Trầm Hương (Trầm)
Tên khoa học
Aquilaria sinensis (Lour.) Gilg (Gió trầm), họ Trầm hương (Thymelaeaceae).
Nguồn gốc
Nhựa gỗ của loài Aquilaria sinensis (Lour.) Gilg (Gió trầm), họ Trầm hương (Thymelaeaceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây, Phúc Kiến và Đài Loan.
Thu hái và chế biến
Thu hoạch quanh năm; lọc lấy phần nhựa gỗ và bỏ đi các phẩn không nhựa, sau đó làm khô trong bóng tối.
Tính vị, quy kinh
Vị cay đắng tính ôn, mùi thơm vào kinh Tỳ vị thận
Tác dụng
Hành khí chỉ thống, ôn thận nạp khí bình suyễn, giáng nghịch hòa trung.
Trầm hương là gỗ có nhiều điểm nhựa của cây trầm hương, có mùi rất thơm, thả xuống nước chìm xuống, dó đó có tên là trầm hương. Chính vì có đặc tính chìm nên là một trong những vị thuốc giáng khí chỉ thống rất hay. Trầm hương vị cay mùi thơm thì phát tán, vị đắng thì thông giáng, là vị thuốc của vùng trung tiêu (hành khí chỉ thống, giáng nghịch hòa trung) và hạ tiêu (ôn thận nạp khí bình suyễn).
Ở trung tiêu tác động vào tỳ vị chữa các chứng hàn tà ngưng tụ dẫn đến khí bị trệ gây ra các triệu chứng ngực bụng trướng đau – trầm hương có tác dụng hành khí để chỉ thống, chỉ trướng. Ngoài ra trầm hương có tính chất chìm nên có tác dụng giáng nghịch, đặc biệt là các chứng hàn tà xâm nhập vị quản làm khí nghịch gây ra các chứng nôn mửa, đau khó chịu.
Ở hạ tiêu tác động vào thận chữa các chứng hàn lạnh xâm nhập làm cho thận bất nạp khí dẫn đến không khí do phế khí đưa xuống không được nạp giữ tại thận, khí nghịch lên gây ra các chứng hen suyễn. Trầm hương có tác dụng ôn thận nạp khí để bình suyễn được so sánh như tác dụng của cáp giới (tắc kè), mặc dù tắc kè bổ sâu và mạnh hơn, còn trầm hương chỉ ôn thận chứ chưa bổ được thận tinh. Ngoài ra bởi vì ôn được thận nên trầm hương còn có thêm tác dụng được coi như là cố tinh chữa các trường hợp liệt dương, tảo tiết (tinh ra nhanh, ra sớm khi giao hợp), tuy nhiên tác dụng này yếu. Đây là những tác dụng rất độc nhất của trầm hương. gần như trong tất cả các thuốc hành khí chỉ có mỗi trầm hương có tác dụng này. Trầm hương là vị thuốc rất nổi tiếng (nhưng đắt) còn tại sao lại đắt thì nếu xét trên góc độ y học những tác dụng của trầm hương không phải là không thể thay thế. Vơi tác dụng ôn thận nạp khí bình suyễn thì cáp giới (tắc kè) hoàn toàn có thể thay thế được với tác dụng mạnh hơn, bổ sâu hơn, giá cũng rẻ hơn i at nhieu lan. Dùng với tác dụng giáng nghịch chỉ âu có Bạch đậu khấu và Thảo đậu khấu có thể thay thế, đều giáng nghịch chỉ ẩu với nguyên nhân hàn thấp. Còn chữa các chứng liệt dương, tảo tiết thì thực sự tác dụng này của trầm hương quá yếu nếu so sánh với hệ thống các thuốc bổ dương cương dương vật có tính (sẽ được giới thiệu rất cụ thể và chi tiết trong phần thuốc bổ dương).
Có lẽ đặc tính quý nhất của trầm hương nằm ở mùi hương thơm, thực sự mà nói thì trầm hương rất thơm. Cách để tạo thành trầm hương cũng chưa được hiểu rõ, nhưng người ta nhận thấy trầm hương được tạo thành do một bệnh gây ra. Bệnh này xuất hiện bởi sự biến chất của những cứt chim ở các kẽ cành (chỗ chia nhánh giữa cành và thân cây). Chỗ này gỗ cây biến thành một chất bóng như đá sỏi, có những vết nhăn, gồ ghề trông giống như con chim ưng. Hoặc có thể là những mẫu gô không có các điểm trên mà chỉ có một màu nâu đỏ đều, hoặc điểm màu lam nhạt cũng được.
LƯU Ý: Chỉ có một số rất ít nước trên thế giới trong đó có Việt Nam mới có trầm hương, gần như Việt Nam độc quyền trầm hương trên thế giới, chính vì vậy nên cũng độc quyền về giá (đắt cũng hợp lý). Thực tế thì trầm hương không mấy khi dùng kê trong các thang thuốc điều trị, bởi vì các tác dụng của trầm hương như đã nói ở trên có thể dùng các vị thuốc khác tác dụng tương đương hoặc tốt hơn, giá rẻ hơn để thay thế.
Đặc điểm dược liệu
Các cục u bất thường, các mảnh phẳng hoặc hình mũ; đôi khi ở dạng mảnh vỡ nhỏ. Thể chất: tương đối chắc chắn. Mùi: thơm. Vị: đắng. Khi đốt cháy, nó tạo ra khói dày và mùi thơm nồng, đồng thời chảy ra chất nhờn màu đen.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng nặng, có màu nâu đen, nhờn và bóng. Khi đốt, dầu chảy ra và có mùi thơm.
Những đặc điểm phân biệt 2 loại Trầm hương A. sinensis và A. agallocha
Dược liệu | A. sinensis | A. agallocha |
Hình dạng | Khối u bất thường, các mảnh phẳng hoặc hình mũ | Hình trụ hoặc có 2 đầu không đều |
Vỏ ngoài | Các sọc xen kẽ giữa nhựa nâu đen và gỗ trắng vàng | Được bao phủ bởi các đường dọc mỏng màu nâu đen không liên tục, dày đặc |
Thể chất | Cứng, thông thường không chìm trong nước | Cứng và nặng, có thể chìm hoàn toàn hoặc một phần trong nước |
Ghi chú
Nhựa gỗ của cây A. agallocha Roxb chủ yếu được sản xuất ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Dược liệu thượng hạng có màu đen, kết cấu chắc, nhiều đầu; hương thơm mạnh và lâu dài, chìm trong nước.
Xuất xứ: Trung Quốc
Xuất xứ: Hồng Kông