Tải Free PDF Giáo trình Y học cổ truyền (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thái Nguyên) – Chủ biên: Hoàng Đức Quỳnh, Nguyễn Thị Hạnh.

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Giáo trình Y học cổ truyền

Giáo trình Y học cổ truyền– Chủ biên: BS.CK1.Hoàng Đức Quỳnh, ThS.Nguyễn Thị Hạnh. Xem và tải file PDF tại đây.

Giới thiệu về sách Giáo trình Y học cổ truyền

Sách Giáo trình Y học cổ truyền được sử dụng cho các đối tượng sinh viên Y học cổ truyền và được xuất bản bởi Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình được tạo thành với 2 chủ biên là Bác sĩ Chuyên khoa 1 Hoàng Đức Quỳnh, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hạnh và sự có mặt của các nhà biên soạn khác Bác sĩ Chuyên khoa I Đỗ Thị Quý, Bác sĩ Chuyên khoa 1 Hoàng Sằm, Thạc sĩ Nguyễn Minh Thúy.

Giáo trình được biên soạn nhằm cung cấp các thông tin cơ bản về bộ môn y học cổ truyền, các học thuyết, kiến thức cơ bản mà mỗi sinh viên y học cổ truyền cần biết. Đảm bảo đủ kiến thức ban đầu cần thiết cho việc xây nền móng cho việc học thêm các kiến thức chuyên sâu hơn liên quan đến y học cổ truyền.

Tóm tắt nội dung sách

Phần 1: Triết học phương đông ứng dụng trong Y học cổ truyền

Nội dung phần này đưa đến sinh viên các thông tin về một số nội dung về học thuyết âm dương, ngũ hành. Hiểu thêm về sự phân loại và một số các biểu hiện của bệnh lý liên quan đến tạng phủ cùng thông tin về các kinh lạc và huyệt.

Phần 2: Phương pháp chẩn đoán và điều trị của Y học cổ truyền

Tại phần này, nội dung sẽ chủ yếu là thông tin về tứ chẩn vọng, văn, vấn, thiết trong chẩn đoán bệnh. Đưa đến thông tin về bát cương, bát pháp cho sinh viên hỗ trợ cho việc chẩn đoán và có các hướng điều trị chính xác.

Phần 3: Các vị thuốc cổ truyền sử dụng điều trị 8 bệnh chứng

Phần thứ 3 đưa đến sinh viên các thông tin về các vị thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị 8 chứng bệnh trong cộng đồng. Thông tin được đưa đến là đại cương về các nhóm thuốc, phân loại, công năng và chủ trị của một số nhóm chung và một số các vị thuốc thường gặp.

Phần 4: 80 Huyệt thường dùng điều trị tám chứng bệnh thường gặp

Nội dung tại mục này đưa ra 80 huyệt thường được sử dụng, vị trí và cách xác định huyệt cho chính xác nhất. Đồng thời là tác dụng của từng huyệt trong việc điều trị bệnh lý.

Phần 5: Kỹ thuật xoa bóp

19 động tác tiến hành trong xoa bóp được giới thiệu tại phần này, đồng thời đưa ra một số các kỹ thuật để xoa bóp, các tiến hành, điều trị các bệnh lý thường bắt gặp trong cộng đồng.

Phần 6: Cảm cúm

Bài viết đề cập đến nội dung đại cương, các biểu hiện trên lâm sàng của bệnh cảm cúm theo 2 thể hàn và nhiệt. Đồng thời, nội dung cũng đưa ra các biện pháp điều trị, ngăn ngừa bệnh lý sao cho đúng cách theo phương pháp Y học cổ truyền.

Phần 7: Liệt dây thần kinh VII ngoại biên

Các nguyên nhân, cơ chế tác dụng và biểu hiện của vấn đề về liệt dây thần kinh VII ngoại biên và đưa ra các biện pháp điều trị và ngăn ngừa bệnh lý do các nguyên nhân bằng phương pháp Y học cổ truyền.

Phần 8: Nổi mẩn dị ứng

Các nguyên nhân, cơ chế và một số các triệu chứng trên lâm sàng sẽ được đề cập đến trên bệnh lý mẩn dị ứng trên da. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra các biện pháp điều trị và ngăn cản sự xuất hiện của dị ứng bằng biện pháp Y học cổ truyền.

Phần 9: Đau dây thần kinh tọa

Mục tiêu phần này đưa đến người đọc, sinh viên thông tin về đại cương, triệu chứng, các biện pháp xác định và điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa theo phương pháp Y học cổ truyền.

Phần 10: Đau vai gáy

Nguyên nhân và biểu hiện của các thể đau vai gáy theo quan điểm của Y học cổ truyền và Y học hiện đại được nhắc đến trong nội dung bài giảng. Đồng thời cũng đưa ra các biện pháp trị liệu và ngăn cản bệnh xuất hiện.

Phần 11: Tâm căn suy nhược

Nội dung bài giảng là các nguyên nhân, cơ chế gây ra bệnh lý tâm căn suy nhược theo các quan điểm cổ truyền và hiện đại. Phương pháp điều trị bệnh theo cổ truyền cũng được hướng dẫn tại đây.

Phần 12: Viêm khớp dạng thấp (VKDT)

Các thể trên lâm sàng của bệnh lý viêm khớp dạng thấp đã được đưa ra trong bài, một số tiêu chuẩn, biện pháp điều trị và phòng ngừa theo y học cổ truyền đã được đề cập. Không chỉ vậy, bài giảng còn đưa ra các lời khuyên cần thiết trên người bị viêm khớp dạng thấp.

Phần 13: Phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Một số các nguyên nhân và cách tiến hành hỗ trợ hồi phục theo cổ truyền được đề cập trong bài giảng. Đồng thời, trong bài cũng đưa ra các thông tin cần tư vấn để hỗ trợ cải thiện vấn đề này một cách tốt nhất.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here