Vọng Cách (Bọng Cách/Cách)

Showing all 2 results

Vọng Cách (Bọng Cách/Cách)

Cây Vọng Cách là gì?

Danh pháp

Tên khoa học của Vọng Cách là Premna corymbosa Rottl. Ex Willd, cây này thuộc họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae.

Tên gọi khác

Bọng Cách, Cây Cách, Cách Núi.

Đặc điểm thực vật

Vọng Cách là một loài cây nhỡ, chiều cao trung bình khoảng 5-7m. Cành non sẽ có hình vuông, một số có kèm theo lông mịn, gai. Cành già thường nhẵn, mang sắc nâu đỏ, kèm theo rãnh và lỗ bì.

Lá cây mọc đối, có hình trái xoăn, rộng 10 tới 12cm và dài khoảng 14 tới 16cm. Gốc của lá có hình tròn hay dạng hình tim, đầu tù hoặc mũi nhọn. Mặt trên của lá nhẵn, còn mặt dưới nhạt, có kèm lông mịn trên các gân lá nổi rõ. Mắp lá nguyên hoặc có các răng cưa phần đầu. Khi vò lá sẽ tỏa hương thơm tương tự mùi lá chanh.

Cụm hoa Vọng Cách mọc ngay phía đầu cành, tạo thành ngủ dài khoảng 10 tới 18cm kèm lông mịn và lá bắc nhỏ. Hoa có màu trắng hay hơi xanh lục, chia thành 2 môi, môi trên xẻ 2 thủy hoặc nguyên, môi dưới có 2 tới 3 răng nhỏ hoặc nguyên. Mặt ngoài tràng có lớp lông, dạng ống hình trụ, chia thành 2 môi, môi phía trên gồm 2 thùy có kích thước bằng nhau, môi dưới có chứa 3 thùy tròn. Nhị 4 và hơi thò ra phía bên ngoài. Chỉ nhỉ đính ngay ở họng tràng, bẫu nhẵn.

Quả Vọng Cách là dạng quả hạch, hình trứng hay hình cầu và có màu đen.

Tháng 5 tới tháng 8 chính là mùa hoa và quả của cây Vọng Cách.

Dưới đây là hình ảnh lá và cây Vọng Cách.

Hình ảnh cây Vọng Cách
Hình ảnh cây Vọng Cách

Phân bố – Sinh thái

Cây Vọng Cách có mặt ở Việt nam, Thái Lan, Ấn Độ, Lào và Campuchia. Tại Việt Nam, cây này rất quen thuộc đối với người dân vùng trung du và đồng bằng. Cây có mặt rải rác tại Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Phúc Quốc và các vùng Nam Bộ.

Mặc dù Vọng Cách là một loài ưa ẩm, ưa áng nhưng nó vẫn có khả năng chịu được hạn. Hay mọc chung với các loại cây bụi khác tại bờ nương, đồi cây,… Vọng Cách mọc quanh năm, sinh trưởng mạnh hơn vào khoảng xuân hè. Vọng Cách có thể ra hoa và quả nhiều, khả năng tái sinh của nó đến từ hạt.

Cây cũng có thể phát triển mạnh từ chồi sau khi cây to bị chặt. Vọng Cách được trồng ở vườn với mục đích lấy lá làm gia vị.

Bộ phận dùng

Lá cây Vọng Cách, đôi khi có thể sử dụng rễ.

Thu hái lá cây quanh năm và đem phơi khô.

Tính vị – Quy kinh

Vọng Cách có tính mát, mùi thơm, vị hăng và đắng.

Quy vào tỳ, can và tâm.

Thành phần hóa học

Trong lá của Vọng Cách có chứa thành phần tinh dầu, Tannin, Flavonoid, Alcaloid.

Ở vỏ của cây thì có các Alcaloid như Garianin và Premnin.

Trong một nghiên cứu khác, chiết xuất của lá Vọng Cách có chứa Verbascosid iridoid glucosid.

Tác dụng dược lý của cây Vọng Cách (Bọng Cách)

Một thí nghiệm ở ếch cho thấy Ganiarin và Premnin của Vọng Cách có khả năng gây tăng huyết áp, làm co các mạch máu. Premnin còn làm giãn đồng tử. Trong khi đó, Ginakarin lại không có những tác động này.

Hợp chất Phenol được tách chiết từ vỏ rễ có thể ức chế được các vi khuẩn Gram dương. Cao nước của Vọng Cách cũng có thể tác động tới ruột và tử cung, ngoài ra còn chống đái tháo đường trên động vật thí nghiệm.

Chiết xuất của lá Vọng Cách có chứa Alcaloid với tác dụng chống viêm, tác động này được thể hiện rõ ràng ở chuột cống trắng thí nghiệm. Trong cùng thí nghiệm, chỉ số GOT và GPT tại gan, huyết thanh giảm xuống, Protein huyết thanh cũng giảm.

Cao nước làm từ vỏ thân Vọng Cách giúp hạ đường máu và ức chế cơ tim trên động vật thực nghiệm.

Bên cạnh đó, còn có một số tác động khác từ chiết xuất Vọng Cách như bảo vệ gan, chống oxy hóa.

Tác dụng chữa bệnh của cây Vọng Cách

Tác dụng theo y học cổ truyền

Vọng Cách có khả năng lợi đường tiêu hóa, ngoài ra còn sử dụng để chữa trị sốt. Theo kinh nghiệm dân gian, lá của Vọng Cách được sử dụng chữa trị tiêu hóa kém, khó tiểu, lỵ, phát sốt, viêm gan hay co thắt do giao hợp.

Rễ của cây Vọng Cách giúp điều trị sốt, ăn kém tiêu hoặc đau bụng.

Y học cổ truyền Đông Nam Á dùng Vọng Cách để chữa phù, lợi niệu, bổ dạ dày, chữa trị ỉa chảy, đau nhức đàu, viêm phế quản, đau nhức đàua.

Tại Indonesia, Vọng Cách sắc lấy nước uống để chữa thấp khớp, lợi sữa. Ở Malaysia, rễ và lá Vọng Cách sắc lấy nước để hạ sốt.

Công dụng khác của lá cây Vọng Cách

Lá cây Vọng Cách nấu nước uống có tác dụng gì? Nước nấu từ lá của Vọng Cách còn sử dụng nhằm trị đầy hơi, đau nhức bụng.

Ngoài ra, có thể dùng lá Vọng Cách ăn gỏi cá.

Sản phẩm có chứa Vọng Cách
Sản phẩm có chứa Vọng Cách

Một số bài thuốc

Bài thuốc chữa kiết lỵ

Lấy 30-40g lá tươi của cây Vọng Cách, làm sạch và vỏ nát. Sau đó cho vào nồi, đun sôi cùng với ít nước. Sau đó chắt lấy nước cốt, bỏ cặn, thêm đường vào nước cốt để uống. Mỗi ngày uống 30 tới 40ml (người lớn), trẻ nhỏ chỉ dùng ½ lượng này.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng lá Vọng Cách phơi khô.

Bài thuốc trị hậu sản vàng da

Lấy 12g lần lượt các vị Nhân Trần, lá Vọng Cách và Cối xay. Lấy nước sắc từ các dược liệu này để uống.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Vọng cách trang 1063-1064, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 04/01/2025.

Trợ tiêu hóa

Đại Tràng Ích Nhân

Được xếp hạng 5.00 5 sao
70.000 đ
Dạng bào chế: CốmĐóng gói: Hộp 10 gói

Xuất xứ: Việt nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
650.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 1 lọ gồm 60 viên nang cứng

Xuất xứ: Việt Nam