Giải phẫu chuyên sâu cơ vùng mặt

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Giải phẫu chuyên sâu cơ vùng mẫu

Biên dịch: Bác sĩ Phan Thị Kim Ngọc

nhathuocngocanh.com – Để tải file PDF của bài viết Giải phẫu chuyên sâu cơ vùng mặt của bác sĩ Dr. Như Hương Academy, xin vui lòng click vào link ở đây.

Frontal view

Back view
Back view

Các vùng trên khuôn mặt

Các vùng trên khuôn mặt

Các cơ vùng trán và vùng đỉnh

Cơ chẩm trán: bao gồm 2 bụng chẩm và 2 bụng trán. Phần bụng chẩm có nguyên ủy từ đường gáy trên và mỏm chũm; bám tận tại cân trên sọ. Chức năng của bụng chẩm là kéo đầu về phía sau. Phần bụng trán có nguyên ủy tại cân trên sọ; bám tận tại da vùng lông mày và gốc mũi, hòa lẫn một phần vào cơ mảnh khảnh, cơ cau mày và cơ vòng mắt tại đây. Chức năng của phần bụng trán là kéo về sau gây nên nhướng mày, từ đó tạo nên nếp nhăn vùng trán.

Cơ chấm và cơ trán

Các cơ vùng gian mày: cơ cau mày, cơ mảnh khảnh, cơ hạ mày

Các cơ vùng gian mày

Các cơ ổ mắt

Cơ vòng mắt

Cơ vòng mắt được chia làm 3 phần:

Phần hốc mắt (op): vòng quanh mắt cả trên và dưới, tạo thành hình elip, phía trên hòa lẫn với cơ trán và cơ cau mày

Phần mí mắt (pp): là lớp mỏng nhưng rất quan trọng của mí mắt, tên gọi khác là tensor tarsi. Phần mí mắt nằm phía sau dây chằng mí trong và túi lệ.

Phần lệ (lp): kéo mí mắt và sụn mí, từ đó điều hòa nước mắt và có thể thay đổi vị trí nhãn cầu

Cơ vòng mắt chủ yếu phụ trách việc nhắm và chớp mắt, và cho phép chúng ta nheo mắt và nháy mắt.

Các cơ ổ mắt

Các cơ ổ mắt

Các cơ nhãn cầu

Các cơ nhãn cầu

Cơ thẳng trên, cơ thẳng ngoài, cơ thẳng giữa, cơ thẳng trong, cơ chéo trên, cơ chéo dưới và cơ nâng mi trên

Các cơ nhãn cầu: gồm bốn cơ thẳng và hai cơ chéo vận động nhãn cầu và một cơ nâng mi trên. Cơ nâng mi trên nằm ngay trên cơ thẳng trên. Động tác của sáu cơ này phụ thuộc vào vị trí của mắt tại thời điểm co cơ

Các cơ nhãn cầu

Bốn cơ thẳng có nguồn gốc từ một vòng gân chung nằm xung quanh lỗ thị giác. Hai cơ chéo thì không xuất phát từ vòng gân chung như các cơ thẳng. Các cơ chéo có hướng đi tạo góc với các cơ thẳng. Cơ chéo trên có nguyên ủy từ xương bướm, đi qua một vòng sụn gọi là ròng rọc ở phía trên trong ổ mắt, sau đó bám vào củng mạc.

Các cơ nhãn cầu

Cơ vùng mũi và 1/3 giữa mặt

Cơ mảnh khảnh, cơ nâng môi trên và cánh mũi, cơ mũi (phần ngang và phần cánh), cơ hạ vách mũi, cơ co cánh mũi nhỏ và cơ dãn cánh mũi trước.

Cơ mảnh khảnh, cơ nâng môi trên và cánh mũi, cơ mũi (phần ngang và phần cánh), cơ hạ vách mũi, cơ co cánh mũi nhỏ và cơ dãn cánh mũi trước.

Cơ nâng môi trên và cánh mũi: có nguyên ủy gần gốc mũi. Cơ nâng môi trên và cánh mũi gồm hai phần: phần thứ nhất bám tận vào cánh mũi và phần thứ hai bám tận vào phần bên của môi trên. Khi cơ co sẽ kéo da lên cao hướng về phía gốc mũi làm dãn rộng cánh mũi và nâng môi trên. Động tác này góp phần biểu cảm sự cằn nhằn. ( Đây cũng là cơ có tên dài nhất trong cơ thể, nên thường được gọi gọn là ALAEQUE NASI)

Các cơ mở rộng lỗ mũi

Cơ dãn cánh mũi trước, cơ mũi (phần cánh mũi), cơ hạ vách mũi

Lỗ mũi được điều hòa dãn và loe nhờ vào sự co cơ của các cơ dãn mũi. Cơ mũi (phần cánh mũi) có nguyên ủy từ xương hàm trên và bám tận ở phần ngoài của sụn cánh mũi. Cơ hạ vách mũi là một cơ nhỏ nằm ở nền mũi và thường phối hợp động tác với các cơ khác bằng cách kéo sụn giữa vách mũi xuống.

