Thuốc Giấu (Đương San Hô/Hồng Tước San Hô)
Tên khoa học
Euphorbia tithymaloides thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Tên khác
Thuốc Giấu có tên khác là Cây hồng tước san hô, Cây giấu đầu, Dương San Hô.
Nguồn gốc
- Thuốc Giấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Trung Mỹ sau đó được di thực tới khắp các nước vùng nhiệt đới khác. Thuốc Giấu có 2 loài ở Việt Nam đều là những loại cây trồng để làm cảnh. Ở Việt Nam, Thuốc Giấu được trồng làm cảnh ở vườn và trồng làm hàng rào. Thuốc Giấu là cây mọng nước có khả năng chịu hạn tốt, hơi chịu bóng và ưa sáng. Thuốc Giấu có khả năng sống được trên đất nghèo dinh dưỡng hay vùng bán hoang mang nơi có môi trường khắc nghiệt.
- Cách trồng cây Thuốc Giấu: Thuốc Giấu được tái sinh vô tính mạnh mẽ, và được trồng bằng cành to được chặt từ cây Thuốc Giấu. Thuốc Giấu ở Việt Nam ít ra hoa, cây không có quả.
Đặc điểm thực vật
- Cây thuốc giấu là cây nhỏ, có chiều cao chừng 1 mét có khi là cao hơn. Thân cây Thuốc Giấu mập, mọc thẳng đứng hình chữ chi, ít phân nhánh. Lá Thuốc Giấu mọc so le thành 2 dãy đều nhau có hình trừng, dài 7-10cm, dày rộng 4-6cm, đầu nhọn, gốc tròn, gân lá rất mờ, cuống rất ngắn.
- Hoa Thuốc Giấu có máu đỏ tươi, mọc ở ngọn thân.
- Toàn thân cây Thuốc Giấu có màu đỏ thẫm và nhựa mủ trắng.
- Mùa ra hoa tháng 3-5 mùa ra quả là tháng 6-8.
- Sau đây là Hình ảnh cây Thuốc Giấu
Bộ phận dùng
Cây giấu có bộ phận dùng là toàn cây.
Thu hái, chế biến
Cây giấu đầu được thu hái quanh năm và thường dùng dưới dạng tươi.
Tính vị, quy kinh
Toàn cây Thuốc Giấu có vị chua hơi chát, tình hàn, hơi độc.
Thành phần hóa học
- Thuốc Giấu có chứa euphorbin, myriein, cerin, dầu béo, resin, dehydro damaranol, epifriedelanol, eugenol (22,52%), caryophyllene oxit (7,73%), isoeugenol (7,32%), rượu phenyl ethyl (14,63%), 3-pentanol (9,22%), pentadecanol (5,14%), spathulenol (5,11%) và α-pinene (3,32%)
- Rễ Thuốc Giấu có chứa azafrin, beta sitosterol, cycloartenon, ocetacosanol.
- Thành phần hóa học của tinh dầu từ Thuốc Giấu có chứa hơn 80 chất chủ yếu là các sesquiterpene oxy hóa và các hydrocacbon sesquiterpenes, diterpenes, sterol, flavonoid và các polyphenol khác.
Tác dụng dược lý
Cây lá giấu có tác dụng gì?
- Tác dụng trên vận động tự nhiên: Cao chiết cồn 50 độ của Thuốc Giấu khi bỏ rễ có tác dụng giảm hoạt động tự nhiên của động vật thí nghiệm là chuột nhắt trắng. Trên thực nghiệm thuốc làm giảm thời gian hám trụ. Các tác dụng trên là biểu hiện của sự ức chế thần kinh trung ương.
- Tác dụng hạ thân nhiệt: cao khô được chiết cồn 50 độ toàn cây Thuốc Giấu đem bỏ rễ có tác dụng làm hạ thân nhiệt ở chuột nhắt trắng.
- Độc tính cấp: Cao khô chiết cồn 50 độ của toàn cây đã bỏ rễ Thuốc Giấu khi tiêm theo đường phúc mạc có liều gây chết là LD50 = 1g/kg.
- Một số nghiên cứu đã báo cáo các hoạt động chống viêm và kháng khuẩn của chất phytochemical từ lá Thuốc Giấu.
- Chiết xuất dầu và etyl axetat của Thuốc Giấu thể hiện hoạt tính loại bỏ gốc tự do DPPH mạnh và superoxide.
- Chiết xuất dầu và metanol của Thuốc Giấu cũng thể hiện hoạt tính loại bỏ gốc oxit nitric đáng chú ý.
- Bốn dịch chiết ete dầu mỏ, etyl axetat, metanol và nước được điều chế bằng phương pháp ngâm Thuốc Giấu ở nhiệt độ phòng có hoạt tính chống bệnh tiểu đường thông qua khả năng ức chế α-glucosidase, hoạt tính gây độc tế bào vừa phải, trong đó chiết xuất ete dầu mỏ có hoạt tính mạnh nhất.
- Một số nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất của Thuốc Giấu có tác dụng dược lý như chống viêm,chống sốt rét, chống oxy hóa, chống khối u, chống tiểu đường, chống giun sán, chống vi khuẩn, chống ung thư, chống leishmania, chống loét và gây độc tế bào.
- Các chất chiết xuất và chất chuyển hóa thứ cấp từ Thuốc Giấu điều trị nhiều bệnh ở người, chủ yếu là viêm, ung thư và nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Chiết xuất hexane của Thuốc Giấu có hàm lượng phenolic và flavonoid có hoạt tính kháng nấm chống lại Aspergillus niger và hoạt động kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gram dương Bacillus subtilis.
