Tùng Hương (Tùng Chi/Tùng Giao)
Tên khoa học
Resina Pini-Colophonium thuộc họ Thông (Abietaceae)
Tên khác
Tùng Hương có tên khác là Tùng Chi, Tùng Cao, Tùng Giao.
Nguồn gốc
- Tùng Hương là gì? Tùng Hương là phần còn lại sau khi đã cô đặc từ chất nhựa thông với nước.
- Ở miền Bắc nước ta, thông được trồng tập trung nhiều ở Quảng Ninh và người ta ước tính được có khoảng hàng vạn hecta thông chạy suốt từ đông sang tây đến Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình và 1 ít ở Thái Nguyên, Bắc Kạn. Thông là loại cây ưa cất và được trồng bằng hạt sau 4-5 năm trồng thì người ta bắt đầu tỉa cành cho cây và phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không đục xen kẽ nhau.
- Nhựa thông thường được khai thác sau khi trồng thông từ 15-20 năm, khi ấy đường kính vòng tròn thân cây khoảng 60 cm. Người ta phân biệt 2 loại thông là thông để sống lâu thì cứ 4 năm sẽ lấy nhựa thông 1 lần và chỉ lấy nhựa ở chỗ thân cây cách mặt đất 1,5 m có đường kính vòng tròn 1 m và loại thông thứ này cần chặt đi cho quang bớt thì nhựa lấy được tối đa. Sau đó ngả cây. Loại thông thứ 2 cho nhựa nhiều nhất vào năm 60 tuổi sau đó nhựa giảm đi dần.
- Ở Quảng Ninh 1 cây thông trung bình cho 18% tinh dầu và 60 % Tùng Hương như vậy trong 1 năm thu được 2 kg Tùng Hương và 700g tinh dầu. Nếu lấy kiệt cho đến khi cây chết thì 1 cây có thể cho tới 8 kg Tùng Hương hoặc hơn. Năng suất 1 hecta thay đổi theo độ tuổi và số cây thông. Số cây thông trong năm đầu nhiều, sau 20 năm còn khoảng 750 cây, năm sau 35 năm còn 250 cây và về sau chỉ còn lại 70-100 cây/hecta. Trung bình 1 hecta cho 350-400 kg nhựa thông tuy nhiên năng suất nhựa sẽ kém đi vào những năm có mưa và cho tỷ lệ tinh dầu cao hơn vào mùa khô.
Đặc điểm thực vật
- Thông là cây to có chiều cao 20-30 mét và đường kinh thân có thể lên tới 2m, thân cây thẳng vỏ nứt nẻ, xù xì thẳng. Lá cây Tùng Hương hình kim có màu xanh tươi và chỉ có 1 gân nhỏ, mọc tụ lại thành 2 hay 3 lá tùy vào từng loài. Hoa Tùng Hương là những khối hình nón gần như không cuống. Ở Việt Nam, Camphuchia và Lào có các loại thông sau: thông hai lá, thông đuôi ngựa và thông ba lá.
Bộ phận dùng
Bộ phận sử dụng của thông và nhựa thông từ nhựa thông tinh chế ra Tùng Hương.
Thu hái, chế biến
- Thời gian lấy nhựa thông bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10 nhưng ngay vàng tháng 2 người ta đã cạo cho mỏng bớt phần vỏ thân trên 1 khoảng rộng 10-15 cm và dài 60-80 cm đến tháng thứ 3 người ta dùng 1 loại cuốc nhỏ và bắt đầu đẽo 1 mảnh vỏ rộng khoảng 1 cm về chiều sâu và 9 cm về chiều rộng đến khi vào lớp gỗ giác cao 3-4 cm.
- Nhựa thông sẽ theo vết đẽo mà chảy ra nhưng rồi sẽ ngừng lại nhanh đóng khi đó là do nhựa bắt đầu có tính chất sinh lỹ: phân nhựa dự trữ trong cây bị dốc ra. Quanh vết thương sẽ tạo thành 1 lớp gỗ mới với nhiều mạch tiết ra. Cạo lần sau nhựa sẽ chảy lại nhựa chảy, nếu cứ thấy nhựa ngày chảy thì lại nạo lại 1 tuần nạo 1 lần. Năm đầu đẽo cao khoảng 60 cm và năm thứ 4 đẽo tầm 3 mét. Muốn giữ sống cây thì cần chú ý cứ 4 năm lấy nhựa lại nghỉ 1 năm để cho cây hồi phục. Năm đầu nạo ở phía đông, năm sau nạo cách lỗ nạo của năm trước 120 độ. Nhựa thông sẽ chảy ra theo tmangs kẽm được dính vào thân cây được hững bằng 1 chiếc bình nhỏ bằng sành sau đó cho vào thùng gỗ hay thùng sắt 17-18 lít.
