Tử Hà Sa (Nhau Thai)

Showing all 3 results

Tử Hà Sa (Nhau Thai)

Tử Hà Sa hay còn được biết đến với các tên khác là Nhau Thai, Thai Bàn, Nhân Bào, Thai y

Tử Hà Sa là gì?

Nhau Thai là gì? Tử Hà Sa hay còn được biết đến là Nhau thai. Đây là cơ quan xuất hiện ở phụ nữ có thai có vai trò nằm giữa thai nhi và tử cung trong quá trình phụ nữ mang thai. Sau khi tinh trùng được thụ tinh thành công thì trứng sẽ dần phát triển thanh thai tuy nhiên trứng không có các chất dinh dưỡng thiết yếu dùng để dự trữ hay nuôi dưỡng thai nhi vì vậy khi này từ thành tử cung của phụ nữ sẽ hình thành nên 1 bộ phận gọi là nhau thai.

Nhau thai hình thành khi nào?

Thai mấy tuần thì có nhau thai? Nhau Thai được hình thành từ rất sớm bắt đầu từ khi sau khi trứng được thụ tinh và làm tổ trong tử cung khoảng 7-10 ngày sau khi thụ thai. Nhau Thai sẽ phát triển ngay sau khi thụ thai thành công và bám vào tử cung của phụ nữ. Thai nhi sẽ được nối liền với nhau thai thông qua dây rốn. Dây rốn và Tử Hà Sa đều là những thành phần đóng vai trò huyết mạch cho thai nhi khi còn trong tử cung. Lúc mới đầu Nhau Thai chỉ hình thành với kích thước rất nhỏ như kích thước tế bào nhưng sau đó sẽ phát triển và dài đến vài inch.

Vị trí của Nhau Thai
Vị trí của Nhau Thai

Tử Hà Sa (Nhau Thai) có vai trò gì?

Vì vậy Nhau Thai có tác dụng hô hấp, nuôi dưỡng, cung cấp nội tiết tố và bài tiết cho thai nhi:

  • Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Loại bỏ chất thải có hại và CO2 khỏi thai nhi.
  • Sản xuất hormone.
  • Truyền khả năng miễn dịch từ mẹ bầu sang thai nhi.
  • Giúp bảo vệ thai nhi.
  • Nhau Thai giúp giữ và đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt quá trình thai kì. Máu của mẹ bầu sẽ đi qua nhau thai và oxy cùng với các chất dinh dưỡng, glucose qua dây rốn cho bé. Nhau Thai cũng có khả năng lọc CO2 và các chất thải độc hại từ màu của thai nhi. Nhau Thai cho phép quá trình trao đổi chất dinh dưỡng và oxy giữa máu của mẹ bầu và thai nhi không không bị trộn lẫn với nhau. Nhau Thai hoạt động như thận, phổi và gan của thai nhi cho đến khi em bé được sinh ra đời.
  • Khi đến gần ngày sinh, Nhau Thai sẽ thực hiện quá trình truyền kháng thể cho trẻ để kích động khả năng miễn dịch cho trẻ sau khi được sinh ra khỏi bụng mẹ. Chính nhờ khả năng miễn dịch này sẽ gắn bó với trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời.
  • Nhau Thai có chức năng sản xuất 1 số hormon quan trọng như progesterone, lactogen, estrogen trong thai kỳ. Những hormone thai kỳ này có lợi cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Nhau thai hình thành ở đâu?

Nhau thai có thể hình thành, phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong tử cung, nơi mà nơi nào trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung. Một số vị trí của nhau thai như:

  • Nhau thai phát triển ở thành sau tử cung.
  • Nhau thai phát triển ở thành trước của tử cung, gần bụng nhất.
  • Nhau thai phát triển ở phía trên tử cung.
  • Nhau thai phát triển ở thành bên phải hoặc bên trái của tử cung.

Tuy nhiên đến khoảng tuần thứ 32 của thai kỳ, Nhau thai có thể di chuyển lên trên, khi em bé lớn lên là điều bình thường việc nhau thai di chuyển lên trên và ra khỏi cổ tử cung.

