sunfat, indomethacin, đơn độc hoặc kết hợp) được sử dụng làm đối chứng. Kết quả cho thấy tỷ lệ phụ nữ không cần điều trị giảm co thay thế trong vòng 48 giờ. Về hiệu quả điều trị, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm atosiban và nhóm điều trị thông thường ở tuổi thai thấp. Tuy nhiên, đối với tuổi thai cao, nhóm điều trị bằng atosiban cho thấy hiệu quả cao hơn đáng kể so với các nhóm điều trị thông thường. Sự an toàn cho bà mẹ và thai nhi vượt trội hơn đáng kể khi điều trị bằng atosiban. Kết quả của nghiên cứu cho thấy atosiban sẽ là một bước tiến so với liệu pháp giảm co hiện tại, đặc biệt đối với tuổi thai cao.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Atosiban, pubchem. Truy cập ngày 02/11/2023.
- Yan Yu 1, Zhi Yang 2, Liya Wu 1, Yuanfang Zhu 3, Fang Guo (2020) Effectiveness and safety of atosiban versus conventional treatment in the management of preterm labor, pubmed.com. Truy cập ngày 02/11/2023.
Xuất xứ: Việt Nam