Tỏi Đen (Black Garlic)
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là sản phẩm được chế biến từ tỏi tươi sống (có tên khoa học là Allium sativum L.), sau khi trải qua quá trình lão hóa ở điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, kéo dài trong nhiều tuần. Quá trình này hay còn gọi là phản ứng Maillard, làm tép tỏi chuyển màu sang đen, mềm hơn, dại hơn và có độ ngọt hơn.
Tỏi đen được biết đến phổ biến ở các nước châu Á, sau đó lan rộng ra nhiều khu vực khác. Tỏi đen đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tật, bảo vệ các tế bào, hạn chế sự tổn thương của tế bào do gốc tự do gây ra.
Tỏi đen còn có tên gọi khác là tỏi lên men. Quá trình lên men phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiểm soát vi khuẩn, từ đó làm thay đổi đặc tính của thực phẩm. Sau lên men, kết cấu, màu sắc, hương vị, mùi vị của tỏi đều thay đổi. Đặc biệt sau lên men hàm lượng allicin giảm đi nên tỏi đen không hắc như tỏi tươi sống thông thường.
Cách làm tỏi đen tại nhà theo người Nhật
Nguyên liệu: 1 kg tỏi (nên chọn loại tỏi ta hoặc tỏi Lý Sơn để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao, hương vị đậm đà, tép to đều, không bị nấm mốc); 1 lon bia (dung môi giúp tỏi lên men tốt hơn); Giấy bạc (giữ ẩm cho môi trường xung quanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men); nồi cơ điện (dùng để ủ, kiểm soát nhiệt độ).
Cách tiến hành:
- Sơ chế nguyên liệu: Phân loại và chọn những củ tỏi tép to, đều, không nát dập. Bóc bỏ vỏ ngoài cùng của tỏi và cắt cuống nếu dài. Nếu tỏi bị ẩm ướt, cần phơi khô trước khi sử dụng.
- Đổ bia vào dụng cụ chứa, ngâm tỏi ngập trong bia khoảng 30 phút. Nên đảo tỏi sau mỗi 5 đến 10 phút để các tép tỏi được ngấm đều.
- Sau 30 phút, vớt tỏi ra để ráo, sau đó gói kín trong giấy bạc, đặt vào trong nồi cơm điện. Giữ nồi cơm điện ở chế độ giữ ấm trong khoảng 15 ngày. Nên hạn chế mở nắp nồi cơm điện trong quá trình này để đảm bảo độ ổn định cho môi trường, giúp cho tỏi lên men có chất lượng tốt nhất.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của Tỏi đen bao gồm S-allyl cysteine, polyphenol, flavonoid, chất chống oxy hóa. S-allyl cysteine giúp kiểm soát nồng độ cholesterol, phòng ngừa các bệnh tim mạch. Polyphenol và flavonoid giúp chống oxy hóa, hạn chế sự hoạt động của các gốc tự do, giảm tổn thương cho tế bào, phòng ngừa bệnh ung thư.
So với tỏi trắng, hàm lượng chống oxy hóa của tỏi đen cao hơn nhiều lần. Quá trình chế biến tỏi trắng thành tỏi đen làm giảm allicin nhưng làm tăng hàm lượng S-allyl cysteine, từ đó cải thiện chức năng chống oxy hóa.
Tác dụng dược lý
Nâng cao chức năng miễn dịch
Tỏi đen có chứa các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, nâng cao và cải thiện hệ thống miễn dịch, hạn chế quá trình stress oxy hóa, ức chế sự hoạt động của các gốc tự do, giảm sự tổn thương tế bào, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, virus.
Tăng cường bảo vệ chức năng tim mạch
Tỏi đen có công dụng chống viêm, tăng cường lưu lượng máu tới tim, giảm nồng độ cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Kiểm soát nồng độ glucose trong máu
Tỏi đen giúp kiểm soát nồng độ glucose huyết, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giảm các nguy cơ liên quan đến thận. Ngoài ra, thành phần chống oxy hóa trong tỏi đen còn giúp hạn chế các biến chứng đái tháo đường.
Phòng ngừa ung thư
Thành phần chống oxy hóa trong tỏi đen giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn ngừa ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, bệnh bạch cầu.
Cải thiện sức khỏe não bộ
Với tác dụng chống viêm, tỏi đen giúp ngăn ngừa các bệnh lý thần kinh như Alzheimer, Parkinson, hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ, cải thiện tư duy, cải thiện nhận thức.
Một số các tác dụng khác
- Tăng cường chức năng gan, giảm tình trạng tổn thương trên gan
- Giảm huyết áp ở đối tượng bị huyết áp cao
- Giải độc kim loại nặng
Tác hại của tỏi đen
Tỏi đen đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây một số tác dụng không mong muốn như phản ứng dị ứng, hôi miệng, đau dạ dày, gây tương tác bất lợi với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị huyết áp.
Những người không nên ăn tỏi đen
Một số đối tượng không nên ăn tỏi đen như người mắc bệnh về mắt, bệnh nhân viêm gan, bệnh nhân tiêu chảy, bệnh nhân bị thận, người đang điều trị với thuốc cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Một số câu hỏi liên quan đến việc sử dụng tỏi đen
Ăn tỏi đen trong bao lâu? Ăn tỏi đen lâu dài có được không?
Nên sử dụng tỏi đen đều đặn trong thời gian tối thiểu 1 tháng để thấy được những cải thiện sức khỏe rõ rệt.
Ăn tỏi đen trước khi đi ngủ có tốt không?
Sử dụng tỏi đen trước khi đi ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn, điều hòa thân nhiệt.
Nên ăn tỏi đen vào lúc nào?
Tỏi đen có thể sử dụng bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên nên sử dụng vào sáng sớm để có hiệu quả tối ưu.
1kg tỏi tươi làm được bao nhiều kg tỏi đen?
Khoảng 400-500 gam tỏi đen
Ăn tỏi đen có nóng không?
Sử dụng tỏi đen quá nhiều, trên 10 gam mỗi lần có thể gây tình trạng nóng trong.
Tài liệu tham khảo
Ahmed T, Wang CK. Black Garlic and Its Bioactive Compounds on Human Health Diseases: A Review. Molecules, ngày truy cập 04/01/2025.
Stępień AE, Trojniak J, Tabarkiewicz J. Anti-Cancer and Anti-Inflammatory Properties of Black Garlic. Int J Mol Sci, ngày truy cập 04/01/2025.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Đài Loan
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam