Thiên Niên Kiện (Sơn Thục)
Tên khoa học của Thiên Niên Kiện
Thiên Niên Kiện tên khoa học là Homalomena occulta thuộc họ Ráy (Araccae)
Tên khác
Thiên Niên Kiện có tên khác là Sơn Thục, Thần Phục.
Nguồn gốc
- Thiên Niên Kiện là cây được phân bố khá phổ biến tại các tỉnh vùng núi cả miền Bắc lẫn miền Nam, chiều cao phân bố là 300-700m hoặc có thể là hơn. Thiên Niên Kiện mọc hoang rất nhiều ở các vùng rừng núi của nước ta.
- Thiên Niên Kiện là 1 loại cây ưa ánh sáng và ẩm ướt, thường mọc dọc theo suối hay cạnh suối. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa mưa ẩm.
- Cách trồng Thiên Niên Kiện chủ yếu là trồng từ phần gốc rễ hauy các phần nhanh con còn lại của cây đều có thể tiếp tục tái sinh.
Đặc điểm thực vật
- Thiên Niên Kiện là cây sống lâu năm có thân màu xanh, rễ mập đường kính trung bình 1-2 cm.
- Lá Thiên Niên Kiện mọc so le với nhau có cuống dài từ 18-25 cm và màu xanh, nhẵn, mềm, mặt dưới của cuống được nở rộng thành các bẹ màu vàng nhạt. Phiến lá dài 11-15 cm, có hình đầu mũi tên, đầu nhọn, rộng 7-11 cm phía dưới hình cánh tên, phần mép nguyên không có răng cưa. Mặt dưới của lá có hình cánh tên, mặt trên có màu xanh đậm hơn, hai mặt của lá đều nhẵn, gân hướng về phía đỉnh lá.
- Hoa Thiên Niên Kiện mọc thành từng cụm mẫm, nở vào tháng 3-4 hàng năm.
- Quả Thiên Niên Kiện là quả mọng.
Sau đây là hình ảnh củ Thiên Niên Kiện
Bộ phận dùng của Thiên Niên Kiện
Bộ phận dùng của Thiên Niên Kiện là thân và rễ cây.
Thu hái, cách chế biến Thiên Niên Kiện
- Thiên Niên Kiện được thu hái vào mùa thu và xuân hàng năm. Cây được thu lấy phần thân rễ đã già của cây và được đem đi rửa sạch, bóc bỏ lớp vỏ ngoài và các phần rễ con sau đó cắt thành các đoạn ngắn 10-30 cm rồi đem sấy ở nhiệt độ 50 độ cho đến khi các mặt của Thiên Niên Kiện đều khô đều rồi bóc vỏ ngoài và rễ con. Tiếp tục sấy trong 50-60 độ đến khi thu được dược liệu khô kiệt.
- Dược liệu Thiên Niên Kiện là các đoạn cong queo hay đoạn thẳng, nhiều xơ chắc, cứng có đường kính 1-1,5 cm và dài 10-30 cm, hai mặt đều nhau. Mặt ngoài của dược liệu có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, có nhiều vết tích của rễ con và nếp nhăn dọc. Khi bẻ ngang dược liệu sẽ thấy dược liệu hơi dai và ết bẻ có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, có sợi vàng ngà lởm chởm như bàn chải. Mùi dược liệu có mùi thơm hắc và vị cay.
Tính vị, quy kinh
Vị thuốc Thiên Niên Kiện có tính tân, cam, khổ và tân quy kinh thận, can.
Thành phần hóa học của Thiên Niên Kiện
Tinh dầu Thiên Niên Kiện có chứa các thành phần:
- Thân rễ có chứa 0,25% tinh dầu Thiên Niên Kiện trong đó có alpha, beta -pinen, himonen, linalol, nerol,..
- Zhiu Chenning và cộng sự vào năm 1991 đã cho biết tinh dầu Thiên Niên Kiện chứa 36,8% linalol, terpinen và moslen.
- Theo Trần Văn Sưng và cộng sự cho biết rễ cây có chứa cadinol, homalomenol, oplopanon, oplodiol,..
- Theo E.Gildmeister và cộng sự cho rằng trong rễ tươi Thiên Niên Kiện có khoảng 78-81% độ ẩm trong đó 0,8-1,2% là tinh dầu. Tinh dầu Thiên Niên Kiện có màu vàng nhạt hay màu nâu vàng nhạt có mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có chứa 40% linalola, 1 ít tecpineola và 2% este ngoài ra còn có limonen, sabinen, alpha tecpinen, acetandehyd, andehyd tecpineola.
Định tính
Phương pháp định tính Thiên Niên Kiện được tiến hành bằng cách lấy 1 g bột dược liệu rồi thêm 10ml thuốc thử ether và lắc trong 30 phút sau đó lọc rồi cho bốc hơi dịch lọc ở nhiệt độ phòng đến khi thu được cắn. Lấy phần cắn thu được cho vào 1-2 giọt dung dịch vanilin 1% trong acid sulphuric thì thấy xuất hiện màu đỏ tía.
Định lượng
Dùng bình cầu 1 Lít cho vào trong 50g bột dược liệu Thiên Niên Kiện đã được tán thành bột thô sau đó thêm 300ml nước, cất trong 4 giờ. Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không được < 0,5% tính theo hàm lượng khô kiệt.
Tác dụng của cây Thiên Niên Kiện
Cây Thiên Niên Kiện có tác dụng gì?
- Thân rễ Thiên Niên Kiện có tác dụng ức chế yếu đối với tình trạng phù bàn chân trên động vật thí nghiệm lá chuột cống trắng gây ra do kaolin, không thấy ảnh hưởng trên u hạt thực nghiệm gây ra do amian và Thiên Niên Kiện có khả năng gây thu teo tuyến ức chuột đực non. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột chuột lang cô lập, gây giãn mạch ngoại biên, ổn định màng hồng cầu yếu.
- Liều gây chết LD50 của Thiên Niên Kiện là 245 g/kg ở chuột nhắt trắng.
Công năng của Thiên Niên Kiện
- Cây Thiên Niên Kiện chữa bệnh gì? Thiên Niên Kiện có tác dụng phong thấp, mạnh gân cốt giúp chữa bệnh thấp khớp, nhức xương khớp, tay chân mỏi, co quắp tê bại. Thiên Niên Kiện được chủ trị trong các triệu chứng do phong hàn gây ra.
- Hiện nay Thiên Niên Kiện còn được dùng trong các bài thuốc nhân gian giúp chữa tê thấp, bổ gân cốt, trị đau dạ dày, giảm đau nhức cho người già, trị đau nhức xương, kích thích tiêu hóa.
- Ở Vân Nam Trung Quốc, Thiên Niên Kiện còn được dùng để trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết, gãy xương, tứ chi tê bại, viêm hay đau dạ dày ruột, gân mạch khó co duỗi, đau lưng đùi.
- Triệu Học Mẫn (1719-1805) đã ghi nhận lần đầu tại Trung Quốc trong sách Bản thảo cương mục thập di biên soạn năm 1803 về Thiên Niên Kiện khi dùng chung với hạt Gấc mài với rượu đem bôi lên chỗ bị nhọt độc sẽ chạy chỗ này sang chỗ khác.
Liều dùng
Liều dùng Thiên Niên Kiện từ 4,5-9 g/ngày phối hợp với các bài thuốc hoặc dùng Thiên Niên Kiện ngâm rượu.
Nếu dùng theo đường ngoài da thì liều dùng không được xác định cụ thể.
Lưu ý khi sử dụng thiên niên kiện
Lưu ý không dùng Thiên Niên Kiện cho người âm hư hỏa vượng, họng đắng, mồm khô.
Bảo quản
Thiên Niên Kiện khô được bảo quản tại nơi khô mát và tránh mốc mọt.