Giải phẫu

  • Nhau thai trông giống như một đĩa mô gập ghềnh giàu mạch máu, có màu đỏ sẫm. Hầu hết các mô nhau thai trưởng thành được tạo thành từ các mạch máu. Chúng kết nối với thai nhi thông qua dây rốn và phân nhánh khắp đĩa nhau thai giống như cành cây . Nhau thai có hai mặt: bên gần em bé nhất và bên gắn liền với tử cung của mẹ bầu. Mặt gắn vào thành tử cung của mẹ bầu có màu xanh đỏ đậm, trong khi mặt đối diện với em bé có màu xám. Nhau thai ở trung tâm dài khoảng 10 inch và dày 1 inch. Nhau thai vào thời điểm em bé chào đời nặng khoảng 1 pound.
  • Nhau thai chứa hầu hết các mạch máu kết nối với dòng máu của thai nhi thông qua dây rốn. Phần còn lại của các mô nhau thai chủ yếu cho phép máu của mẹ bầu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi và kết nối các nhung mao với dây rốn.
Hình ảnh Tử Hà Sa (Nhau Thai)
Hình ảnh Tử Hà Sa (Nhau Thai)

Thành phần hóa học của Nhau Thai

  • Trong Nhau Thai có chứa thành phần protit đặc biệt có cấu tạo gồm 8 phân tử N-acetyl d-glucozamin C6H13O5N, 6 phân tử manoza và 6 phân tử d-galactoza. Ngoài ra trong Nhau Thai còn chứa chol;in, plypeptit và pepton.
  • Trong Nhau Thai tươi có chứa các thành phần kích noãn tố F. S. H, nội tiết tố chorionic gonadotropin, các thành phần này giúp bọc trứng và trứng phát triển đồng thời giúp kích thích trứng chín, khiến bọc trứng mở ra và làm rụng trứng sau đó khiến bọc trứng còn lại chuyển thành hoàng thể.

Cách chế biến Tử Hà Sa

Nhau Thai trước khi được sử dụng cần được chọn lựa kĩ càng cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Nhau Thai được chọn là Nhau Thai của sản phụ khỏe mạnh không bị bệnh tật, vì vậy thai phụ cần được kiểm tra định kì cẩn thận. Các kinh nghiệm cho thấy Nhau Thai có kích thước to bất thường, có mụn nhỏ trên phía mặt cuống nhau thai hay mặt gồ ghề là loại Nhau Thai bị nhiễm trùng giang mai và không được dùng.
  • Nhau Thai cần đảm bảo còn nguyên bọc không bị sây sát và màu hồng tươi.

Nguyên tắc lấy Nhau Thai

  • Nhau Thai sau khi được lấy ra cần đảm bảo chế biến càng sớm càng tốt để tránh tình trạng hỏng và thối do Nhau Thai là 1 chất dạng thịt còn sống. Thường không được để Nhau Thai quá 1-2 giờ sau khi lấy ra đặc biệt là trong thời tiết trời nắng nóng.
  • Khi lấy Nhau Thai phải đảm bảo tay của kĩ thuật viên được rửa xà phòng thật sạch, dụng cụ đựng và chế biến Nhau Thai phải được rửa sạch và luộc sôi lâu, kỹ trước khi dùng để đảm bảo tiệt trùng.
  • Nhau Thai sau khi lấy ra cần ngay lập tức dùng vải hay gạc mềm đã được luộc sôi để lau khô các chất nhờn cũng như máu trên Nhau Thai. Lưu ý rằng không được ấn mạnh tay quá nếu không sẽ làm các chất bổ trong nhau thai bị tiết ra. Sau đó rửa Nhau Thai bằng nước muối (tỷ lệ 1 lít nước + 9-10g muối) bóc hết màng và cắt bỏ các ống máu đọng trên mặt Nhau Thai

Cách bảo quản và sử dụng Nhau Thai

Sau khi đã rửa Nhau Thai, Nhau Thai được ướp lạnh theo phương pháp Philatop theo 1 trong những cách sau:

