Trắc Bách Diệp (Trắc Bá)
Tên khoa học
Platycladus orientalis (L.) Franco (Trắc bách), họ Bách (Cupressaceae).
Tên thường dùng
Trắc bá diệp, Trắc bách diệp.
Nguồn gốc
Ngọn cành và lá khô của loài Platycladus orientalis (L.) Franco (Trắc bách), họ Bách (Cupressaceae).
Vùng sản xuất
Phổ biến ở các địa phương Trung Quốc.
Thu hái và chế biến
Thu hái chủ yếu vào mùa Hè và mùa Thu, phơi trong râm.
Rửa sạch phơi khô dùng sống hoặc sao cháy thành than dùng. Nếu bị bỏng, giã nát ra hoà với nước bôi hoặc đắp.
Tính vị và quy kinh
Vị đắng, se, tính hàn.
Vào ba kinh: Phế, Can, Đại trường.
Công năng – Chủ trị
Lương huyết, chỉ huyết, kích thích mọc tóc, thanh thấp nhiệt ở phần huyết.
Chủ trị: các chứng thổ huyết, chảy máu mũi, băng huyết, lậu huyết, mụn trĩ do trường phong gây ra và tiểu buốt, tiểu ra máu, đại tiện ra máu.
Trắc bá diệp dùng sống, chuyên về lương huyết và giữ cho huyết không đi bậy. Nếu sao cháy thành than thì có thể cầm máu.
Trong bài thuốc cầm máu, dù thổ huyết do hàn hay nhiệt đều có thể dùng thêm Trắc bá diệp. Trị thổ huyết do hàn gây ra thì cùng dùng với Can khương, như bài Trắc bá diệp thang. Nếu trị thổ huyết do nhiệt gây ra thì dùng với Sinh địa như bài Tứ sinh ẩm.
Trắc bá diệp trị mất máu, dùng sống thì thiên về thanh nhiệt, lương huyết. Sao thành than thì có tác dụng thu liễm, cầm máu. Dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác đều được.
Đặc điểm dược liệu
Lá hình tam giác. Bên ngoài có màu xanh lục đậm hoặc xanh lục vàng. Thể chất: giòn, dễ gãy. Mùi: thanh và thơm. Vị: đắng và sẹ, hơi chát.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, cành non có màu xanh đậm, không bị dập, vụn là loại tốt.
Kiêng kỵ
Nếu không thuộc huyết chứng thì phải thận trọng khi sử dụng.
Liều dùng
6-10g/ngày.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam