Thóc Lép (Cỏ Cháy/Bài Ngài)
Tên khoa học
Desmodium gangeticum thuộc họ Ðậu Fabaceae
Tên khác
Thóc Lép còn có tên khác là Cây cỏ cháy, Bài Ngài.
Nguồn gốc
- Chi thóc lép được phân bố rải rác ở những vùng Đông Nam Á, Nam Á và có thể mọc ở cả những vùng nhiệt đới châu Phi.
- Ở Việt Nam, Thóc Lép được phân bố khắp các vùng núi thấp có chiều cao < 600m và các tỉnh vùng trung du. Thóc Lép ưa ánh sáng, chịu được hạn và thường mọc ở các bờ nương rẫy, đồi cây bụi. Ở đồng bằng, Thóc Lép mọc trong các lùm bụi quang bãi hoang, quanh làng. Thóc Lép ra hoa quả nhiều năm và quả có nhiều lông ngắn do đó dễ dính vào lông động vật hay quần áo nhờ đó phát tán nhiều nơi đó là cách cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.
Đặc điểm thực vật
- Thóc Lép là loại cây thảo, dạng bụi, cây có chiều cao từ 1-1,5 m. Cánh cây Thóc Lép mọc vương dài có cành non mảnh hơi có lông và cánh, nhẵn.
- Lá Thóc Lép có 1 lá chét, hình trái xoan hay hình trứng, mọc so le, rộng 3-5 cm, dài 6-10 cm gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mặt trên có lông mịn, ngắn mặt dưới phủ nhiều lông áp sát ở gốc lá có 2 sợi ngắn, mặt dưới của lá có 2 sợi ngắn là các vết tích để lại của hai lá chét bên tiêu giảm mà thành, cuống lá dài 1-2 cm, lá kèm nhọn.
- Cụm hoa Thóc Lép là 1 chùy thưa mọc ở đầu nhọn hay mọc ở các kẽ lá, có lông, gồm nhiều hoa nhỏ, xếp thành từng đôi 1 , nhắn, đài có 4 tràng, tràng có cánh cờ và cánh thìa hình trái xoan ngược, cánh bên thuôn, nhị được xếp thành hai bó, bầu hơi có lông.
- Quả Thóc Lép cong có 7-8 ngăn, lệch về phía 1 bên và mỗi bên đựng 1 hạt.
- Cây thóc lép ra quả: tháng 2-5 hàng năm.
- Sau đây là hình ảnh cây thóc lép:
Bộ phận dùng
Rễ, thân và lá là những bộ phận được sử dụng của Thóc Lép.
Thu hái, chế biến
Rễ Thóc Lép được thu hái quanh năm có thể dùng dưới dạng tươi hoặc khô. Các bộ phận của Thóc Lép được thu hái quanh năm.
Tính vị, quy kinh
Thóc Lép có vị chát.
Thành phần hóa học
- Toàn cây Thóc Lép có chứa N,N – dimethyltryptamin, 5 – methoxy N,N dimethyltryptamin, harman, desmodin, desmocarpin, gangetinin, gangetin, diphysolong, kicviton, 2 – hydrogenistin, halostachin, dalbergisdin, beta carbolin, 6 – methoxy – 2 – methyl 3 – carbon, hypaphorin.
- Ngoài ra còn có 24 – ethylcholest-5,22-dien 3 – beta-ol, 24-ethylcholest-5-en-3 beta-ol, 24-methylcholest-5-en-3 beta-ol.
- Hạt Thóc Lép có chứa dầu béo.
- Thóc Lép được báo cáo là có chứa flavone và isoflavanoid glycoside.
- Chiết xuất ethanol phần trên mặt đất của Thóc Lép có chứa glycoside, axit amin, phenol, alkaloid, flavonoid và coumarin, chủ yếu giàu dẫn xuất phenolic trong khi chiết xuất rễ etanolic của cây cho thấy sự hiện diện của glycoside, axit amin, phenol, alkaloid, flavonoid, coumarin và triterpenoid.
Tác dụng của cây Thóc Lép
- Dịch ngâm của lá Thóc Lép 10% có tác dụng lợi tiểu trên động vật thí nghiệm là thỏ.
- Thành phần gangetin được chiết từ Thóc Lép trên thí nghiệm chuột cống trắng đực đã trưởng thành cho dùng 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 theo đường tiêm dưới da hàng ngày trong 30 ngày liên tiếp cho thấy tác dụng làm giảm tần số giao phối của chuột so với những con chuột không cho dùng Thóc Lép đồng thời còn làm giảm hoạt động của các tinh trùng được lấy từ mào tinh. Ngoài ra gangetin trong Thóc Lép còn làm giảm trọng lượng của các cơ quan sinh dục, tinh hoàn như ống dẫn tinh, mào tinh, tuyến tiền liệt và làm giảm hoạt động của men acid phosphatase của tuyến tiền liệt. Những tác dụng trên của Thóc Lép đều bị đối kháng do dùng 500 mcg/kg/ngày prolactin phối hợp với 200 mcg/kg/ngày propionat testosteron. Nếu dùng testosteron hay propionat riêng rẽ thì không có tác dụng đối kháng này. Tham gia vào tác dụng ức chế các cơ quan sinh dục ở chuột đựng là bản chất kháng các prolactin của gangetin và sau đó là khả năng làm giảm lượng testosteron trong huyết tương.
- Thóc Lép có nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm và thúc đẩy làn da khỏe mạnh. Nó cũng được cho là có đặc tính chống ung thư, cũng như có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, Thóc Lép được cho là giúp giảm căng thẳng và lo lắng, cũng như cải thiện chức năng nhận thức.
- Dịch chiết Thóc Lép có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, loại bỏ các gốc tự do được tạo ra trong quá trình tái tưới máu và thiếu máu cục bộ.
- Thóc Lép hữu ích trong điều trị viêm phế quản mãn tính và hen suyễn.
- Thóc Lép đã được chứng minh hoạt động chống ung thư phổi bằng cách ngăn chặn chu kỳ tế bào ở G1 thông qua việc tăng p21, p27, cyclin D1, cyclin E và giảm biểu hiện protein Cdc2, cyclin A và B1 trong tế bào ung thư phổi A549 ở người.
- Thóc Lép có tác dụng chống loét do tác dụng bảo vệ tế bào, cùng với hoạt động kháng tiết, giúp chống lại bệnh loét dạ dày tá tràng.
- Thóc Lép cải thiện trí nhớ, kiểm soát chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
- Thóc Lép được phát hiện là làm ngăn chặn sự mở lỗ chân lông, giảm hiện tượng phì đại do ISO gây ra bằng cách giảm sự tạo ra ROS.
- Các phần flavonoid và alkaloid của Thóc Lép đã được đánh giá về hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa ở chuột bị viêm do carrageenan gây ra. Kết quả cho thấy phần flavonoid của Thóc Lép có hoạt tính chống oxy hóa mạnh so với phần alkaloid và so với thuốc indomethacin về khả năng tăng cường hoạt động superoxide effutase của gan và lá lách, glutathione peroxidase, glutathione peroxidase đồng thời làm giảm trong quá trình peroxid hóa lipid.
Công dụng của cây Thóc Lép
- Thóc Lép có tác dụng chỉ thống, chỉ huyết, tán thũng, tiêu ứ, thanh nhiệt.
- nhân dân ta dùng rễ Thóc Lép để chữa vết loét, vết rắn cắn, vết thương, phù thũng.
- Ở Ấn Độ, Thóc Lép dùng rễ để làm thuốc bổ đắng, hạ sốt, llợi tiểu, long đờm.
- Ở Maylasia nước sắc rễ Thóc Lép có tác dụng an thần cho trẻ em và chữa tiêu chảy. Rễ Thóc Lép giã nát đắp vào lợi giúp chữa đau răng, lá được dùng để chữa đau đầu.
- Ở Indonesia, nước sắc lá Thóc Lép được dùng để chữa bệnh thận.
- Ở Vân Nam, Trung Quốc, Thóc Lép được lấy thân lá dùng trị đòn ngã tổn thương, bế kinh, tử cung trệ xuống, dùng ngoài chữa viêm da thần kinh, trị ngứa sần. Hạt dùng trị đau lưng.
Liều dùng
Thóc Lép dùng dưới dạng thuốc sắc thì dùng 6-16g/ngày.
Một số bài thuốc có chứa Thóc Lép
- Thóc Lép điều trị phù thũng: 12 g rễ Thóc Lép + 12 g lá cối xay + 8 g đơn châu chấu tất cả vị thuốc đem sắc và uống.
- Thóc Lép chữa rắn cắn: rễ Thóc Lép tươi đem nhai và nuốt nước còn bã thì dùng để đắp vào vết thương bị rắn cắn.
- Thóc Lép chữa phù thũng: 12 g rễ Thóc Lép + 8 g lá cối xay cùng 300 ml nước đun sôi trong 30 phút và chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Thóc Lép chữa vết loét: 30 g rễ Thóc Lép + 200 ml nước đun sôi trong 15 phút và để nguội rồi rửa chỗ bị loét.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Thóc Lép . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 144. Truy cập ngày 23/12/2023.
- Đỗ Huy Bích (2006), Thóc Lép, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 875. Truy cập ngày 23/12/2023.
- Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Thóc Lép , trang 1082. Truy cập ngày 23/12/2023.