  • Nhau Thai ngâm rượu: Thái hay cắt nhỏ Nhau Thai sau đó ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ cứ 1 nhau cho vào 1 hay 1,5 lít rượu 40-50°. Ngâm Nhau Thai trong thời gian từ 10-15 ngày trở lên sau đó có thể gạn lấy rượu dùng để ngâm Nhau Thai uống dẫn. Khi uống có thể thêm mật ong, đường hay tinh dầu thơm như vỏ quýt, cam,.. để cho dễ uống. Nếu sử dụng phương pháp này cần đảm bảo rượu cần đủ độ và đủ lượng vì nếu không nước còn đọng lại trong Nhau Thai sẽ tiết ra và làm giảm độ rượu dẫn đến giảm tính bảo quản và làm hỏng Nhau Thai. Sau khi uống hết chỗ rượu dùng để ngâm Nhau Thai bên trên thì mới đổ thêm ½ lít rượu mới vào ngâm Nhau Thai tiếp.
  • Ngâm Nhau Thai với mật ong: Sau khi rửa sạch Nhau Thai với rượu 40-50° thì thái nhỏ Nhau Thai và cho ngâm bới 1-2 lít mật ong. Sau 15-30 ngày có thể dùng mật ong.Phương pháp này thích hợp với những người không uống được rượu tuy nhiên cần đảm bảo dùng nguồn mật ong chất lượng, nguyên chất nếu không lượng nước trong nhau thai sẽ làm loãng mật ong và không đảm bảo được tính bảo quản.
  • Nhau Thai chế biến như món ăn như nướng chả, băm Nhau Thai với trứng.

Công dụng và liều dùng Nhau Thai

  • Trong đông y Nhau Thai có vị mặn, ngọt, tính ôn quy kinh thận và can. Nhau Thai được coi là một vị thuốc có tác dụng nuôi huyết, bổ khí, ích tinh dùng để chủ trị tình trạng ho nhiều, gầy còm, kém ngủ, kém ăn, lao lực, xương khớp đau nhức, di mộng tinh, hen suyễn.
  • Liều dùng Nhau Thai là 2-4 g nếu dùng dạng bột hoặc 20-30ml rượu/ mật ong ngâm Nhau Thai

Bài thuốc chứa Nhau Thai

Bài thuốc chứa Nhau Thai sau đây đã được truyền qua nhiều thế hệ và rất được nhân dân tín nhiệm. Bài thuốc này đã được ghi nhận trong bộ Bản thảo cương mục (từ thế ký 16) bao gồm:

  • Nhau Thai 1 cái: Nhau Thai được ngâm nước gạo để rửa sạch ép vào ngói mới và sấy khô, tán bột hoặc đem tẩm rượu, đồ chín Nhau Thai sau đó phơi khô tán thành dạng bột.
  • Quy bản 2 lạng (80g) tẩm nước tiểu trẻ em trong 3 ngày sau đó đem phơi khô rồi tiếp tục tẩm giấm rồi vớt ra và sấy cho vàng.
  • Hoàng bá 1 lạng rưỡi (60g) đem bỏ vỏ tẩm muối và sao qua.
  • Đỗ trọng 60 g đem bỏ vỏ tẩm với sữa rồi sấy giòn.
  • Ngưu tất 48g đem bỏ cuống tâm rượu.
  • Địa hoàng 100g trộn với 24g sa nhân và 80g Bạch linh cho tất cả vào túi lụa ngâm vào hũ rượu sau đó đem đun lên 7 lần rồi bỏ sa nhân, bạch linh chỉ lấy địa hoàng đem giã cho nhuyễn.
  • Thiên môn động 48g bỏ lõi
  • Mạch môn đông 48g bỏ lõi
  • Nhân sâm 48g bỏ rễ con.
  • Nếu dùng bài thuốc này chữa bệnh mùa hạ thì thêm 28g ngũ vị tử.

Tất cả các thành phần trên được tán bột luyện với cao địa hoàng và viên nhỏ bằng hạt đậu, mỗi lần uống 50 viên bằng cách hòa với nước muối, nếu uống vào mùa đông thì thay nước muối bằng rượu.

  • Nếu dùng cho phụ nữ thì bỏ quy bản và thay bằng 80g đương quy nấu với nhũ hương và luyện hồ.
  • Nếu dùng cho nam giới bị di tinh hay nữ giới bị bệnh khí hư thì thêm vào bài thuốc trên 40g mẫu lệ.

Tài liệu tham khảo

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Xuất bản năm 2004), Nhau sản phụ (Trang 946-949). Truy cập ngày 20/11/2023.

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 1 lọ 270 viên

Xuất xứ: Nhật Bản

Được xếp hạng 5.00 5 sao
589.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịchĐóng gói: Hộp 10 lọ 50ml

Xuất xứ: Nhật Bản

Vitamin - Khoáng Chất

G-Teen

Được xếp hạng 5.00 5 sao
1.550.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịchĐóng gói: Hộp 30 gói

Xuất xứ: Nhật Bản