Xô Thơm (Xôn/Hoa Xôn)
Danh pháp
Tên khoa học
Salvia officinalis (Sage) thuộc họ Labiatae/Lamiaceae.
Tên khác
Xôn, hoa xôn.
Nguồn gốc
Salvia officinalis (Sage) là một giống cây bụi tròn được biết với nguồn gốc đến từ các khu vực nước Địa Trung Hải hay các nước Trung Đông thuộc các họ Labiatae/Lamiaceae. Hiện nay cây cũng được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới và được trồng nhiều ở các nước thuộc Châu Âu và Bắc Mỹ.
Từ rất lâu, các bộ phận trên mặt đất của cây đã được đưa vào sử dụng làm thực phẩm nấu ăn và trong các bài thuốc y học cổ truyền.
Đặc điểm thực vật
Cây xô thơm là một dạng cây bụi tròn, đã cơ từ rất lâu với thân gỗ, lá có màu xám nhẹ và hoa có màu xanh đến tía.
Hoa của cây xô thơm thường nở vào thời điểm cuối mùa xuân hay mùa hè.
Lá hơi thuôn và dài với kích thước dài khoảng 65mm và rộng khoảng 25mm. Màu sắc lá xám nhẹ hơi xanh ở mặt trên. Bề mặt dưới lá có nhiều lông nhỏ, ngắn và mềm với màu trắng.
Hoa cây xô thơm có nhiều màu sắc khác nhau với tím, vàng, hồng, kem, đỏ, màu loang và có mùi thơm.
Phân bố – Sinh thái
Cây được trồng chủ yếu ở các vùng Đại trung hải và du nhập tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cây xô thơm được trồng nhiều tại các vùng Lâm Đồng.
Xô thơm là thực vật cần được trồng ở nơi có lớp đất thấp, môi trường cần nhiều nắng, khô ráo và được phát triển bằng cách nhân giống theo phương pháp giâm cành là chủ yếu. Một lượng nhỏ khác thì được nuôi trồng từ hạt.
Bộ phận dùng
Toàn bộ bộ phận trên mặt đất của cây xô thơm.
Thu hái – Chế biến
Cây được thu hoạch bằng cách cắt thu lá và các nhánh tại thời gian 3 lần mỗi mùa xuân và hè.
Các bộ phận này có thể được làm sạch, đem sấy nhẹ sử dụng tươi hoặc tiến hành bảo quản trong tủ đông hoặc sấy khô để sử dụng được lâu hơn.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể tiến hành treo nhánh, phơi lá ở các địa điểm thông gió tốt và để khô tự nhiên ngoài không khí, đem nghiền nhỏ và để vào lọ có nắp.
Tính vị – Quy kinh
Xô thơm có vị hơi nồng ấm, cay nhẹ, tạo cảm giác mát.
Thành phần hóa học
Nghiên cứu đã tìm được ra hơn 28 thành phần của cây xô thơm với rất nhiều tinh dầu. Thành phần chính có trong dầu xô thơm là 1,8-cineole long não, α-thujone, β-thujone, borneol và viridiflorol. Tùy thuộc vào giống cây, địa điểm trồng mà nồng độ các chất trong cây là khác nhau.
Cùng với đó, nghiên cứu khác cũng thấy được thành phần flavonoid cùng một số hợp chất polyphenolic, acid phenolic, acid caffeic, axit carnosicm, axit rosmarinic và axit ursolic có trong cây xô thơm.
Tác dụng dược lý
Ngăn ngừa ung thư và đột biến
Chiết xuất từ cây xô thơm cho tác dụng chống lại sự phát triển của khối u thông qua nghiên cứu trên lâm sàng. Nghiên cứu trên thực tế thấy được việc sử dụng trà xô thơm có thể ngăn cản sự xuất hiện của quá trình sinh ung thư ruột kết.
Không chỉ vậy, người ta còn thấy được chiết xuất từ cây còn cho hiệu quả cho việc thúc đẩy sự chết tế bào ung thư và ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn cả sự di căn và tạo mạch trong các bệnh lú về ung thư vú, ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, đại tràng, biểu mô thanh quản, biểu mô phổi, biểu mô tế bào vảy khoang miệng.
Ngoài ra, chiết xuất từ xô thơm còn ức chế khả năng đột biến xảy ra. Tinh dầu từ xô thơm cho tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột biến do nguyên nhân tia cực tím gây ra, ngăn ngừa tác động gây ra tổn thương trên DNA nhờ tác động chống oxy hóa.