- Chiết xuất methanol của Thuốc Giấu thể hiện hoạt động chống lại nhiều loại vi khuẩn và nấm liên quan đến nhiễm trùng da.
- Chiết xuất chloroform của Thuốc Giấu thể hiện hoạt động chống lại nấm, vi khuẩn gram dương và gram âm.
- Chiết xuất ethanol của các bộ phận trên không của Thuốc Giấu có hoạt tính mạnh nhất chống lại tất cả các loại vi khuẩn và nấm chống lại M. canis tương tự như amphotericin B trong cùng điều kiện thí nghiệm, có khả năng ức chế tăng trưởng 90% đối với Plasmodium falciparum ở liều 5 µg/mL và có độc tính thấp đối với KB 3- 1, chứng tỏ tiềm năng của nó như là tác nhân chống sốt rét. Chiết xuất ethanol của lá Thuốc Giấu cho thấy hoạt tính chống lại vi khuẩn gram dương kém hoạt động hơn nhiều so với chiết xuất ethanol của các bộ phận trên không Thuốc Giấu.
- Một số diterpen phân lập từ vỏ thân của Thuốc Giấu thể hiện hoạt động chống HIV-I. Trong số các diterpen này, euphorneroid D và ent-3-oxoatisan-16α,17-acetonide là các hợp chất hoạt động mạnh nhất.
- Helioscopinolit A một diterpenoid loại jolkinolide được phân lập từ dịch chiết etanolic của Thuốc Giấu thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh đối với dòng tế bào HeLa.
- Một số diterpenoid phân lập từ rễ của Thuốc Giấu được báo cáo là có tác dụng ức chế carboxylesterase 2 ở người.
- Helioscianoid P và helioscopianoid H là hai diterpenoid loại jatrophane được phân lập từ Thuốc Giấu thể hiện tác dụng ức chế P-glycoprotein trong dòng tế bào ung thư biểu mô tuyến vú ở người kháng adriamycin.
Công năng chủ trị
- Thuốc Giấu có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, sinh cơ, thải độc, chỉ huyết, tiêu thũng, rễ Thuốc Giấu có tác dụng gây nôn. Thuốc Giấu thường được dùng ngoài da để điều trị vết thương mưng mủ, chảy máu, lở loét, trầy xươvs, mụn mủ, viêm mủ da, bò cạp, rết cắn, chữa bạch biến, mụn cóc. Thuốc Giấu thường được dùng để trị đòn ngã tổn thương, viêm kết mạc mắt, ngoại thương xuất huyết, mụn nhọt lở ngứa, lá trị chứng bứt rứt và sổ mũi. Mủ Thuốc Giấu được sử dụng tại chỗ để điều trị vết chai, đau tai, vết côn trùng đốt, nấm ngoài da, ung thư da, đau răng, thoát vị rốn và mụn cóc. Nhựa của Thuốc Giấu được sử dụng làm thuốc long đờm, cũng như điều trị các khối u, các vấn đề về bụng và da, bệnh phong, hen suyễn và sỏi thận, trong khi rễ được sử dụng trong chữa bọ cạp đốt, rắn cắn. Lá cũng có thể được sử dụng làm thuốc điều trị đau, viêm, nhiễm trùng phế quản và chán ăn
- Trong y học cổ truyền, lá và vỏ thân của Thuốc Giấu được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn, ho dai dẳng, viêm thanh quản, bệnh ngoài da và loét miệng, gây nôn và tẩy, để điều trị rối loạn tiêu hóa và hô hấp, tình trạng viêm da và da, chứng đau nửa đầu, ký sinh trùng đường ruột và bệnh lậu, cũng như chữa bệnh mụn cóc. Ngoài ra, mủ từ Thuốc Giấu cũng được điều trị các bệnh ngoài da và sốt chủ yếu ở Châu Á, điều trị bệnh lậu ở Malaysia và các tình trạng khác như sốt rét, nhiễm nấm candida và nhiễm giun đũa.
- Người dân Ấn Độ, sử dụng thuốc sắc Thuốc Giấu trị rắn độc cắn. Thuốc Giấu ở Bắc Mỹ được sử dụng để điều trị đục giác mạc và mụn cóc ở Trung Quốc, nó được sử dụng để điều trị các rối loạn về máu (như tiểu ra máu, ho ra máu, chảy máu cam và phân ra máu), mụn nhọt và vết thương.
Một số bài thuốc có chứa Thuốc Giấu
- Chữa sổ mũi, chứng bứt rứt: dùng 4-8g lá Thuốc Giấu tươi đem hãm với nước sôi rồi uống trong ngày.
- Chữa vết thương chảy máu, vết thương lở loét, trầy xước, mụn nhọt, viêm mủ da, vết bọ cạp, rết cắn: lấy lá tươi bạch biến, mụn cóc hoặc toàn cây Thuốc Giấu tươi đem giã nát rồi thêm ít muối và đắp hay lấy nhựa mủ tươi của cây bôi lên vết thương.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Thuốc Giấu . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 117. Truy cập ngày 18/12/2023
- Đỗ Huy Bích (2006), Thuốc Giấu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 915. Truy cập ngày 18/12/2023
- Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Thuốc Giấu , trang 1114. Truy cập ngày 18/12/2023