Xuyên Luyện Tử (Quả Xoan)
Tên khoa học
Quả chín khô của loài Melia toosedan Sieb. et Zucc. (Xoan quả to), họ Xoan (Meliaceae)
Nguồn gốc
Quả chín khô của loài Melia toosedan Sieb. et Zucc. (Xoan quả to), họ Xoan (Meliaceae)
Vùng sản xuất
Phổ biến ở Tứ Xuyên, Cam Túc, Vân Nam, Quý Châu và Hồ Bắc
Thu hái và chế biến
Thu hái quả chín vào mùa thu, làm sạch, phơi khô
Tính vị và công năng
Vị đắng, tính hàn, hơi độc. Mát gan, hành khí, giảm đau, tẩy giun
Đặc điểm dược liệu
Hình gần cầu. Bên ngoài màu vàng đến vàng nâu; hơi bóng. Thể chất: vỏ quả ngoài sần sùi, vỏ quả giữa xốp, dễ chuyển thành dạng dính khi bị ẩm. Mùi: đặc trưng. Vị: chua, đắng
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại hạt to màu vàng đậm và các thớ vỏ quả màu trắng vàng, quả to và có tính đàn hồi.
Xuyên luyện tử khắc tinh của giun đũa
Đây là một vị thuốc nam rất hay, tác dụng chữa bệnh rất độc đáo nhưng do có độc nên gần như bị lãng quên ngày nay không mấy người dùng. Xuyên luyện tử bản chất chính là quả của cây xoan, cây xoan này là cây mọc hoang được trồng ở nhiều nơi để lấy gỗ (gỗ xoan), còn có một cây khác hay lấy quả để ăn vị chua chua ngọt ngọt là cây xoan đào thì không dùng. Cây xoan có thể cao 25-30m, nổi tiếng trồng để lấy gỗ. Từ cây xoan cho chúng ta được hai vị thuốc: một là quả của cây xoan, quả to gọi là xuyên luyện tử quả nhỏ là kim linh tử; hai là vỏ thân vỏ rễ của cây xoan gọi là xuyên luyện hay xuyên luyện căn bì.
Xuyên luyện tử vị đắng tính rất lạnh chủ yếu quy kinh Can tác dụng thanh tiết can hỏa, sơ can giải uất chỉ thống. Can uất làm khí trệ, khí trệ lâu ngày hóa hỏa gây nên các chứng can uất hóa hỏa, can khí phạm vị thì đây là chứng của xuyên luyện tử (khi dùng đơn độc). Còn khi kết hợp với quất hạch và lệ chi hạch chữa các chứng sán khí (viêm đau màng tinh hoàn) rất hay có thể kể đến trong bài
Quất hạch hoàn (có quất hạch, xuyên luyện tử) hay bài Xuyên luyện thang (có quất hạch, xuyên luyện tử, lệ chi hạch).
Ngoài ra tác dụng nổi tiếng nhất của xuyên luyện tử là sát trùng chữa giun đũa và ký sinh trùng đường ruột. Tuy nhiên do có độc nên khi dùng cần phải lưu ý về liều lượng và cách bào chế, nếu dùng quả thì cần đập dập quả sau đó sao qua cho hết mùi hăng là dùng được; còn nếu dùng vỏ thì cần sao qua đồng thời phải cạo bỏ lớp vỏ nâu đen bên ngoài chỉ lấy lớp vỏ lụa trắng sao cho hết mùi hăng là được.
LƯU Ý: Tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa, tập trung cao nhất trong quả. Triệu chứng ngộ độc xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải, gồm: mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, tổn thương dạ dày, xung huyết phổi, trụy tim… tử vong có thể xảy ra sau 24 giờ. Do có độc nên liều khuyến cáo đối với người lớn (trên 15 tuổi) không quá 3g một ngày, trẻ 10-15 tuổi liều từ 1g đến 2g, trẻ dưới 10 tuổi không quá 1g một ngày – chỉ uống duy nhất một lần trong ngày.
Xuất xứ: Việt Nam