- Nhựa thông sau khi thu hoạch đem về tinh chế và sử dụng bằng cách cho nước vào nhựa thông đun nóng sau đó để cặn và nước sẽ lắng xuống phía bên dưới còn phần nhựa sẽ nổi bên trên. Tùng Hương sẽ được điều chế bằng cách cho nhựa thông và nước vào nối cất kéo hơi nước thì tinh dầu sẽ bị bay hơi theo hơi nước khi đó ta thu được tinh dầu thông và chất còn lại trong nồi cất chính là Tùng Hương. Nếu trước khi cất tinh dầu mà xử lí nhựa thông bằng cách tinh chế thì Tùng Hương thu được sẽ sạch và ít tạp chất. Nếu nhựa thông chưa được tinh chế trước khi cất thì phải tinh tế Tùng Hương lại với nước, các chất bẩn, tạp chất trong Tùng Hương sẽ lắng trong nước. Nếu cần có thể dùng dung môi benzen để hòa tan sau đó đem lọc.
Tính vị, quy kinh
Tùng Hương có vị ngọt đắng, tính ôn độc.
Thành phần hóa học
Trong Tùng Hương có chứa thành phần chủ yếu là anhydrit abietic và 1 ít acid abietic tất cả chiếm khoảng 80% Tùng Hương. Ngoài ra trong Tùng Hương còn chứa 1 ít recsen và 1 ít tinh dầu khoảng 0,5% và 1 ít chất đắng. Các thành phần chính là monoterpenes alpha-pinene, beta-pinene, và delta3-carene, và axit nhựa diterpenic palustric, abietic, kaur-9(11)-16-en-18-oic và axit neoabietic.
Tác dụng dược lý
- Acid abietic tăng cường sự di chuyển tế bào và hình thành ống trong các tế bào nội mô mạch máu tĩnh mạch rốn của con người bằng cách kích hoạt ERK và p38 MAPK nhờ đó có tác dụng như một chất chữa lành vết thương.
- Colophony thu được từ Tùng Hương có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng, chủ yếu là do quá trình tự oxy hóa của axit abietic (AbA).
- Chiết xuất ethanol 70% của Tùng Hương cho thấy khả năng gây độc tế bào ở nồng độ 50 microg/mL.
- Hợp chất Axit abietic từ nhựa thông có nhiều hoạt tính như đặc tính chống ung thư, chống viêm, chống nấm và chống xơ cứng động mạch và sử dụng trong điều trị ống tiêu hóa, viêm dạ dày cấp tính và mãn tính, và viêm dạ dày ăn mòn. , dị ứng, hen suyễn, viêm khớp và bệnh vẩy nến.
- Tác dụng chống ung thư của các dẫn xuất Tùng Hương đã được nghiên cứu đặc biệt là thiourea.
- Các hợp chất dithiourea gốc nhựa thông maleated được sử dụng làm thuốc diệt nấm.
- N -(2-methyl-naphthyl)maleopimaric acid diimide và metyl este của chúng cho thấy khả năng gây độc tế bào chống ung thư đáng kể đối với một số dòng tế bào ung thư ở người, đặc biệt là tế bào NCI và tế bào MGC-803.
- Methyl dehydroabietat có thể được sử dụng làm chất nền trong quá trình tổng hợp các chất chống vi trùng.
Công năng chủ trị
- Tùng Hương có tác dụng gì? Tùng Hương có tác dụng sát trùng, táo thấp, khư phong, chỉ thống, sinh cơ, bài nùng.
- Tùng Hương cùng với tinh dầu thông, nhựa thông có nhiều công dụng trong ngành công nghiệp sơn.
- Trong y học Tùng Hương thường được dùng để chữa ghẻ lở, mụn nhọt. Hiện nay Tùng Hương thường chỉ thấy dùng để nấu cao dán nhọt và hầu như không thấy trong thuốc uống.
Một số bài thuốc có chứa Tùng Hương
- Tùng Hương chữa mụn nhọt lâu năm không liền: Tùng Hương + hoàng liên + khổ sâm + hoàng cầm, + sà sàng tử + khô phàn + đại hoàng + hồ phấn + thủy ngân tất cả đem tát nhỏ rồi đun với mỡ lợn sau đó dán lên phần bị mụn nhọt.
- Tùng Hương chữa băng huyết, thổ huyết: bột khói Tùng Hương 12 g + 20 g cao trâu tất cả đem đun loãng làm thuốc uống giúp chữa băng huyết, thổ huyết.
- Tùng Hương chữa hen suyễn: Tùng Hương + tỏi mỗi vị lấy 200g + riềng + dầu vừng mỗi vị 100 g + 4g long não tất cả nấu thành cao và dùng dán huyệt.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Tùng Hương . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 146. Truy cập ngày 25/12/2023
- Đỗ Huy Bích (2006), Thông, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 893. Truy cập ngày 25/12/2023.