Cơ nâng môi trên và cánh mũi

Các cơ làm hẹp lỗ mũi

Các cơ mở rộng lỗ mũi

Cơ vùng miệng

Cơ vùng miệng

Cơ vùng miệng

Các cơ của vùng miệng: cơ vòng miệng, cơ mút và cơ cằm.

Cơ vùng miệng

Cơ vòng miệng

Cơ vòng miệng (O) kiểm soát hoạt động của miệng và môi, đặc trưng bằng cấu tạo vòng quanh miệng, có nguyên ủy tại xương hàm trên (1) và xương hàm dưới (2); bám tận trực tiếp tại môi. Cơ vòng miệng là cơ vòng bao quanh miệng nhằm ngậm miệng và ép môi. Cơ được cấu tạo từ nhiều tầng gồm nhiều sợi cơ, trong đó một phần đáng kể hòa lẫn với cơ mút (B) tạo nên lớp sâu của cơ vòng miệng.

Cơ vòng miệng có ở tất cả các loài động vật có vú. Riêng ở người, cơ vòng miệng có cấu tạo phức tạp, nhiều lớp, bám vào da thông qua lớp nông SMAS của môi trên và môi dưới. Cơ vòng miệng cũng là nơi bám của nhiều cơ mặt khác.

Cơ vòng miệng

Cơ mút (B) tạo nên lớp cơ của vùng má. Nó bắt nguồn từ mỏm cung huyệt răng của các răng cối của xương hàm trên và xương hàm dưới, đi đến góc miệng và hòa lẫn vào cơ vòng miệng. Bằng cách co cơ, cơ mút co góc miệng và ép má vào răng, do đó khi cơ mút phối hợp với lưỡi thì thức ăn được đẩy và giữ giữa bề mặt các răng cối khi nhai. Cơ mút cũng ép má vào nướu làm hạn chế thức ăn ở đây. Cơ mút cũng góp phần để thổi và huýt sáo.

Cơ mút

Cơ cằm

Cơ cằm

Cơ cằm (M) là một cơ đôi nằm chính giữa mặt, ngay tại cằm. Nó có nguyên ủy tại phần trước xương hàm dưới, ngay dưới môi và gần răng cửa thứ 2 hàm dưới (a); bám tận vào mô mềm tại cằm. Nó có nhiệm vụ đưa môi dưới và cằm lên trên. Bằng cách làm nhăn cằm, cơ cằm cùng với cơ vòng miệng đẩy môi dưới ra ngoài tạo nên biểu cảm bĩu môi. Những người thích làm quá sự thất vọng hay không bằng lòng thường hay dùng cơ này.

Cơ hạ góc miệng

Cơ hạ góc miệng

Cơ hạ góc miệng liên quan tới biểu cảm buồn bã. Nó có nguyên ủy tại mặt bên của xương hàm dưới (1) tới đường chéo của xương hàm dưới; bám tận tại góc miệng ngay MODIOLUS. Động tác của cơ hạ góc miệng là hạ góc miệng thể hiện sự buồn bã, đôi khi có thêm sự tham gia của cơ bám da

Cơ gò má lớn

Cơ gò má lớn

Cơ gò má bé

Cơ gò má lớn (Z) bắt nguồn từ xương gò má và bám tận tại MODIULUS (M) tại góc miệng. Cơ gò má lớn kéo góc miệng lên trên, ra ngoài và ra sau khi cười. Các biến thể của cơ gò má lớn có thể tạo nên má lúm đồng tiền

Cơ gò má bé

Cơ gò má bé

 

Cơ gò má bé bắt nguồn từ xương gò má, sau đó đi xuống và bám tận tại nhiều vị trí da thuộc đoạn giữa rãnh mũi má, phần trên của cơ vòng miệng, và phần lớn tận cùng tại môi trên. Cơ gò má bé kéo đoạn giữa rãnh mũi má và phần giữa của môi trên ra ngoài và hơi lên trên.

Cơ hạ môi dưới

Cơ hạ môi dưới

Cơ hạ môi dưới có nguyên ủy tại đường chéo xương hàm dưới (1) ở mặt ngoài xương hàm dưới, ngay trên vị trí bám tận của cơ hạ góc miệng (Da) và bám tận tại da môi dưới mỗi bên. Các bó cơ hạ môi dưới hai bên hòa lẫn với nhau ở giữa ngay dưới môi dưới. Cả hai cơ hạ môi dưới cùng co để kéo 1/3 giữa môi xuống dưới.

Cơ nâng góc miệng

Cơ nâng góc miệng

Cơ nâng góc miệng (La) nằm sâu bên dưới nhóm cơ quanh miệng, có nguyên ủy tại hố nanh của xương hàm trên và bám tận tại MODIULUS (M) tại góc miệng . Cơ nâng góc miệng co kéo góc miệng lên trên, đồng thời cũng kéo căng môi. Cơ nâng góc miệng phần lớn không phải để tham gia biểu cảm mặt mà để ổn định điểm MODIOLUS.