Một số bài thuốc có chứa Thiên Niên Kiện
Sau đây là một vài cách sử dụng thiên niên kiện để làm thuốc:
Trị tê thấp, nhức mỏi, thấp khớp, đau nhức xương
- Bài thuốc 1: Dùng Thiên Niên Kiện + Cỏ xước + Thổ phục linh + Độc lực tất cả đem giã nát rồi đem ngâm rượu sau đó xoa bóp tại chỗ bị đau tức, phong thấp.
- Bài thuốc 2: 20 phầnThiên Niên Kiện + 40 phần Hy thiêm + 35 phần Mộc qua + 5 phần Ngưu tất, tất cả đem sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Thiên Niên Kiện + Kê huyết đằng + Dây chiều + Đan Sâm + Thục địa + Thổ phục linh + Xích thược + Đọc hoạt + Tang ký sinh + Khương hoạt + Đỗ trọng mỗi vị 12 g + 20g Đảng sâm + 16g Hoài sơn + 10g Ngưu tất + 8g Nhục quế tất cả đem sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc 4: Cách ngâm rượu thiên niên kiện để chữa đau nhức xương, chữa phong thấp như sau Thiên Niên Kiện + rắn hổ mang + rắn cạp nong + Rắn táo + Kê huyết đằng + Ngũ gia bì + Hà thủ ô trắng đem ngâm trong rượu và uống.
- Bài thuốc 5: 12 g Thiên Niên Kiện + 40g rễ cỏ xước + 28g Hy thiêm + 20g Thổ phục linh + 16g cỏ nhọ nồi + 12g thương nhĩ tử + 12g ngải cứu đem tất cả đi sao vàng và sắc uống hàng ngày.
- Bài thuốc 6: 12 g Thiên Niên Kiện + 10 rễ bưởi bung + 8 g quả dành dành tất cả đem thái mỏng và phơi khô sau đó ngâm với rượu để uống.
- Bài thuốc 7: Thiên Niên Kiện + vòi voi + cỏ xước + kim ngân + hy thiêm + thổ phục linh + ké đầu ngựa + dây đau xương + cây xấu hổ + cây cà gai lấy theo tỉ lệ bằng nhau tất cả đem rửa sạch và phơi khô. Đun kỹ cứ 1 kg hỗn hợp dược liệu thì dùng 1 lít nước thuốc để chế thành dạng siro uống và dạng rượu thuốc.
- Bài thuốc 8: 12 g Thiên Niên Kiện + 10g Cốt toái bổ + 8g Bạch chỉ đem sắc uống.
- bài thuốc 9: 100g Thiên Niên Kiện +Ngưu tất 100g + Câu kỷ tử 100g + Đỗ trọng 100g + Thục địa 200 g + Bạch thược 100g + Đại táo 200 g + Đảng sâm 100 g + Đương quy 100 g + rượu trắng 5 lít. Tất cả đem ngâm trong 30 ngày thì dùng được, uống 1 chén khoảng 20ml/ngày khi ăn vào buổi tối.
Trị đau bụng kinh
Thiên Niên Kiện + rễ Bưởi bung + rễ Bướm Bạc + gỗ Vang + rễ Sim rừng tỉ lệ bằng nhau dùng tất cả đem sắc và uống.
Chữa nhọt độc
Lá Thiên Niên Kiện tươi đem giã nát với 1 ít muối và đắp vào chỗ bị nhọt.
Chữa mẩn ngứa, dị ứng
Rễ Thiên Niên Kiện + gừng + sả mỗi vị 10g tất cả đem sắc uống.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Thiên Niên Kiện . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 496. Truy cập ngày 19/03/2024.
- Đỗ Huy Bích (2006), Thiên Niên Kiện, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 868. Truy cập ngày 19/03/2024.
- Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Thiên Niên Kiện , trang 1075. Truy cập ngày 19/03/2024
Thuốc bổ xương khớp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Chống thấp khớp, cải thiện bệnh trạng
Xuất xứ: Đài Loan
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam