Trân Châu Mẫu

Hiển thị tất cả 3 kết quả

Trân Châu Mẫu

Tên khoa học

Hyriopsis cumingii (Lea) (Trai điệp), họ Trai cánh (Unionidae).

Loài Hyriopsis cumingii (Lea) (Trai điệp), họ Trai cánh (Unionidae).
Loài Hyriopsis cumingii (Lea) (Trai điệp), họ Trai cánh (Unionidae).

Nguồn gốc

Vỏ khô của Hyriopsis cumingii (Lea) (Trai điệp), họ Trai cánh (Unionidae).

Trân châu hay còn gọi là ngọc trai, là hạt ngọc trong nhiều loài trai (trai nước ngọt, trai nước mặn). Trai là động vật thân mềm, ngoài thân có bọc 2 vỏ cứng, vỏ có thể mở ra khép lại. Nếu một vi sinh vật nào, hay hạt sỏi hạt cát lọt vào thân con trai, dị vật đó sẽ kích thích lớp niêm mạc ngoài và bài tiết ra một chất bọc lấy dị vật và trở thành ngọc trai hay trân châu. Trân châu cứng rắn, óng ánh nhiều màu sắc rất đẹp, vừa có thể dùng làm thuốc và vừa có thể dùng lam trang sire ra quy. Ngoài ra còn có một loại gọi là trân châu mẫu, là những hạt sần sùi nổi lên trong vỏ cứng của con trai, do vỏ trai bị kích thích tạo nên, những van dinh vao vo. Ti an châu và trân châu mẫu dùng như nhau, nhưng trân châu mâu khong quy bang. Tuy nhiên thực tế trân châu chuẩn dùng làm trang sức, dùng làm thuốc không nhiều. Do đó lâm sàng hay dùng trân châu mẫu hơn.

Vùng sản xuất

Chủ yếu ở Hà Bắc, An Huy, Giang Tô và Chiết Giang.

Thu hái và chế biến

Thu hoạch quanh năm, bỏ phần thịt và vỏ rửa sạch, sấy khô.

Tính vị, quy kinh

Vị ngọt mặn tính hàn vào kinh Tâm, can.

Đặc điểm dược liệu

Hình tứ giác không đều. Thể chất: cứng. Mùi: hơi tanh. Vị: nhạt.

Dược liệu Trân châu mẫu
Dược liệu Trân châu mẫu

Tác dụng

Trân tâm định kinh, minh mục tiêu ế, giải độc liễm sang.

Trân châu vị ngọt tính hàn đi vào tâm và can, có tác dụng thanh hỏa đồng thời giải độc trấn kinh, phù hợp với các chứng hoả thịnh ở tâm can, kinh phong, nhọt độc. Trân châu trấn tâm định kinh có nhiều nét giống với hổ phách, cũng đi vào tâm can, tác dụng thanh hoả trấn kinh. Nhưng hổ phách tính bình hơn so với trân châu mẫu. Chủ chữa các chứng trẻ em sốt cao kinh sài, co giật cấp tính và các chứng điên cuồng, động kinh. Mặt khác trân châu có thêm tác dụng minh mục tiêu ế dùng phù hợp với các chứng mắt đỏ sưng đau, mắt có màng mộng, thuộc về kinh can có nhiệt. Trường hợp này có thể dùng ngoài điểm vào mắt để tan mộng (trân châu nghiền tán mịn rồi điểm vào vùng có mộng), đáp ứng khá tốt. Đây là một trong những tác dụng rất đặc thù, rất riêng của trân châu mà không nhiều vị có. Là một trong những vị dùng rất tốt cho mắt.

Trân châu mạnh về thanh hoả ở tâm can vừa trấn tâm định kinh phù hợp với các chứng hoả thịnh ở tâm can, kinh phong; vừa giải độc liễm sang chữa miệng lưỡi mọc mụn, cổ họng sưng đau, nhọt vờ không thu miệng. Sở dĩ có tác dụng này vì trân châu như đã nói chính là các dị vật xâm nhập lọt vào thân con trai, kích thích lớp niêm mạc bài tiết ra một chất bọc lấy dị vật hình thành ngọc trai. Các trường hợp miệng lưỡi lở loét, nhọt vỡ không thu miệng, dùng trân châu giúp liền vết rất nhanh theo cơ chế tăng tốc độ bao bọc lấy vết loét để làm lành vết thương.

LƯU Ý: Trân châu nguyên bản dùng chính là ngọc trai, kém hơn một chút là dùng trân châu mẫu. Tuy nhiên thực tế lâm sàng một số nơi dùng cả vỏ của con trai để làm thuốc. Thực tế là có thể dùng cả vỏ, nhưng hàm lượng hoạt chất nằm chính ở ngọc trai và trân châu mẫu, nên nếu dùng toàn bộ vỏ trai làm thuốc hiệu lực khá yếu và tác dụng nhẹ. Trân châu do hay được dùng làm trang sức, nên lâm sàng hay dùng trân châu mẫu để thay thế. Bào chế nên lấy trân châu rửa sạch đất bụi, cho vào vải bọc kín, thêm đậu phụ và nước vào thùng nấu khoảng 2 giờ, sau đó lấy ra rửa sạch, nghiền nát, nghiền thật nhuyễn, phơi khô là có thể dùng. Một số trường hợp tẩm với sữa 3 ngày rồi thuỷ phi lên rồi dùng.

Yêu cầu chất lượng

Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng gồm những mảnh lớn màu trắng và “sáng như ngọc”.

Những đặc điểm chính phân biệt 3 loại Trân châu mẫu

Dược liệu Hyriopsis cutningii Cristaria plicata Pteria martensii
Hình dạng Tứ giác không đều Tam giác không đều Vuông góc cạnh
Mép vỏ sau Cánh sau dạng buồm hình tam giác lớn hơn khi nó hướng lên trên Chóp phình lớn khi nó hướng lên trên Mép vỏ sau thẳng
Các đường gân dọc tương ứng và các rãnh lõm của bề mặt trong và vỏ Không có Không có

Ghi chú

Dược điển Trung Quốc cũng ghi vỏ của Cristaria plicata (Leach) và Pteria martensii (Dunker) được sử dụng làm thuốc như Trân châu mẫu.

Dược điển Trung Quốc cũng ghi ngọc trai được tạo ra từ những động vật hai mảnh vỏ này và các loài tương tự, với chuyên luận riêng là Trân châu. Các nguồn bao gồm: Pteria martensii (Dunker), Hyriopsis cumingii (Lea), và Cristaria plicata (Leach).

“Châu quang” bề mặt mịn của Trân châu và Trân châu mẫu, có ánh trong mờ có màu hồng nhạt hoặc các màu đặc biệt khác.

Được xếp hạng 4.00 5 sao
300.000 đ
Dạng bào chế: Dạng bộtĐóng gói: Hộp 10 chai × 0.36 gam

Xuất xứ: Trung Quốc

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Kem bôi daĐóng gói: Hũ 30g

Xuất xứ: Thụy Sĩ

Giải độc & khử độc

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Trung Quốc

Được xếp hạng 5.00 5 sao
3.000.000 đ
Dạng bào chế: viên hoàn mềm Đóng gói: Hộp 1 viên

Xuất xứ: Trung Quốc