Cơ nâng môi trên

Cơ nâng môi trên

Cơ nâng môi trên (Li) khác với cơ nâng môi trên cánh mũi. Đây là một cơ mỏng và rộng có nguyên ủy từ bờ dưới nền ổ mắt và bám tận tại môi trên đoạn giữa cơ gò má và cơ nâng môi trên cánh mũi. Cơ nâng môi trên co làm kéo môi trên ra ngoài và lên trên.

Cơ cười

Cơ cười

Cơ cười ép má vào nướu làm thức ăn không bị kẹt lại đây. Cơ mút cũng tham gia vào quá trình này. Cơ cười có nguyên ủy tại mạc cơ cắn và bám tận vào MODIOLUS và da góc miệng. Cơ cười co làm kéo góc miệng ra ngoài và ra sau, lực kéo này hơi yếu và động tác kéo góc miệng ra ngoài nhiều hơn thường do cơ bám da cổ thực hiện

Cơ bám da cổ

Cơ bám da cổ

Cơ bám da cổ là một cơ mỏng và rộng, bắt đầu từ phần trên vai, che phủ một phần cơ cơ ngực lớn và cơ đen ta, bám tận tại vùng miệng và cằm. Tại vùng miệng, cơ bám da cổ chia ra bám vào xương hàm dưới, môi và MODIOLUS. Cơ bám da cổ co làm kéo góc miệng ra ngoài và xuống dưới. Khi toàn bộ các bó cơ của cơ bám da cổ co tối đa, đường kính của cổ tăng lên đáng kể, được thấy khi hít thở gắng sức hoặc ở các vận động viên chạy nước rút.

Các cơ nhai: cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân bướm trong, cơ chân bướm ngoài.

Các cơ nhai

Nguyên ủy và bám tận của các cơ nhai

Nhai là quá trình nghiền nát thức ăn. Quá trình này có sự tham gia của các cơ nhai, răng, lưỡi và 2 khớp thái dương hàm.

Trong quá trình nhai, 3 cặp cơ nhai gồm cơ cắn, cơ thái dương và cơ chân bướm trong chịu trách nhiệm nâng hàm dưới lên trên (đóng miệng), trong khi cơ chân bướm ngoài thực hiện động tác mở hàm.

Nguyên ủy và bám tận của các cơ nhai

Cơ thái dương

Cơ thái dương

Cơ thái dương là một cơ mỏng, hình quạt, chiếm phần lớn hố thái dương. Cơ thái dương có nguyên ủy tại sàn của hố thái dương, sau đó thu hẹp lại tại vị trí cung gò má (1), sau đó bám tận tại mỏm vẹt xương hàm dưới (2) và bờ trước ngành hàm dưới (3). Động tác của cơ thái dương là nâng hàm dưới lên, kéo hàm dưới ra sau và nghiến răng.

Cơ cắn

Cơ cắn là một cơ dày và khỏe, gồm 2 phần nông (1) và sâu (2). Phần nông có nguyên ủy 2/3 trước bờ dưới cung gò má (3) và xương gò má (4), bám tận tại góc hàm dưới (5). Phần sâu nhỏ hơn, có nguyên ủy tại mặt trong cung gò má, sau đó đi xuống dưới và ra trước, bám tận tại nửa trên của ngành hàm dưới (6), ngang mức mỏm vẹt xương hàm dưới (7).

Cơ cắn

Cơ chân bướm trong

Cơ chân bướm trong là một cơ dày, có hình tứ giác. Phần lớn cơ là một đầu sâu (1), có nguyên ủy tại mặt trong của mảnh chân bướm ngoài (2). Đầu nông (3) có nguyên ủy tại củ xương hàm trên (4) và mỏm tháp xương khẩu cái. Các bó cơ đi xuống, ra ngoài và ra trước, bám tận tại phần sau dưới mặt trong của ngành và góc xương hàm dưới. Tại vị trí bám tận, cơ chân bướn trong phối hợp với cơ cắn tạo nên một vòng gân chung (7), từ đó làm cho 2 cơ này đóng hàm mạnh hơn.

Cơ chân bướm trong

Cơ chân bướm ngoài

Cơ chân bướm ngoài gồm 2 đầu: đầu trên (Sh) và đầu dưới (Ih). Đầu trên có nguyên ủy tại mặt hàm và mào thái dương của cánh lớn xương bướm (1), bám tận tại bao và đĩa đệm (Ad) khớp thái dương hàm (2). Phần còn lại của đầu trên gắn vào chỏm lồi cầu của xương hàm dưới. đầu trên có nhiệm vụ chính là kiểm soát và ổn định đĩa khớp trong khi nhai, đồng thời siết chặt, đưa hàm ra trước và đóng mở hàm.

Đầu dưới có nguyên ủy tại mặt ngoài của mảnh chân bướm ngoài (4) và bám tận tại cổ xương hàm dưới (5), ngay bên dưới chỏm lồi cầu của xương hàm dưới (3). Đầu dưới đưa hàm dưới xuống và mở miệng.

Cơ chân bướm ngoài

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here