Chống oxy hóa hiệu quả
Chiết xuất cây xô cho tác dụng chống oxy hóa mạnh. Trong nghiên cứu trên lâm sàng đã thấy được hiệu quả trong việc hỗ trợ tăng cường chức năng trên miễn dịch của tế bào gan khi cho chuột sử dụng nước uống từ cây xô thơm.
Hiệu quả chống oxy hóa được chứng minh thông qua việc tăng cường hoạt động của glutathione peroxidase, ngăn cản sự tổn thương các DNA.
Chống viêm và giảm đau
Trong nghiên cứu trên lâm sàng, nhà khoa học thấy được việc kiểm soát cơn đau thần kinh ở bệnh lý về thần kinh do nguyên nhân hóa trị kéo dài. Chiết xuất từ các cây xô thơm thấy được các yếu tố cho hiệu quả ngăn ngừa viêm và giảm đau rất nhiều với 70 loại flavonoid và terpen.
Nghiên cứu trên người bị bệnh lý viêm họng thấy được chiết xuất từ xô thơm có thể mang lại hiệu quả trong giảm đau hiệu quả.
Kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus
Tinh dầu và các chiết xuất thông qua etanol của cây xô thơm thấy được tác dụng trong việc kìm khuẩn và diệt khuẩn mạnh với các loại vi khuẩn nhóm Gram âm và Gram dương. Cùng đó, chiết xuất từ xô thơm còn cho tác dụng trong việv kháng lại nấm, virus hay các tác nhân sốt rét.
Hoạt động trong chống nấm được thấy trên các loại Candidal, Botrytis cinerea. Cùng đó là tác dụng trong kháng khuẩn nhờ hoạt chất terpen và terpenoid chiết xuất từ cây.
Hoạt tính kháng khuẩn được thấy thông qua các chất axit oleanolic và axit ursolic trong việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn đa kháng thuốc.
Tăng cường trí nhớ, tăng cường trí tuệ
Hoạt chất chiết xuất từ cây xô thơm cho tác dụng trong việc tăng cường khả năng nhận thức và trí nhớ thông qua sự tương tác trên hệ thống cholinergic. Không chỉ vậy, thông qua việc phong tỏa các thụ thể muscarinic và nicotinic nhờ hoạt chất scopolamine và mecamylamine cũng có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng này.
Nghiên cứu thực nghiệm trên đối tượng người đang bị suy giảm nhận thức và trí não hay cả người mạnh khỏe đều thấy được hiệu quả rõ rệt trên tác động tăng cường nhận thức, trí nhớ khi sử dụng thành phẩm chứa chiết xuất từ xô thơm.
Cải thiện tình trạng rối loạn lipid, đường huyết
Nghiên cứu trên lâm sàng cũng thấy được tác dụng trong việc tăng cường trao đổi chất của cơ thể trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng đường huyết, rối loạn lipid, giảm lượng mỡ và ngăn cản sự tạo thành lipid trong đó.
Cơ chế hiệu quả thấy được thông qua việc ức chế sự tạo thành đường huyết trên các tế bào gan và giảm nhanh sự kháng các insulin nhờ việc kích thích các γ trên các thụ thể kích hoạt chất tăng sinh peroxisome.
Thử nghiệm trên chuột bị béo phì thấy được hiệu quả trong việc giảm nồng độ chất béo trong máu khi sử dụng chiết xuất từ xô thơm.
Kiêng kỵ
Không sử dụng chiết xuất từ xô thơm trên đối tượng thai nhi hay mẹ đang mang thai và cho con bú do các độc tính có thể xuất hiện do sự có mặt của các thành phần long não, thujone và ketone terpene trong chiết xuất.
Một số các phản ứng bất lợi đã được báo cáo về tác động nôn, tăng tiết nước bọt, tăng nhịp tim, bốc hỏa, tím tái, co giật khi sử dụng dầu từ xô thơm.
Tài liệu tham khảo
- Ahmad Ghorbani, Mahdi Esmaeilizadeh (Đăng 13/1/2017), Pharmacological properties of Salvia officinalis and its components, Pubmed. Truy cập 30/12/2024.
- Mohsen Hamidpour, Rafie Hamidpour và cộng sự (Đăng 4/2014), Chemistry, Pharmacology, and Medicinal Property of Sage (Salvia) to Prevent and Cure Illnesses such as Obesity, Diabetes, Depression, Dementia, Lupus, Autism, Heart Disease, and Cancer, Pubmed. Truy cập 30/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: Thụy Sĩ
Xuất xứ: Hy Lạp